Xin Ý Kiến Về Trung Tâm Tiệc Cưới Metropole

mevo

New member
User ID
63006
Tham gia
25 Tháng bảy 2014
Bài viết
37
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Hôm bữa có tiệc của chị mình , mình ăn ở Metropole , thấy cách phục vụ , món ăn , trang trí của họ rất hợp ý 2 vợ chồng mình , cuối tuần này tụi mình sẽ tới đó đặt tiệc . Sau đó share lại với mọi người sau nhé
 

Linkpuca

New member
User ID
47496
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
480
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Trước khi đặt bút ký hợp đồng đặt tiệc tại nhà hàng, bạn cần xem xét các điều khoản và thỏa thuận thật kĩ lưỡng với nhà hàng để tránh những hiểu lầm, rắc rối không đáng có trong ngày cưới.
1. Cơ sở vật chất
Đây là vấn đề đầu tiên mà đôi uyên ương cần quan tâm, làm rõ khi lựa chọn, quyết định đặt tiệc cưới.
Sảnh cưới
Bạn cần nắm rõ số bàn có trong mỗi sảnh. Từ đó, dựa trên số lượng khách mời để chọn được sảnh cưới phù hợp nhất. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và tận dụng tối đa không gian, hãy thỏa thuận và lựa chọn sảnh cưới có ít cột. Bạn cũng cần yêu cầu đi xem sảnh trực tiếp để kiểm tra chất lượng bàn, chế, hệ thống âm thanh, ánh sáng, hệ thống cầu thang, thang máy và phòng vệ sinh.
Bãi gửi xe
Bạn cần hỏi nhà hàng về nơi gửi xe, quy trình thủ tục gửi xe cũng như phí dịch vụ. Tại đó có bãi giữ xe hơi và xe máy không? Có miễn phí giữ xe không? Nếu không, phí là bao nhiêu?
Thời gian
Cần thỏa thuận kĩ lưỡng về thời gian thuê phòng ốc trước khi ký hợp đồng. Hãy đặt những câu hỏi: Thời gian tổ chức tiệc là bao lâu? Nếu tổ chức quá giờ gian quy định trong hợp đồng thì có tính thêm phí không? Nếu có, phí tăng thêm được tính toán ra sao?
Dịch vụ
Bạn nên hỏi những câu hỏi liên quan tới đội ngũ phục vụ, phòng thay đồ: Cô dâu chú rể có phòng thay đồ riêng không? Phòng thay đồ ở đâu? Nhà hàng có bao nhiêu người phục vụ? Phí dịch vụ này tính riêng hay đã bao gồm trong giá tiệc?
 

Đào Quý Hạnh

New member
User ID
47494
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
418
Điểm tương tác
0
Đồng
0
mình cũng đc tư vấn nên làm phông và trang trí mọi thứ màu đỏ làm màu chủ đạo , tuy mình sợ hơi chói , nhưng thấy cả nhà ai cũng ưng
màu đỏ nhưng tùy cách trang trí của bạn và phối màu ntn cho hợp thì chẳng lo bị chói gì đâu bạn
 

Linkpuca

New member
User ID
47496
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
480
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
2. Đặt cọc
Thông thường, tiền đặt tiệc cưới sẽ được thanh toán dần trong 2-3 lần, phụ thuộc vào quy mô, yêu cầu nhà hàng và thỏa thuận của hai bên. Hãy hỏi rõ số tiền đặt cọc đợt 1, số tiền thanh toán đợt 2 và số tiền còn lại thanh toán khi kết thúc tiệc cưới. Khi đặt cọc, bạn cũng đừng quên đặt những câu hỏi liên quan tới việc chốt dịch vụ sau mỗi đợt đặt cọc hoặc thanh toán, như: Khi nào sẽ chốt thực đơn? Ngày nào sẽ chốt số bàn tiệc?
 

Đào Quý Hạnh

New member
User ID
47494
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
418
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Hôm bữa có tiệc của chị mình , mình ăn ở Metropole , thấy cách phục vụ , món ăn , trang trí của họ rất hợp ý 2 vợ chồng mình , cuối tuần này tụi mình sẽ tới đó đặt tiệc . Sau đó share lại với mọi người sau nhé
nếu chính bạn cũng ưng rồi thì chọn luôn đi , không cần bận tâm gì nhìu . với lại nếu có ưu đãi 400k/ 1 bàn tiệc thì hợp lý đó
bạn chọn đc nhà hàng ,đặc tiệc rồi còn nhìu việc phải chuẩn bị lắm đó . xong cái nào đỡ cái đó bạn ơi
 

