Chọn Đúng Sâm Cau - "viagra Tự Nhiên" Tốt Nhất Cho Nam Giới

ngoctu.nt.ngoctu

New member
User ID
146645
Tham gia
24 Tháng mười 2017
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Sâm cau từ lâu đã được tương truyền là cây gây bệnh “nhớ vợ”, ai lên vùng biên giới được bà con dân tộc mời uống rượu sâm cau thì đều đòi về quê thăm nhà, thăm vợ. Tác dụng “tăng cường bản lĩnh phái mạnh” tốt nhất và cao hơn 1,5 lần các loài có tác dụng tương tự đã được giới y học đông - tây nghiên cứu và công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đang bày bán rất nhiều chủng loại sâm cau như sâm cau đỏ, sâm cau trắng, sâm cau đen. Vậy sâm cau thật chất có bao nhiêu loại? Tất cả những loại sâm cau kể trên đều có cùng dược tính như nhau?


1. Công dụng của sâm cau


Sâm cau có tên tiếng Anh là Curculigo orchioides, được gọi là Xian Mao ở Trung Quốc. Phần cây trồng chính được sử dụng trong y học cổ truyền là rễ cây sâm cau phơi khô. Ở Ấn Độ, sâm cau được sử dụng như là thuốc kích thích tình dục. Tương tự, ở Trung Quốc, sâm cau được kê cho các bệnh như bất lực, vô sinh do không có tinh trùng, tiểu không tự chủ, cảm giác đau và lạnh ở bụng, hội chứng mãn kinh và các bệnh khác. Sâm cau được xếp vào hàng các dược liệu bổ thận tráng dương, được nhiều nền y học trên thế giới tin dùng chủ yếu trong việc bồi bổ sức khoẻ và tăng cường sinh lý nam giới.


Tại Việt Nam, nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Giang năm 2006 cũng khẳng định: Sâm cau là dược liệu "tăng cường bản lĩnh phái mạnh" cao hơn 1,5 lần so với các thảo dược có tác dụng tương tự, là "Viagra tự nhiên" tốt nhất cho nam giới.


2. Các loại thực vật thuộc họ sâm cau


Theo Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, sâm cau trên thế giới có 5 chi và 140 loài, phân bố chủ yếu ở Bán cầu Nam và vùng Nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, sâm cau có 2 chi và khoảng 10 loài.


Trang The Word Checklist of Selected plant families (Danh sách Tuyển chọn các họ thực vật trên toàn thế giới) đã liệt kê chi tiết các loài sâm cau thường được tìm thấy tại Việt NamTrung Quốc là:


Curculigo annamitica - Việt Nam

Curculigo breviscapa – Trung Quốc

Curculigo conoc - Việt Nam

Curculigo disticha - Việt Nam

Curculigo sinensis - Trung Quốc

Curculigo tonkinensis - Trung Quốc


Những loài sâm cau này không hề liên quan đến “sâm cau đỏ” hay “sâm cau trắng” mà chúng ta thường nghe nhiều người nhắc đến. Vậy thực chất “sâm cau đỏ” và “sâm cau trắng” là những loại thực vật nào? Chúng có tác dụng gì cho sức khoẻ hay không? Lầm lẫn giữa chúng và sâm cau có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?


3. “Sâm cau đỏ”, “sâm cau trắng” và “sâm cau đen”


Theo TS.BS. Phạm Hưng Củng (nguyên Vụ trưởng vụ Y học cổ truyền – Bộ y tế): “Sâm cau không hề phổ biến và đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là thảo dược cần được bảo tồn, phát triển bền vững. Bởi Sâm cau hiếm, không nhiều người biết rõ hình thái nên người mua hoặc có thể bản thân người bán thiếu kiến thức dược liệu mà hình ảnh Sâm cau rao bán hiện nay hầu hết bị nhầm lẫn sang một loại thảo dược khác mang tên Bồng bồng”.


Cây Bồng bồng có tên khoa học Pleomele angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Rễ Bồng bồng theo các sách y học giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới chứ hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, toàn cây Bồng bồng bỏ rễ có độc, dùng phải thận trọng.


Như vậy, “sâm cau đỏ” được gọi theo lớp vỏ hồng bên ngoài của rễ cây bồng bồng. “Sâm cau trắng” là lớp thịt bên trong khi đã tách bỏ lớp vỏ cũng từ chính cây bồng bồng. Chỉ có “Sâm cau đen” mới chính là sâm cau thật do lớp vỏ ngoài nâu đen đặc trưng không thể lập lờ được.



4. Cách phân biệt sâm cau thật


Chỉ cần bỏ ra ít phút đọc về cách phân biệt dưới đây, bạn sẽ tự mình chọn được sâm cau đúng chuẩn một cách hoàn toàn tự tin từ đây về sau.



Sâm cau có lá giống lá cau, cây thường chỉ cao 20 - 30cm, sống lâu năm, hoa vàng.



Sâm bồng bồng cây nhỏ, cao 1 -2m, thường được trồng làm cảnh, hoặc cắm trong dịp Tết



Rễ sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các dễ con to bám quanh thân dễ chính.



Rễ sâm bồng bồng thường rất nhẵn, vỏ đỏ hoặc cam. Phân nhánh rất nhiều. Thể chất củ mềm, nhiều nước.



Nếu bạn quan tâm đến vấn đề sức khoẻ một cách tổng thể, không chỉ riêng trong việc “tăng cường bản lĩnh phái mạnh”, giải pháp tối ưu nhất hiện nay là sử dụng các thảo dược quý đã được bào chế dưới dạng thuốc, với công thức độc đáo, rõ ràng và khoa học do chính các chuyên gia y khoa đầu ngành nghiên cứu. Các nguồn thảo dược quý như nhung hươu bắc cực, sâm cau, sâm tongka ali, nhân sâm,… được xem là có dược tính mạnh nhất và an toàn nhất giúp phục hồi khả năng sinh tinh, đại bổ nguyên khí, hồi phục nồng độ nội tiết tố nam. Bên cạnh đó, cơ thể duy trì thể lực cường tráng và tăng sinh lý một cách bền vững, an toàn do được củng cố vững chắc từ gốc. Hơn thế nữa, hàm lượng các dược liệu tinh khiết và có nguồn gốc rõ ràng, được xác nhận và kiểm nghiệm từ phía cơ quan nhà nước.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom