bequeenjsc
New member
Nếu không biết cách sắp xếp, stress là chuyện “một sớm một chiều” với những bà mẹ có con siêu quậy. Tôi được mọi người đánh giá là một người phụ nữ khá nhanh nhẹn và biết sắp xếp công việc. Thực ra, tôi cũng không phải là người “siêu phàm” gì. Trong chuyện gia đình, chăm sóc con cái tôi vẫn gặp rất nhiều vấn đề. Bảy ngày trong tuần thì có đến 5 ngày tôi gặp sự cố với cậu con trai tên Bon, 5 tuổi của tôi. Vậy nhưng theo tôi, điều quan trọng là tôi biết thay đổi bằng cách tự đánh giá mình và đưa ra hướng giải quyết. Cụ thể như thế nào? Tôi xin ví dụ bằng những câu chuyện như thế này:
Tôi cảm thấy ngày nghỉ cuối tuần đem lại một số mặt trái của nó, ví dụ như việc con trai tôi mới chỉ sau hai ngày mà đã quên hết nề nếp. Đó chính là lý do tại sao mà cứ mỗi sáng thứ hai thức dậy, tôi lại phải “hò hét” con dậy đúng giờ, ăn sáng nhanh chóng, mặc quần áo khẩn trương, nhưng cuối cùng thì hai mẹ con vẫn trễ giờ học, giờ làm. Có lẽ quen giấc của ngày thứ bảy và ngày chủ nhật được mẹ cho ngủ nướng, sáng thứ hai là ngày mà tôi khó gọi con dậy đúng giờ nhất. Mặc dù đã để con ngủ thêm 15 phút so với quy định thế mà đến lúc tôi dựng con dậy thì mắt Bon vẫn nhắm nghiền, miệng thì nói: “Mẹ ơi, hai mắt của con nó cứ dính vào nhau không mở được!”. Dậy rồi, cu cậu cũng vẫn giữ vẻ mặt ngái ngủ, mặc cho mẹ liên tục phải nói to để nhắc việc: đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh,… nhưng có vẻ tôi càng nói thì cu cậu càng bỏ ngoài tai. Thời gian không có nhiều, mà Bon thì nhất định không để mẹ giúp lấy kem đánh răng hay rửa mặt với thái độ: “Con thích tự làm”.
Giải pháp của tôi:
Một, tăng thêm thời gian trừ hao. Tôi sẽ quyết định thay đổi giờ sinh hoạt của gia đình sớm hơn 15 phút bởi lẽ chắc chắn tôi sẽ muộn nếu có bất cứ một chút sự cố dù nhỏ nào xen vào lịch trình hiện tại của gia đình tôi.
Hai, giảm bớt kỳ vọng rằng Bon sẽ thay đổi nhanh chóng. Tôi phải thừa nhận rằng để tạo nề nếp cho trẻ không phải là chuyện dễ dàng và cần rất nhiều thời gian, vì vậy tôi không thể nào bắt một đứa trẻ 5 tuổi răm rắp chuẩn bị đi học vào buổi sáng như các anh chị lớp 5 được.
Ba là, kiên quyết với thái độ nhẹ nhàng. Tôi sẽ không “hò hét” và giữ một thái độ nhự nhàng nhưng kiên quyết để con lắng nghe và thực hiện đúng theo yêu cầu của mẹ.
Tối thứ ba, con không thích ăn cơm
Con trai tôi không phải là đứa trẻ biếng ăn nhưng thái độ ăn uống của Bon thay đổi khá thất thường, đặc biệt là vào những ngày không có món ăn khoái khẩu. Con trai tôi đặc biệt không thích ăn cá, nhưng để đảm bảo cân bằng dưỡng chất tôi vẫn luôn thuyết phục con. Cứ đến bữa khi ngồi vào bàn ăn và thấy mẹ sắp sẵn trong phần cơm của Bon có cá là cu cậu lại nhăn mặt và ôm bụng: “Mẹ ơi, con chẳng đói gì cả, hôm nay Bon chỉ ăn cơm canh thôi ”. Không để con nói gì thêm, tôi lừ mắt: “Không ăn thì mẹ không cho xem phim hoạt hình đâu đấy”. Nghe thấy câu này của mẹ, Bon như chợt nhớ ra và bắt đầu mè nheo mẹ mở tivi cho thì mới chịu ăn.
Giải pháp của tôi:
Một: Kiên quyết tắt tivi khi ăn cơm. Tôi đã bàn với chồng, bữa cơm là thời gian cả gia đình sum họp và không nên tạo một thói quen xấu cho con.
Hai: Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn mà con không thích. Bằng cách gợi sự thích thú đối với con ngay từ lúc nấu nướng, tôi sẽ gọi Bon lại để quan sát cách mẹ làm cá, rán cá như thế nào và chọn cách trình bày đẹp mắt. Để con tham gia vào việc nấu nướng cũng là một cách khiến trẻ thích ăn uống hơn. Ai mà lại nỡ chê món do chính mình làm ra bao giờ.
Chiều thứ năm, con muốn về nhà, con không muốn đi học vẽ đâu
Tôi nghĩ nên có một câu tục ngữ là “thay đổi nhanh như tính khí trẻ con”. Vài tuần trước Bon đã nằng nặc đòi mẹ cho đi học vẽ giống như bạn Chíp nhà cô Lan Anh. Thấy con trai có sở thích và tôi thấy con cũng có năng khiếu vẽ, thế là đăng ký luôn khóa 6 tháng học cho con ở một trung tâm có uy tín. Ấy thế mà chỉ sau ba tuần, con trai đã quay ngoắt 180 độ: “Mẹ ơi, con không thích học vẽ đâu. Con không đi học vẽ nữa đâu.” Thế là cứ mỗi chiều thứ năm khi thấy mẹ không chở Bon từ trường mầm non về nhà như mọi ngày mà lại rẽ sang lối đi đến trung tâm học vẽ là Bon lại ì èo khóc suốt đường đi.
Giải pháp của tôi:
Một: Tìm ra tận gốc nguyên nhân thay đổi sở thích của con. Tôi sẽ nói chuyện với cô giáo để biết có vấn đề gì với Bon ở lớp học vẽ. Tôi sẽ gần gũi với con hơn, nói chuyện với con, vẽ cùng con để con nói ra nguyên nhân vì sao không thích đến lớp, đồng thời truyền lại niềm đam mê cho con.
Hai: Thông báo trước cho con về lịch trình. Mỗi tuần có một buổi con đến lớp học vẽ thôi và chắc chắn tôi sẽ nói về điều này vào buổi sáng để con chuẩn bị tinh thần.
Thứ bảy, sao mà bận rộn và áp lực như ngày thứ hai thế này
Kế hoạch cho thứ bảy đó khá dày, tôi có một loạt việc nhà cần giải quyết, 11 giờ trưa thì phải đưa Bon đi sinh nhật bạn ở lớp, sau đó hai giờ chiều Bon lại có chương trình tập văn nghệ ở trường. Vì Bon được chọn diễn thay cho cậu bé nhân vật chính phải nghỉ ốm nên thời gian tập ở lớp của con chưa nhiều. Chiều thứ sáu tôi đã được cô giáo thiết tha nhờ rằng, về nhà chị cố gắng ôn lại lời thoại cho cháu, vì chiều mai là diễn rồi. Bận rộn với bao nhiêu công việc, cả buổi tối thứ sáu tôi quên béng mất nhiệm vụ mà cô giáo đã giao. Sáng thứ bảy lại cuống cuồng việc nhà, dù nhớ nhưng không có thời gian để ngồi lại với con. Quay đi quay lại thì đến giờ phải chuẩn bị đi sinh nhật.
Giải pháp của tôi:
Lần sau, nếu gặp các trường hợp tương tự, tôi cố gắng không gây áp lực cho con. Tạo tâm lý thật thoải mái cho con và tận dụng thời gian đi xe để cùng vào vai với con.
Chủ nhật, có quá nhiều việc để làm
Vì ngày thứ bảy cũng khá bận rộn, nên công việc nhà của tôi luôn được dồn sang ngày chủ nhật. Nào là chăn, ga, vỏ gối cần được gặt; lau dọn trong nhà và ngoài sân; chuẩn bị đồ ăn cho cả tuần. Trong khi đó, chồng tôi thì đang thảnh thơi đi cà phê, đọc báo thể thao ở quán cà phê gần nhà. Còn con trai thì mẹ vừa dọn xong đống đồ chơi và cất gọn vào giỏ thì con lại lôi ra và bày đầy nhà. Thường xuyên vào sáng chủ nhật, chồng và con trai tôi ít nhất sẽ được nghe một bài thuyết giảng có đầu có cuối của tôi về chuyện “Chồng với chả con, đã không nhờ vả được thì thôi lại còn bày ra thế này”.
Giải pháp của tôi:
Một: Giảm căng thẳng trong gia đình. Tôi đã hiểu ra rằng, hai người đàn ông của tôi ưa nhẹ nhàng hơn là sự gắt gỏng và to tiếng. Đồng thời tôi cũng không muốn làm mất đi không khí vui vẻ và thoải mái hiếm hoi của gia đình ngày cuối tuần.