Linkpuca

New member
User ID
47496
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
480
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
3. Trang trí tiệc cưới
Thông thường, các nhà hàng đều có dịch vụ trang trí bàn tiệc, sảnh tiệc cưới. Nếu bạn không có wedding planner riêng, bạn có thể sử dụng dịch vụ này của nhà hàng. Sau khi chọn được phong cách ưa thích, đừng quên yêu cầu nhà hàng và thỏa thuận các vấn đề liên quan tới theme trang trí, màu sắc cho bàn tiệc, và sảnh cưới:
Màu sắc trang trí chủ đạo là gì?
Bàn, ghế sẽ được trang trí và sắp xếp ra sao?
Hoa trang trí từng bàn là hoa gì, hoa tươi hay hoa thật?
Sân khấu sẽ được bố trí ra sao?
Chi phí cho bánh cưới, tháp ly, rượu
 

Đào Quý Hạnh

New member
User ID
47494
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
418
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Cách Chọn Ngày Cưới
Đây là phương pháp rất phức tạp và đặc biệt, và cũng là việc cần chuẩn bị đầu tiên cho lễ cưới.

Thông thường lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ.

Điều bạn cần chú ý là: Bạn phải chọn ngày sớm để còn đặt nhà hàng và các dịch vụ khác, nếu không sẽ có thể không chọn được nhà hàng ưng ý. Thông thường cần đặt trước 2-3 tháng, có người còn đặt trước tận 6-7 tháng. Mỗi người dựa theo cách thức riêng của mình mà có cách chọn ngày riêng, vì thế có trường hợp người này bảo là ngày tốt, người kia bảo là ngày xấu. Lúc này bạn nên làm thế nào? Tốt nhất là hãy trang bị cho mình những kiến thức chung thường gặp sau:
1. Ngày Hoàng đạo:
Thông thường là chọn ngày nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến cát hung của tháng hay năm, mà cần phải có lựa chọn tổng hợp. Ngày Hoàng đạo chính là ngày có 6 vị thần là Thanh long, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh, Minh đường, Kim quý.
2. Để chọn đúng ngày:
Chọn ngày là văn hoá truyền thống của chúng ta (nguồn gốc tất nhiên từ Trung Quốc), nhưng cho đến nay có rất nhiều phương pháp, các loại sách xuất bản thì càng nhiều. Nhất là hiện nay đang phổ biến loại "Hoàng lịch", "Lịch vạn sự". Nhiều người cho rằng, làm việc gì chỉ cần xem mấy cuốn sách này là được; hoặc cho rằng ngày nào là Hoàng đạo thì làm gì cũng được. Như vậy là hoàn toàn sai, như "Hoàng lịch" chú là có thể "động thổ" mà việc thực hiện là sửa nhà thì hoàn toàn sai! Thứ nhất, nội dung trong sách có hạn, thiếu sót nhiều nội dung, vì thế mà chỉ thích hợp với một số việc chứ không phải việc nào cũng làm được; thứ hai, việc cần làm lại không chọn đúng ngày tốt (như ví dụ trên); thứ ba, chọn ngày là theo từng việc, chọn ngày là để làm việc gì cho ai. Nếu chỉ chú là "xuất giá", mà người cầm tinh khác nhau tất nhiên là phải khác nhau, làm sao lạm dụng được. Vì vậy, những chuyện nhỏ không quan trọng có thể tra sách lịch; chuyện lớn đời người thì cần tìm người giỏi xem ngày, tránh những chuyện không đáng có xảy ra!
3. Cách chọn ngày:
Dựa vào những ngày thích hợp, rồi cân nhắc đến ngày tháng năm sinh để chọn ngày thích hợp.

Ngày thích hợp: Thiên đức, Nguyệt đức, Nguyệt ân, Tam hợp, Thiên hỷ, Lục hợp,...

Ngày kỵ: Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt kỵ, Thiên hình, Ly sàng, Cô quả,...

Cấm kỵ trong ngày cưới còn có rất nhiều, thể hiện thái độ thận trọng của mọi người với chuyện lớn đời người. Xét về năm kết hôn, không nên tổ chức lễ cưới vào năm không có lập xuân, năm 2004 có hai lập xuân, còn gọi là "song xuân", rất tốt cho kết hôn.

Ngoài ra còn kỵ phụ nữ goá hoặc người tứ nhãn (bốn mắt, chỉ phụ nữ mang thai) vào phòng tân hôn; kỵ cho người khác ngồi trên giường tân hôn.

Đối tượng cấm kỵ rất nhiều, cấm kỵ là một hiện tượng văn hoá dân gian đáng để nghiên cứu, cấm kỵ có tác dụng điều tiết và kiểm soát nhất định với hành vi con người, và cũng thể hiện rõ kinh nghiệm sống. Vì thế chọn ngày phải dựa trên cơ sở lịch pháp, đồng thời tính đến cấm kỵ của từng vùng nhất định.Thông thường lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ.
 

