Nội thất Tứ Hưng
New member
Có tới 55% hàm lượng vitamin C trong rau, củ bị mất đi sau khi chế biến. Để rau không "mất chất", đừng quên 4 nguyên tắc đơn giản dưới đây.
Rau củ là thực phẩm cung cấp lượng vitamin chủ yếu trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, không phải toàn bộ lượng vitamin này được bảo toàn nguyên vẹn.
Nhóm vitamin C và B được xem là nhóm chất dinh dưỡng không ổn định nhất bởi chúng dễ dàng hòa tan trong nước, trong quá trình luộc rau hay phân hủy bởi nhiệt.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học California (Mỹ), 55% vitamin C trong rau sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng.
Những nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn bảo toàn tối ưu lượng vitamin trong rau cỏ:
Không ngâm rau trong nước
Người Việt thường có thói quen ngâm rau trong nước để loại bỏ vi khuẩn. Điều này khiến loại bỏ nhiều dinh dưỡng có trong rau, bởi vitamin C dễ dàng tan trong nước.
Để làm sạch rau, đặc biệt loại bỏ trứng giun, nên rửa từng cọng rau dưới dòng nước chảy. Không xắt, thái rau trước khi rửa mà chỉ làm việc này khi nồi đã bắp lên bếp.
Hạn chế tối đa lượng nước, thời gian tiếp xúc với nhiệt là nguyên tắc để giữ lại lượng vitamin nhiều nhất trong rau. Do đó, khi luộc rau, không nên đun quá nhiều nước.
Đun to lửa đến khi nước sôi mới bỏ rau vào. Cho rau từ nước lạnh sẽ làm tổn hao tới 42% lượng vitamin.
Thói quen mở nắp vung để xanh rau cũng là một sai lầm. Bởi theo nhiều nghiên cứu, việc đậy nắp chỉ làm hao 15% lượng vitamin, còn mở nắp sẽ làm hao tới 32%.
Bà nội trợ cũng không nên luộc nhừ rau vì nấu quá lâu sẽ làm lượng vitamin giảm. Rau nhừ cũng không giữ được trọn vẹn các hương vị có trong rau củ mà bạn thưởng thức.
Dùng lò vi sóng để chế biến
Trái ngược với quan điểm của phần đa bà nội chợ, lò sóng không những không “giết chết” các chất dinh dưỡng trong rau mà được xem là phương án tối ưu để giữ lại các loại vitamin cần thiết.
Báo cáo khoa học cho thấy, so với đun sôi, nấu ăn bằng lò vi sóng giúp duy trì tốt nhất lượng chất chống oxy hóa trong hạt, củ cải, atisô, măng tây, tỏi, hành tây…
Các vitamin và dưỡng chất trong rau chân vịt hầu như được giữ lại tất cả bằng cách nấu bằng lo vi song nhưng nếu nấu bằng phương pháp truyền thống, hầu hết các loại vitamin đều bị mất đi.
Lò vi sóng mang lại hiệu quả bất ngờ cho món rau, củ
Hãy ăn rau khi còn nóng
Chúng ta thường chỉ có thói quen ăn nóng với các món xào, hay canh. Còn với rau luộc, nhiều người thường nấu sớm, để nguội để ăn cho… mát.
Tuy nhiên, hãy điều chỉnh ngay nếu bạn mắc quan điểm sai lầm như thế. Bởi sau khi chế biến chỉ 1 giờ, rau sẽ hao hụt 25% Vitamin. Con số này tiếp tục tăng lên từ 34-57% sau khi để hai giờ.
Vì vậy, đừng bao giờ chế biến rau quá sớm khi bữa ăn của cả nhà chưa bắt đầu nhé! Bởi nếu đồ ăn nguội ngắt sẽ tạo ra cảm giác mất ngon, lại mất chất dinh dưỡng.
Còn nếu bạn cố làm nóng lại rau củ bằng việc hâm lại trên bếp thì lượng vitamin mất đi lên tới 90%.