Hai: Lên kế hoạch từ trước và tìm sự giúp đỡ. Nếu có dự định tổng vệ sinh nhà cửa hàng tuần, tôi sẽ nhắc lại về điều này vào tối thứ sáu hoặc sáng thứ bảy để thông báo cho hai thành viên còn lại trong gia đình để cùng chung tay dọn nhà. Không quên phân công nhiệm vụ cho từng người một cách rõ ràng, tôi sẽ giảm đi áp lực của một bà mẹ quá cầu toàn.
Tôi cảm thấy ngày nghỉ cuối tuần đem lại một số mặt trái của nó, ví dụ như việc con trai tôi mới chỉ sau hai ngày mà đã quên hết nề nếp. Đó chính là lý do tại sao mà cứ mỗi sáng thứ hai thức dậy, tôi lại phải “hò hét” con dậy đúng giờ, ăn sáng nhanh chóng, mặc quần áo khẩn trương, nhưng cuối cùng thì hai mẹ con vẫn trễ giờ học, giờ làm. Có lẽ quen giấc của ngày thứ bảy và ngày chủ nhật được mẹ cho ngủ nướng, sáng thứ hai là ngày mà tôi khó gọi con dậy đúng giờ nhất. Mặc dù đã để con ngủ thêm 15 phút so với quy định thế mà đến lúc tôi dựng con dậy thì mắt Bon vẫn nhắm nghiền, miệng thì nói: “Mẹ ơi, hai mắt của con nó cứ dính vào nhau không mở được!”. Dậy rồi, cu cậu cũng vẫn giữ vẻ mặt ngái ngủ, mặc cho mẹ liên tục phải nói to để nhắc việc: đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh,… nhưng có vẻ tôi càng nói thì cu cậu càng bỏ ngoài tai. Thời gian không có nhiều, mà Bon thì nhất định không để mẹ giúp lấy kem đánh răng hay rửa mặt với thái độ: “Con thích tự làm”.
Giải pháp của tôi:
Một, tăng thêm thời gian trừ hao. Tôi sẽ quyết định thay đổi giờ sinh hoạt của gia đình sớm hơn 15 phút bởi lẽ chắc chắn tôi sẽ muộn nếu có bất cứ một chút sự cố dù nhỏ nào xen vào lịch trình hiện tại của gia đình tôi.
Hai, giảm bớt kỳ vọng rằng Bon sẽ thay đổi nhanh chóng. Tôi phải thừa nhận rằng để tạo nề nếp cho trẻ không phải là chuyện dễ dàng và cần rất nhiều thời gian, vì vậy tôi không thể nào bắt một đứa trẻ 5 tuổi răm rắp chuẩn bị đi học vào buổi sáng như các anh chị lớp 5 được.
Ba là, kiên quyết với thái độ nhẹ nhàng. Tôi sẽ không “hò hét” và giữ một thái độ nhự nhàng nhưng kiên quyết để con lắng nghe và thực hiện đúng theo yêu cầu của mẹ.
Tối thứ ba, con không thích ăn cơm
Con trai tôi không phải là đứa trẻ biếng ăn nhưng thái độ ăn uống của Bon thay đổi khá thất thường, đặc biệt là vào những ngày không có món ăn khoái khẩu. Con trai tôi đặc biệt không thích ăn cá, nhưng để đảm bảo cân bằng dưỡng chất tôi vẫn luôn thuyết phục con. Cứ đến bữa khi ngồi vào bàn ăn và thấy mẹ sắp sẵn trong phần cơm của Bon có cá là cu cậu lại nhăn mặt và ôm bụng: “Mẹ ơi, con chẳng đói gì cả, hôm nay Bon chỉ ăn cơm canh thôi ”. Không để con nói gì thêm, tôi lừ mắt: “Không ăn thì mẹ không cho xem phim hoạt hình đâu đấy”. Nghe thấy câu này của mẹ, Bon như chợt nhớ ra và bắt đầu mè nheo mẹ mở tivi cho thì mới chịu ăn.
Giải pháp của tôi:
Một: Kiên quyết tắt tivi khi ăn cơm. Tôi đã bàn với chồng, bữa cơm là thời gian cả gia đình sum họp và không nên tạo một thói quen xấu cho con.
Hai: Tạo sự hấp dẫn cho các món ăn mà con không thích. Bằng cách gợi sự thích thú đối với con ngay từ lúc nấu nướng, tôi sẽ gọi Bon lại để quan sát cách mẹ làm cá, rán cá như thế nào và chọn cách trình bày đẹp mắt. Để con tham gia vào việc nấu nướng cũng là một cách khiến trẻ thích ăn uống hơn. Ai mà lại nỡ chê món do chính mình làm ra bao giờ.
Chiều thứ năm, con muốn về nhà, con không muốn đi học vẽ đâu
Tôi nghĩ nên có một câu tục ngữ là “thay đổi nhanh như tính khí trẻ con”. Vài tuần trước Bon đã nằng nặc đòi mẹ cho đi học vẽ giống như bạn Chíp nhà cô Lan Anh. Thấy con trai có sở thích và tôi thấy con cũng có năng khiếu vẽ, thế là đăng ký luôn khóa 6 tháng học cho con ở một trung tâm có uy tín. Ấy thế mà chỉ sau ba tuần, con trai đã quay ngoắt 180 độ: “Mẹ ơi, con không thích học vẽ đâu. Con không đi học vẽ nữa đâu.” Thế là cứ mỗi chiều thứ năm khi thấy mẹ không chở Bon từ trường mầm non về nhà như mọi ngày mà lại rẽ sang lối đi đến trung tâm học vẽ là Bon lại ì èo khóc suốt đường đi.
Giải pháp của tôi:
Một: Tìm ra tận gốc nguyên nhân thay đổi sở thích của con. Tôi sẽ nói chuyện với cô giáo để biết có vấn đề gì với Bon ở lớp học vẽ. Tôi sẽ gần gũi với con hơn, nói chuyện với con, vẽ cùng con để con nói ra nguyên nhân vì sao không thích đến lớp, đồng thời truyền lại niềm đam mê cho con.
Hai: Thông báo trước cho con về lịch trình. Mỗi tuần có một buổi con đến lớp học vẽ thôi và chắc chắn tôi sẽ nói về điều này vào buổi sáng để con chuẩn bị tinh thần.
Thứ bảy, sao mà bận rộn và áp lực như ngày thứ hai thế này
Kế hoạch cho thứ bảy đó khá dày, tôi có một loạt việc nhà cần giải quyết, 11 giờ trưa thì phải đưa Bon đi sinh nhật bạn ở lớp, sau đó hai giờ chiều Bon lại có chương trình tập văn nghệ ở trường. Vì Bon được chọn diễn thay cho cậu bé nhân vật chính phải nghỉ ốm nên thời gian tập ở lớp của con chưa nhiều. Chiều thứ sáu tôi đã được cô giáo thiết tha nhờ rằng, về nhà chị cố gắng ôn lại lời thoại cho cháu, vì chiều mai là diễn rồi. Bận rộn với bao nhiêu công việc, cả buổi tối thứ sáu tôi quên béng mất nhiệm vụ mà cô giáo đã giao. Sáng thứ bảy lại cuống cuồng việc nhà, dù nhớ nhưng không có thời gian để ngồi lại với con. Quay đi quay lại thì đến giờ phải chuẩn bị đi sinh nhật.
Giải pháp của tôi:
Lần sau, nếu gặp các trường hợp tương tự, tôi cố gắng không gây áp lực cho con. Tạo tâm lý thật thoải mái cho con và tận dụng thời gian đi xe để cùng vào vai với con.
Chủ nhật, có quá nhiều việc để làm
Vì ngày thứ bảy cũng khá bận rộn, nên công việc nhà của tôi luôn được dồn sang ngày chủ nhật. Nào là chăn, ga, vỏ gối cần được gặt; lau dọn trong nhà và ngoài sân; chuẩn bị đồ ăn cho cả tuần. Trong khi đó, chồng tôi thì đang thảnh thơi đi cà phê, đọc báo thể thao ở quán cà phê gần nhà. Còn con trai thì mẹ vừa dọn xong đống đồ chơi và cất gọn vào giỏ thì con lại lôi ra và bày đầy nhà. Thường xuyên vào sáng chủ nhật, chồng và con trai tôi ít nhất sẽ được nghe một bài thuyết giảng có đầu có cuối của tôi về chuyện “Chồng với chả con, đã không nhờ vả được thì thôi lại còn bày ra thế này”.
Giải pháp của tôi:
Một: Giảm căng thẳng trong gia đình. Tôi đã hiểu ra rằng, hai người đàn ông của tôi ưa nhẹ nhàng hơn là sự gắt gỏng và to tiếng. Đồng thời tôi cũng không muốn làm mất đi không khí vui vẻ và thoải mái hiếm hoi của gia đình ngày cuối tuần.
Hai: Lên kế hoạch từ trước và tìm sự giúp đỡ. Nếu có dự định tổng vệ sinh nhà cửa hàng tuần, tôi sẽ nhắc lại về điều này vào tối thứ sáu hoặc sáng thứ bảy để thông báo cho hai thành viên còn lại trong gia đình để cùng chung tay dọn nhà. Không quên phân công nhiệm vụ cho từng người một cách rõ ràng, tôi sẽ giảm đi áp lực của một bà mẹ quá cầu toàn.