Linkpuca

New member
User ID
47496
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
480
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
4. Đón khách
Cô dâu chú rể thường chiếu clip trên sâu khấu trong khi đón khách. Vì vậy, hãy yêu cầu nhà hàng chuẩn bị máy chiếu và thỏa thuận rõ chi phí liên quan (nếu có)
5. Nghi lễ
Bạn có thể thuê MC, thuê đội múa hoặc ca sĩ của nhà hàng hoặc mở đĩa nhạc trong phần mở màn, và mời người thân làm MC cho tiệc cưới của bạn. Nếu quyết định sử dụng các dịch vụ nhà hàng cung cấp, hãy yêu cầu được gặp MC để trao đổi về kịch bản, hoặc một buổi tổng duyệt trước lễ cưới để tiệc cưới diễn ra được suôn sẻ. Đừng quên đặt những câu hỏi liên quan tới chi phí, và cam kết về chất lượng dịch vụ từ phía nhà hàng để hạn chế những đáng tiếc không đáng có.
 

Đào Quý Hạnh

New member
User ID
47494
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
418
Điểm tương tác
0
Đồng
0
THÁNG SANH CỦA NAM NỮ KỴ LẤY NHAU.

Trai sanh tháng 1,7 kỵ cưới gái sanh tháng 4,10.
Trai sanh tháng 2,8 kỵ cưới gái sanh tháng 5,11.
Trai sanh tháng 3,9 kỵ cưới gái sanh tháng 6,12.
Trai sanh tháng 4,10 kỵ cưới gái sanh tháng 1,7.
Trai sanh tháng 5,11 kỵ cưới gái sanh tháng 2,8.
Trai sanh tháng 6,12 kỵ cưới gái sanh tháng 3,9.
 

Linkpuca

New member
User ID
47496
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
480
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
6. Đồ ăn
Hai bên nên thống nhất sớm về thực đơn, số lượng bàn tiệc. Hãy hỏi những câu hỏi cụ thể như:
Giá cho mâm tiệc này đã bao gồm VAT và tính phí dịch vụ chưa?
Khi nào chúng tôi sẽ được ăn thử? Có bao nhiêu người được ăn thử?
Đồ ăn sẽ được phục vụ theo trình tự nào?
Nhà hàng có cam kết phục vụ đồ ăn tươi ngon, nóng sốt hay không?
Đồ uống (bia, nước, rượu, nước ngọt) có được phục vụ ngay khi khách tới hay không?
 

Đào Quý Hạnh

New member
User ID
47494
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
418
Điểm tương tác
0
Đồng
0
TUỔI CON TRAI KỴ NĂM CƯỚI VỢ.

Tuổi Tý kỵ năm Mùi _ Tuổi Sửu kỵ năm Thân _ Tuổi Dần kỵ năm Dậu.
Tuổi Mẹo kỵ năm Tuất _ Tuổi Thìn kỵ năm Hợi _ Tuổi Tị kỵ năm Tý.
Tuổi Ngọ kỵ năm Sửu _ Tuổi Mùi kỵ năm Dần _ Tuổi Thân kỵ năm Mẹo.
Tuổi Dậu kỵ năm Thìn _ Tuổi Tuất kỵ năm Tị _ Tuổi Hợi kỵ năm Ngọ.
 

Linkpuca

New member
User ID
47496
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
480
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
7. Chính sách khuyến mại
Hãy chủ động tìm kiếm thông tin khuyến mại, và thẳng thắn đặt vấn đề với nhà hàng:
Trong thời gian tôi đặt tiệc cưới, nhà hàng có chính sách khuyến mại nào không? Nếu có, tôi sẽ được giảm giá bao nhiêu % hoặc hưởng khuyến mại theo hình thức nào?
Tôi có được khuyến mại đồ uống hay không?
Nhà hàng có miễn phí trang trí bàn tiệc, sân khấu chứ?
Tôi có được sử dụng miễn phí thùng tiền cưới, cổng cưới sẵn có của nhà hàng hay không?
Nhà hàng có cung cấp pháo kim tuyến, bánh kem, tháp ly và champange miến phí hay không?
Nhà hàng có thêm những ưu đãi gì khác hay không? Ví dụ như bữa ăn nhẹ cho cô dâu chú rể, phiếu sử dụng dịch vụ miễn phí tại Spa, cặp vé xem phim hoặc phòng trăng mật tại khách sạn 5 sao cho cô dâu chú rể...
 

Đào Quý Hạnh

New member
User ID
47494
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
418
Điểm tương tác
0
Đồng
0
TUỔI CON GÁI KỴ NĂM LẤY CHỒNG.

Tuổi Tý kỵ năm Mẹo _ Tuổi Sửu kỵ năm Dần _ Tuổi Dần kỵ năm Sửu.
Tuổi Mẹo kỵ năm Tý _ Tuổi Thìn kỵ năm Hợi _ Tuổi Tị kỵ năm Tuất.
Tuổi Ngọ kỵ năm Dậu _ Tuổi Mùi kỵ năm Thân _ Tuổi Thân kỵ năm Mùi.
Tuổi Dậu kỵ năm Ngọ _ Tuổi Tuất kỵ năm Tị _ Tuổi Hợi kỵ năm Thìn.
 

pelu

New member
User ID
63007
Tham gia
25 Tháng bảy 2014
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Hôm bữa có tiệc của chị mình , mình ăn ở Metropole , thấy cách phục vụ , món ăn , trang trí của họ rất hợp ý 2 vợ chồng mình , cuối tuần này tụi mình sẽ tới đó đặt tiệc . Sau đó share lại với mọi người sau nhé
bản thân chị cũng ưng chỗ đó rồi thì chị tiến hành đặt tiệc đi , không tới lúc muốn đặt lại hết sảnh . Chúc chị đám cưới vui nhé
 

Tố Uyên

New member
User ID
47495
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
487
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Lên Kế Hoạch Cho Đám Cưới
Lên lịch trình cụ thể trước khi mua sắm cho ngày cưới sẽ giúp cô dâu chú rể biết rõ những thứ mình cần và không bỏ sót các việc quan trọng.

Để có được ngày cưới trọn vẹn, chu đáo, cô dâu chú rể cần chuẩn bị theo từng bước, từ lên kế hoạch, thực hiện, không nên mua sắm tùy hứng hay làm nhiều việc một lúc dễ gây nhầm lẫn.
1. Thống nhất hai gia đình
Ngay khi có kế hoạch cưới, cô dâu chú rể cần hiểu rõ kế hoạch của gia đình và thống nhất công việc hai bên, đồng thời bàn bạc với những người sẽ tham gia chuẩn bị cưới để phân chia công việc và phối hợp ăn ý..
2. Viết kế hoạch thành văn bản
Đám cưới giống như một sự kiện lớn nên mọi công việc chuẩn bị từ dạm ngõ, đám hỏi, đón dâu, đãi tiệc đều có nhiều việc cần làm. Cô dâu chú rể không thể chỉ bàn bạc suông mà cần ghi mọi công việc thành văn bản, có thể viết tay, hoặc đánh máy rồi sau đó in ra, gửi tới những người cùng chuẩn bị. Dựa vào bản kế hoạch đó, mọi người sẽ hiểu rõ những việc cần làm và thời gian hoàn thành, giúp đám cưới không bị thiếu sót.
3. Tham khảo các dịch vụ trước khi đặt chính thức
Trước khi đi mua sắm cho đám cưới, cô dâu chú rể cần tham khảo nhiều nơi để so sánh giá cũng như chất lượng, nhằm tìm được nơi cung cấp tốt nhất. Ví dụ, trước khi đặt mâm quả cho ngày ăn hỏi, bạn nên tới 3 - 4 cửa hàng khác nhau, xem kỹ giá tiền, cách trang trí và chất lượng từng tráp lễ vật sau đó mới quyết định chọn nơi tin cậy và dịch vụ tốt.
4. Lên ý tưởng
Mạng internet sẽ là kho dữ liệu về đám cưới dồi dào, giúp ích khi cô dâu chú rể cảm thấy khó khăn trong việc tìm ý tưởng. Các website cưới cả của nước ngoài lẫn ở Việt Nam đưa ra nhiều gợi ý hữu ích để bạn tham khảo và lựa chọn.

Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng nên tới từng nhà cung cấp dịch vụ để đưa ra ý tưởng và nhờ họ tư vấn về các lựa chọn trong đám cưới thực tế. Nếu có điều kiện hơn nữa, uyên ương có thể tìm một người chuyên tổ chức đám cưới và để họ hiện thực hóa đám cưới trong mơ giúp bạn.
5. Bắt đầu mua sắm cho đám cưới

Cô dâu chú rể nên ưu tiên mua sắm những vật dụng không thể thiếu và việc nào cần làm trước theo trình tự thời gian. Ví dụ, bạn không nên chú trọng tìm kiếm đồ trang trí trong tiệc cưới, trong khi vẫn chưa tìm váy cưới, trang phục hay đặt nhà hàng đãi tiệc. Cũng tương tự, các chi tiết trong lễ ăn hỏi cần phải được chuẩn bị trước vì đám hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới. Cô dâu chú rể cũng nên lưu ý mua sắm nhanh gọn, không chuẩn bị quá nhiều thứ dẫn đến công việc chồng chéo, gây căng thẳng không cần thiết.

