Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý tổn thương nhân nhầy đĩa đệm giữa hai thân đốt sống làm cho nó không còn nằm đúng vị trí nữa mà thoát ra ngoài gây chèn ép vào các thành phần xung quanh (thông thường sẽ gây chèn ép vào rễ dây thần kinh hoặc chèn ép tủy sống). Tùy theo mức độ thoát vị và ảnh hưởng mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Chỉ định phẫu thuật được đặt ra trong các trường hợp nặng, chèn ép tủy sống gây liệt, rối loạn vận động và cảm giác hoặc các trường hợp chèn ép dây thần kinh gây đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân mà không đáp ứng các phương pháp điều trị khác.
Chức năng của cột sống rất quan trọng, hơn nữa sau phẫu thuật vị trí cột sống tại đó rất yếu nếu không chú ý có thể gây thoát vị lại hoặc thoát vị đa tầng. Vì thế, bệnh nhân sau phẫu thuật thay đĩa đệm cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách cẩn thận.
1. Nghỉ ngơi
Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, không nên nằm võng hoặc đệm quá mềm sẽ làm biến dạng cột sống thắt lưng. Trong thời gian đầu nên sử dụng nẹp cổ nếu phẫu thuật đĩa đệm vùng cổ hoặc đai quấn lưng nếu vị trí ở thắt lưng. Không nên nằm ngủ tại ghế sofa hoặc gối đầu cao quá, có thể kê gối nhỏ dưới chân để làm chùng dây thần kinh.
2. Đi lại vận động
Thời gian đầu (1-3 tháng) người bệnh nên nằm tuyệt đối tại giường tránh đi lại vận động mạnh. Sau đó, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà nhưng cần hết sức chú ý không vận động quá mạnh, không thay đổi tư thế đột ngột, khi với lấy đồ vật cần nhẹ nhàng từ từ để vươn tay lấy. Không cúi nhấc vật nặng hoặc ưỡn người quá mức vì đều không tốt cho cột sống. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ cần dặn dò và trông trẻ để tránh những hoạt động chạy nhảy có thể va vào người bệnh khiến người bệnh ngã hoặc chấn thương cột sống.
3. Sinh hoạt
Khi ngồi ăn cơm hoặc xem ti vi cần ngồi ghế có phần lưng tựa vuông góc với mặt ghế, ghế ngồi phải vững chắc. Các hoạt động tắm và đi vệ sinh cần có người hỗ trợ lựa chọn tư thế đứng hoặc ngồi có phần tựa lưng phía sau vững chắc. Trong 3 tháng đầu người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục, cần chia sẻ với bạn đời để có thể lựa chọn những tư thế ít ảnh hưởng nhất đến cột sống.
4. Ăn uống
Trong thời gian đầu nên ăn các món ăn mềm dễ tiêu hóa, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục sau mổ. Không nên cho bệnh nhân ăn quá nhiều món nhiều dầu mỡ chiên rán sẽ khiến bệnh nhân không tiêu hóa được dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa. Sau khi bệnh đã ổn định có thể bổ sung nhiều món ăn giàu Canxi và chất bổ để giúp cột sống ổn định hơn. Ngoài ra có thể sử dụng các loại sữa hoặc sản phẩm có nhiều Canxi và Glucosamin hỗ trợ các khớp hoạt động tốt hơn.
5. Chơi thể thao
Sau khi bệnh đã ổn định bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh. Thời gian đầu không nên tập các môn thể lực hoạt động mạnh như: đá bóng, cầu lông, bóng chuyền,…
Để giúp cột sống hồi phục và ổn định hơn người bệnh cần hết sức chú ý các vấn đề trên. Cần có sự kết hợp và giúp đỡ của người thân giúp người bệnh thích nghi trở lại với các hoạt động trong cuộc sống.
chuabenhkhop.vn
Chức năng của cột sống rất quan trọng, hơn nữa sau phẫu thuật vị trí cột sống tại đó rất yếu nếu không chú ý có thể gây thoát vị lại hoặc thoát vị đa tầng. Vì thế, bệnh nhân sau phẫu thuật thay đĩa đệm cần có chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách cẩn thận.
1. Nghỉ ngơi
Người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, không nên nằm võng hoặc đệm quá mềm sẽ làm biến dạng cột sống thắt lưng. Trong thời gian đầu nên sử dụng nẹp cổ nếu phẫu thuật đĩa đệm vùng cổ hoặc đai quấn lưng nếu vị trí ở thắt lưng. Không nên nằm ngủ tại ghế sofa hoặc gối đầu cao quá, có thể kê gối nhỏ dưới chân để làm chùng dây thần kinh.
2. Đi lại vận động
Thời gian đầu (1-3 tháng) người bệnh nên nằm tuyệt đối tại giường tránh đi lại vận động mạnh. Sau đó, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà nhưng cần hết sức chú ý không vận động quá mạnh, không thay đổi tư thế đột ngột, khi với lấy đồ vật cần nhẹ nhàng từ từ để vươn tay lấy. Không cúi nhấc vật nặng hoặc ưỡn người quá mức vì đều không tốt cho cột sống. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ cần dặn dò và trông trẻ để tránh những hoạt động chạy nhảy có thể va vào người bệnh khiến người bệnh ngã hoặc chấn thương cột sống.
3. Sinh hoạt
Khi ngồi ăn cơm hoặc xem ti vi cần ngồi ghế có phần lưng tựa vuông góc với mặt ghế, ghế ngồi phải vững chắc. Các hoạt động tắm và đi vệ sinh cần có người hỗ trợ lựa chọn tư thế đứng hoặc ngồi có phần tựa lưng phía sau vững chắc. Trong 3 tháng đầu người bệnh nên hạn chế quan hệ tình dục, cần chia sẻ với bạn đời để có thể lựa chọn những tư thế ít ảnh hưởng nhất đến cột sống.
4. Ăn uống
Trong thời gian đầu nên ăn các món ăn mềm dễ tiêu hóa, bổ sung các chất dinh dưỡng giúp cơ thể hồi phục sau mổ. Không nên cho bệnh nhân ăn quá nhiều món nhiều dầu mỡ chiên rán sẽ khiến bệnh nhân không tiêu hóa được dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa. Sau khi bệnh đã ổn định có thể bổ sung nhiều món ăn giàu Canxi và chất bổ để giúp cột sống ổn định hơn. Ngoài ra có thể sử dụng các loại sữa hoặc sản phẩm có nhiều Canxi và Glucosamin hỗ trợ các khớp hoạt động tốt hơn.
5. Chơi thể thao
Sau khi bệnh đã ổn định bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh. Thời gian đầu không nên tập các môn thể lực hoạt động mạnh như: đá bóng, cầu lông, bóng chuyền,…
Để giúp cột sống hồi phục và ổn định hơn người bệnh cần hết sức chú ý các vấn đề trên. Cần có sự kết hợp và giúp đỡ của người thân giúp người bệnh thích nghi trở lại với các hoạt động trong cuộc sống.
chuabenhkhop.vn