Rau củ là thực phẩm cung cấp lượng vitamin chủ yếu trong các bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, không phải toàn bộ lượng vitamin này được bảo toàn nguyên vẹn.
Nhóm vitamin C và B được xem là nhóm chất dinh dưỡng không ổn định nhất bởi chúng dễ dàng hòa tan trong nước, trong quá trình luộc rau hay phân hủy bởi nhiệt.
Theo một nghiên cứu của trường Đại học California (Mỹ), 55% vitamin C trong rau sẽ bị mất đi trong quá trình nấu nướng.
Những nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn bảo toàn tối ưu lượng vitamin trong rau cỏ:
Không ngâm rau trong nước
Người Việt thường có thói quen ngâm rau trong nước để loại bỏ vi khuẩn. Điều này khiến loại bỏ nhiều dinh dưỡng có trong rau, bởi vitamin C dễ dàng tan trong nước.
Để làm sạch rau, đặc biệt loại bỏ trứng giun, nên rửa từng cọng rau dưới dòng nước chảy. Không xắt, thái rau trước khi rửa mà chỉ làm việc này khi nồi đã bắp lên bếp.
Không đun nấu quá lâuHạn chế tối đa lượng nước, thời gian tiếp xúc với nhiệt là nguyên tắc để giữ lại lượng vitamin nhiều nhất trong rau. Do đó, khi luộc rau, không nên đun quá nhiều nước.
Đun to lửa đến khi nước sôi mới bỏ rau vào. Cho rau từ nước lạnh sẽ làm tổn hao tới 42% lượng vitamin.
Thói quen mở nắp vung để xanh rau cũng là một sai lầm. Bởi theo nhiều nghiên cứu, việc đậy nắp chỉ làm hao 15% lượng vitamin, còn mở nắp sẽ làm hao tới 32%.
Bà nội trợ cũng không nên luộc nhừ rau vì nấu quá lâu sẽ làm lượng vitamin giảm. Rau nhừ cũng không giữ được trọn vẹn các hương vị có trong rau củ mà bạn thưởng thức.
Dùng lò vi sóng để chế biến
Trái ngược với quan điểm của phần đa bà nội chợ, lò sóng không những không “giết chết” các chất dinh dưỡng trong rau mà được xem là phương án tối ưu để giữ lại các loại vitamin cần thiết.
Báo cáo khoa học cho thấy, so với đun sôi, nấu ăn bằng lò vi sóng giúp duy trì tốt nhất lượng chất chống oxy hóa trong hạt, củ cải, atisô, măng tây, tỏi, hành tây…
Các vitamin và dưỡng chất trong rau chân vịt hầu như được giữ lại tất cả bằng cách nấu bằng lo vi song nhưng nếu nấu bằng phương pháp truyền thống, hầu hết các loại vitamin đều bị mất đi.
Lò vi sóng mang lại hiệu quả bất ngờ cho món rau, củ
Hãy ăn rau khi còn nóng
Chúng ta thường chỉ có thói quen ăn nóng với các món xào, hay canh. Còn với rau luộc, nhiều người thường nấu sớm, để nguội để ăn cho… mát.
Tuy nhiên, hãy điều chỉnh ngay nếu bạn mắc quan điểm sai lầm như thế. Bởi sau khi chế biến chỉ 1 giờ, rau sẽ hao hụt 25% Vitamin. Con số này tiếp tục tăng lên từ 34-57% sau khi để hai giờ.
Vì vậy, đừng bao giờ chế biến rau quá sớm khi bữa ăn của cả nhà chưa bắt đầu nhé! Bởi nếu đồ ăn nguội ngắt sẽ tạo ra cảm giác mất ngon, lại mất chất dinh dưỡng.
Còn nếu bạn cố làm nóng lại rau củ bằng việc hâm lại trên bếp thì lượng vitamin mất đi lên tới 90%.
- st -