6. Những chi tiết cuối cùng trước ngày cưới

Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ quan trọng cho đám cưới, cô dâu chú rể nên có một bản danh sách những việc cần làm cuối cùng trước hôn lễ. Bạn nên lên danh sách này trước đám cưới khoảng 2 tuần. Đó có thể là về các nghi thức cần có, hay chuẩn bị đủ tiền để chi trả toàn bộ cho tiệc và những chi phí trong tiệc khi đám cưới kết thúc.

Uyên ương không nên choáng ngợp với các điều cần làm cho đám cưới, bạn chỉ cần lên kế hoạch từ tổng quát tới từng chi tiết để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Để tránh căng thẳng và mệt mỏi, cô dâu chú rể nên chuẩn bị cưới theo từng bước và chia sẻ bớt công việc với những người thân trong gia đình, bạn bè.
 

pelu

New member
User ID
63007
Tham gia
25 Tháng bảy 2014
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Cách Chọn Ngày Cưới
Đây là phương pháp rất phức tạp và đặc biệt, và cũng là việc cần chuẩn bị đầu tiên cho lễ cưới.

Thông thường lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ.

Điều bạn cần chú ý là: Bạn phải chọn ngày sớm để còn đặt nhà hàng và các dịch vụ khác, nếu không sẽ có thể không chọn được nhà hàng ưng ý. Thông thường cần đặt trước 2-3 tháng, có người còn đặt trước tận 6-7 tháng. Mỗi người dựa theo cách thức riêng của mình mà có cách chọn ngày riêng, vì thế có trường hợp người này bảo là ngày tốt, người kia bảo là ngày xấu. Lúc này bạn nên làm thế nào? Tốt nhất là hãy trang bị cho mình những kiến thức chung thường gặp sau:
1. Ngày Hoàng đạo:
Thông thường là chọn ngày nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến cát hung của tháng hay năm, mà cần phải có lựa chọn tổng hợp. Ngày Hoàng đạo chính là ngày có 6 vị thần là Thanh long, Thiên đức, Ngọc đường, Tư mệnh, Minh đường, Kim quý.
2. Để chọn đúng ngày:
Chọn ngày là văn hoá truyền thống của chúng ta (nguồn gốc tất nhiên từ Trung Quốc), nhưng cho đến nay có rất nhiều phương pháp, các loại sách xuất bản thì càng nhiều. Nhất là hiện nay đang phổ biến loại "Hoàng lịch", "Lịch vạn sự". Nhiều người cho rằng, làm việc gì chỉ cần xem mấy cuốn sách này là được; hoặc cho rằng ngày nào là Hoàng đạo thì làm gì cũng được. Như vậy là hoàn toàn sai, như "Hoàng lịch" chú là có thể "động thổ" mà việc thực hiện là sửa nhà thì hoàn toàn sai! Thứ nhất, nội dung trong sách có hạn, thiếu sót nhiều nội dung, vì thế mà chỉ thích hợp với một số việc chứ không phải việc nào cũng làm được; thứ hai, việc cần làm lại không chọn đúng ngày tốt (như ví dụ trên); thứ ba, chọn ngày là theo từng việc, chọn ngày là để làm việc gì cho ai. Nếu chỉ chú là "xuất giá", mà người cầm tinh khác nhau tất nhiên là phải khác nhau, làm sao lạm dụng được. Vì vậy, những chuyện nhỏ không quan trọng có thể tra sách lịch; chuyện lớn đời người thì cần tìm người giỏi xem ngày, tránh những chuyện không đáng có xảy ra!
3. Cách chọn ngày:
Dựa vào những ngày thích hợp, rồi cân nhắc đến ngày tháng năm sinh để chọn ngày thích hợp.

Ngày thích hợp: Thiên đức, Nguyệt đức, Nguyệt ân, Tam hợp, Thiên hỷ, Lục hợp,...

Ngày kỵ: Nguyệt phá, Nguyệt sát, Nguyệt kỵ, Thiên hình, Ly sàng, Cô quả,...

Cấm kỵ trong ngày cưới còn có rất nhiều, thể hiện thái độ thận trọng của mọi người với chuyện lớn đời người. Xét về năm kết hôn, không nên tổ chức lễ cưới vào năm không có lập xuân, năm 2004 có hai lập xuân, còn gọi là "song xuân", rất tốt cho kết hôn.

Ngoài ra còn kỵ phụ nữ goá hoặc người tứ nhãn (bốn mắt, chỉ phụ nữ mang thai) vào phòng tân hôn; kỵ cho người khác ngồi trên giường tân hôn.

