[TD="class: ControlNewsDetail_TieuDe"][h=1][/h]
[TD="class: ControlNewsDetail_TomTat"] [h=2]Tôi bị thai ngoài tử cung, đã phẫu thuật và cắt mất một bên buồng trứng. Xin hỏi, trường hợp của tôi có thể bị thai ngoài tử cung lần nữa hay không? Khả năng “dính bầu” của tôi có phải đã mất đi 50%? Tôi nên kiêng cữ “chuyện ấy” trong bao lâu để có thể có con?[/h]
[TD="class: ControlNewsDetail_Content"] ThS-BS Nguyễn Hữu Trung - Phòng khám Hoàng Gia TP.HCM:
- Thai ngoài tử cung theo định nghĩa là thai đóng ở vị trí ngoài lòng tử cung, có thể là ở ống dẫn trứng, buồng trứng, trong ổ bụng... Trong đó, trên 97% là thai đóng ở vòi trứng. Do đó, việc điều trị phẫu thuật đa phần là phẫu thuật trên ống dẫn trứng... Theo câu hỏi của bạn, có thể bạn đã được phẫu thuật “cắt bỏ ống dẫn trứng” chứ không phải “cắt buồng trứng”.
Ảnh minh họa
Mỗi người phụ nữ có hai ống dẫn trứng làm nhiệm vụ là “ống dẫn” để tinh trùng của người đàn ông và trứng của người phụ nữ gặp nhau, thụ tinh và phát triển thành thai nhi. Do đó, khi bạn đã bị cắt hết một bên ống dẫn trứng thì khả năng có thai của bạn về mặt lý thuyết sẽ giảm đi một nửa. Ống dẫn trứng còn lại của bạn nếu có những tổn thương hoặc sẹo dính trên đó thì bạn vẫn có thể bị thai ngoài tử cung trên vòi trứng còn lại...
Sau khi phẫu thuật, không có lý do gì để bạn kiêng cữ quan hệ tình dục ... Khi bạn thấy hết ra huyết, sức khỏe ổn định... thì có thể sinh hoạt bình thường và cơ hội có thai trong tử cung vẫn xảy ra. Lần mang thai kế tiếp, khi bạn bắt đầu trễ kinh, bạn nên đi khám sớm để bác sĩ chuyên khoa phụ sản xác định vị trí thai của bạn là thai trong tử cung hay là thai ngoài tử cung./.
Sưu tầm