Đối tượng cấm kỵ rất nhiều, cấm kỵ là một hiện tượng văn hoá dân gian đáng để nghiên cứu, cấm kỵ có tác dụng điều tiết và kiểm soát nhất định với hành vi con người, và cũng thể hiện rõ kinh nghiệm sống. Vì thế chọn ngày phải dựa trên cơ sở lịch pháp, đồng thời tính đến cấm kỵ của từng vùng nhất định.Thông thường lấy can chi lịch pháp làm cơ sở, kết hợp thêm với Bát quái, Cửu tinh, Ngũ hành,... để tính toán, từ đó chọn ra ngày thích hợp, tìm lành tránh dữ.
Bạn này kỹ quá , chia sẻ cho chủ top cả cách chọn ngày cưới luôn .
cái này thường CDCR ra ngoài rồi cùng đi xem , mình ko biết ntn , chứ bên đạo Thiên Chúa mình thấy họ ít xem lắm
 

Tố Uyên

New member
User ID
47495
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
487
Điểm tương tác
0
Đồng
0
bản thân chị cũng ưng chỗ đó rồi thì chị tiến hành đặt tiệc đi , không tới lúc muốn đặt lại hết sảnh . Chúc chị đám cưới vui nhé
bạn này nói đúng đó , sắp tới mùa bão cưới rồi chị ơi
 

pelu

New member
User ID
63007
Tham gia
25 Tháng bảy 2014
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Lên Kế Hoạch Cho Đám Cưới
Lên lịch trình cụ thể trước khi mua sắm cho ngày cưới sẽ giúp cô dâu chú rể biết rõ những thứ mình cần và không bỏ sót các việc quan trọng.

Để có được ngày cưới trọn vẹn, chu đáo, cô dâu chú rể cần chuẩn bị theo từng bước, từ lên kế hoạch, thực hiện, không nên mua sắm tùy hứng hay làm nhiều việc một lúc dễ gây nhầm lẫn.
1. Thống nhất hai gia đình
Ngay khi có kế hoạch cưới, cô dâu chú rể cần hiểu rõ kế hoạch của gia đình và thống nhất công việc hai bên, đồng thời bàn bạc với những người sẽ tham gia chuẩn bị cưới để phân chia công việc và phối hợp ăn ý..
2. Viết kế hoạch thành văn bản
Đám cưới giống như một sự kiện lớn nên mọi công việc chuẩn bị từ dạm ngõ, đám hỏi, đón dâu, đãi tiệc đều có nhiều việc cần làm. Cô dâu chú rể không thể chỉ bàn bạc suông mà cần ghi mọi công việc thành văn bản, có thể viết tay, hoặc đánh máy rồi sau đó in ra, gửi tới những người cùng chuẩn bị. Dựa vào bản kế hoạch đó, mọi người sẽ hiểu rõ những việc cần làm và thời gian hoàn thành, giúp đám cưới không bị thiếu sót.
3. Tham khảo các dịch vụ trước khi đặt chính thức
Trước khi đi mua sắm cho đám cưới, cô dâu chú rể cần tham khảo nhiều nơi để so sánh giá cũng như chất lượng, nhằm tìm được nơi cung cấp tốt nhất. Ví dụ, trước khi đặt mâm quả cho ngày ăn hỏi, bạn nên tới 3 - 4 cửa hàng khác nhau, xem kỹ giá tiền, cách trang trí và chất lượng từng tráp lễ vật sau đó mới quyết định chọn nơi tin cậy và dịch vụ tốt.
4. Lên ý tưởng
Mạng internet sẽ là kho dữ liệu về đám cưới dồi dào, giúp ích khi cô dâu chú rể cảm thấy khó khăn trong việc tìm ý tưởng. Các website cưới cả của nước ngoài lẫn ở Việt Nam đưa ra nhiều gợi ý hữu ích để bạn tham khảo và lựa chọn.

Ngoài ra, cô dâu chú rể cũng nên tới từng nhà cung cấp dịch vụ để đưa ra ý tưởng và nhờ họ tư vấn về các lựa chọn trong đám cưới thực tế. Nếu có điều kiện hơn nữa, uyên ương có thể tìm một người chuyên tổ chức đám cưới và để họ hiện thực hóa đám cưới trong mơ giúp bạn.
5. Bắt đầu mua sắm cho đám cưới

Cô dâu chú rể nên ưu tiên mua sắm những vật dụng không thể thiếu và việc nào cần làm trước theo trình tự thời gian. Ví dụ, bạn không nên chú trọng tìm kiếm đồ trang trí trong tiệc cưới, trong khi vẫn chưa tìm váy cưới, trang phục hay đặt nhà hàng đãi tiệc. Cũng tương tự, các chi tiết trong lễ ăn hỏi cần phải được chuẩn bị trước vì đám hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới. Cô dâu chú rể cũng nên lưu ý mua sắm nhanh gọn, không chuẩn bị quá nhiều thứ dẫn đến công việc chồng chéo, gây căng thẳng không cần thiết.

6. Những chi tiết cuối cùng trước ngày cưới

Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ quan trọng cho đám cưới, cô dâu chú rể nên có một bản danh sách những việc cần làm cuối cùng trước hôn lễ. Bạn nên lên danh sách này trước đám cưới khoảng 2 tuần. Đó có thể là về các nghi thức cần có, hay chuẩn bị đủ tiền để chi trả toàn bộ cho tiệc và những chi phí trong tiệc khi đám cưới kết thúc.

Uyên ương không nên choáng ngợp với các điều cần làm cho đám cưới, bạn chỉ cần lên kế hoạch từ tổng quát tới từng chi tiết để mọi việc diễn ra suôn sẻ. Để tránh căng thẳng và mệt mỏi, cô dâu chú rể nên chuẩn bị cưới theo từng bước và chia sẻ bớt công việc với những người thân trong gia đình, bạn bè.
1 kế hoạch cụ thể luôn hả bạn :> bài bản quá ta ^^
 

Tố Uyên

New member
User ID
47495
Tham gia
24 Tháng ba 2014
Bài viết
487
Điểm tương tác
0
Đồng
0
Bài Phát Biểu Cảm Ơn Trong Lễ Cưới Cho Chú Rể
Nếu chú rể ngại nói một mình, cô dâu có thể cùng 'đỡ lời' và phát biểu cùng chú rể để phần cảm ơn thêm sinh động.

Ở đám cưới Việt Nam, từ trước đến nay mọi người vẫn quen với việc cha mẹ cô dâu chú rể, đại diện hai họ gia đình đứng lên phát biểu trong hôn lễ. Nhưng với tư tưởng mới mẻ, muốn thể hiện cá tính, nhiều đôi uyên ương chọn cách để chú rể nói vài lời cảm ơn ngắn tới cha mẹ và bạn bè, khách mời. Điều này sẽ làm mọi người có ấn tượng tốt về tân lang tân nương và ghi nhớ hơn về đám cưới.

Ngoài ra, không chỉ gây chú ý với khách mời, mà tự tin phát biểu trong đám cưới cũng là cách lưu giữ kỷ niệm đẹp, độc đáo. cô dâu chú rể sẽ Đa số các chú rể đều lo lắng khi phải nói trước đám đông, nhưng nếu đã chuẩn bị tinh thần và viết sẵn một số câu phát biểu ngắn gọn, bạn sẽ thấy việc này không còn là "nhiệm vụ bất khả thi".
1. Chuẩn bị cho phần phát biểu
- Đôi uyên ương nên ghi nhớ điều quan trọng nhất khi chuẩn bị bài phát biểu là bài nói nên ngắn gọn, súc tích, câu chữ đơn giản.

- Ý nghĩa chính của bài phát biểu trong đám cưới là để thể hiện cảm xúc của mình và gửi lời cảm ơn tới cha mẹ, khách mời, bạn bè. Vì vậy đôi uyên ương không cần chuẩn bị cầu kỳ hay dài dòng mà nên ngắn gọn, súc tích. Độ dài tuyệt vời nhất cho phần cảm ơn này là dưới 5 phút, vừa đủ cho những điều cần nói, vừa không tạo cảm giác nhàm chán.

- Xác định rõ người cần cảm ơn và những điều mà bạn biết ơn họ: Ngoài việc chú ý đến hình thức ngắn gọn, cô dâu chú rể cũng cần quan tâm tới nội dung của bài phát biểu trong hôn lễ. Thông thường, đôi uyên ương nên cảm ơn cha mẹ hai bên, những người bạn cụ thể đã đóng góp, giúp bạn chuẩn bị cho đám cưới, tới những người đã cổ vũ tinh thần và cuối cùng đừng quên dành vài lời cho người bạn đời sẽ đi cùng bạn suốt chặng đường còn lại. Đối tượng cảm ơn không nên quá chung chung, vì như vậy sẽ tạo ra sự sáo rỗng khiến khách mời không hứng thú.

- Những nội dung cơ bản: Bài phát biểu của cô dâu chú rể thường kể về hành trình tình yêu của hai người, những khó khăn hai người gặp phải khi yêu nhau, cảm xúc trong ngày cưới, những lời cảm ơn chân thành... Việc thêm bớt nội dung cũng tùy thuộc theo suy nghĩ, ý thích của các đôi uyên ương.

- Chú ý đến văn phong: Những lời cảm ơn chân thành, tự nhiên và theo đúng phong cách cư xử hàng ngày của bạn sẽ dễ dàng "ghi điểm" với khách mời. Ngay cả khi bạn lúng túng, ngại ngùng khi nói lời cảm ơn, bạn cũng đừng dừng lại, mà nên tiếp tục thể hiện cảm xúc của mình, chính những điều đó sẽ ghi dấu ấn đặc biệt cho bài nói.
2. Thực hiện bài phát biểu
- Bài phát biểu có thể do cô dâu hoặc chú rể, hay cả hai người cùng thực hiện trong đám cưới. Nếu chú rể ngại nói một mình, cô dâu có thể cùng "đỡ lời" và phát biểu cùng chú rể để phần cảm ơn thêm sinh động hơn.
3. Bài phát biểu mẫu đơn giản của chú rể
Mời bạn tham khảo một bài nói ngắn gọn, đơn giản của chú rể trong đám cưới:
Trước tiên tôi xin được gửi lời chào tới tất cả mọi người đã đến tham dự lễ cưới của chúng tôi hôm nay. Tôi là Quang Huy, còn cô dâu chú tôi là Huyền Trang, chúng tôi đã trải qua một hành trình dài 3 năm, cùng hẹn hò, yêu thương, tìm hiểu nhau, để rồi trải qua tất cả, chúng tôi đã có ngày cưới hạnh phúc hôm nay.

Thực sự lúc này tôi đang bối rối và khá hồi hộp, có lẽ chưa bao giờ tôi cảm thấy run như hiện tại. Về cảm xúc trước ngày cưới chúng tôi đều có rất nhiều, nhưng dường như mọi cảm xúc đều dồn dập đến nỗi khó thể nói nên lời. Chúng tôi chỉ muốn gửi lời cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã sát cánh bên tôi mỗi ngày.

Thay mặt Trang con xin cảm ơn hai bên cha mẹ, vì cha mẹ luôn là những người có công sức to lớn nhất đã giúp chúng con được ở bên nhau. Cảm ơn cha mẹ vì luôn ủng hộ mọi quyết định của chúng con, đã lo lắng cho chúng con từng công việc đơn giản nhất cho đám cưới, để chúng con được đứng ở đây, được làm lễ thành hôn để nên vợ nên chồng. Con không biết nói gì hơn ngoài lời cám ơn cha mẹ. Chúng con xin hứa sẽ là con ngoan, hiếu thảo với cả hai cha mẹ.

Về phía bạn bè, chúng tôi cũng muốn cảm ơn rất nhiều người. Ngay từ khi chuẩn bị, chúng tôi đã được những người bạn thân như Minh Tuấn, Thu Hằng, Bùi Linh, Ngọc Hà và nhiều người khác nữa giúp đỡ. Các bạn đã giúp chúng tôi thiết kế những thứ trang trí rất đẹp cho đám cưới. Ngọc Minh và Hoàng còn chụp cho chúng tôi bộ ảnh rất đẹp. Quả thực chúng tôi cảm thấy mình thật may mắn vì có những người bạn nhiệt tình và luôn giúp đỡ chúng tôi. Và tất nhiên, với cá nhân tôi, tôi muốn cảm ơn Trang, người bạn đời của mình, vì cô ấy đã sát cánh bên tôi trong suốt chặng đường đã qua.

Ngày cưới hôm nay, chúng tôi cũng mong có thể phần nào tri ân mọi người và hy vọng mọi người sẽ vui vẻ, thoải mái chia vui với chúng tôi. Chúng tôi cũng mong được chụp thật nhiều ảnh với mọi người. Nếu ai còn rảnh rỗi, mời bạn nán lại tới cuối chương trình để chụp ảnh, chuyện trò cùng chúng tôi. Xin cảm ơn tất cả mọi người đã đến đây hôm nay!
 

pelu

New member
User ID
63007
Tham gia
25 Tháng bảy 2014
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Đồng
0
TUỔI CON GÁI KỴ NĂM LẤY CHỒNG.

Tuổi Tý kỵ năm Mẹo _ Tuổi Sửu kỵ năm Dần _ Tuổi Dần kỵ năm Sửu.
Tuổi Mẹo kỵ năm Tý _ Tuổi Thìn kỵ năm Hợi _ Tuổi Tị kỵ năm Tuất.
Tuổi Ngọ kỵ năm Dậu _ Tuổi Mùi kỵ năm Thân _ Tuổi Thân kỵ năm Mùi.
Tuổi Dậu kỵ năm Ngọ _ Tuổi Tuất kỵ năm Tị _ Tuổi Hợi kỵ năm Thìn.
ủa vậy mình kỵ năm Thân rồi ^^
thấy tự tra cái này cũng hay nè mấy chị
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom