Gia đình hạnh phúc, bền vững là mong ước của mỗi cá nhân và cũng là mục tiêu của toàn xã hội. Vậy nhưng, tình trạng gia tăng các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, có lúc, có nơi trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh, trật tự xã hội.
Bạn đọc Hoàng Thanh Hằng (Cần Thơ): Phong trào "Xây dựng gia đình văn hóa" được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương. Không ít khu phố, thôn xóm, số hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa" chiếm tỷ lệ cao. Nhiều dòng họ, gia đình thật sự trở thành tấm gương sáng ở khu dân cư. Trong những gia đình đó, ông bà, cha mẹ thật sự mẫu mực, con cháu thảo hiền; các thành viên biết yêu thương, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhiều dòng họ coi trọng việc giáo dục nhân cách, khuyến khích lớp trẻ say mê học tập; không mắc tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, việc "Xây dựng gia đình văn hóa" có lúc, có nơi mang nặng tính hình thức. Nhiều tổ dân phố, xóm, thôn được công nhận là "Khu dân cư văn hóa", tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa" cao chót vót, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng con cháu bất hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng cãi cọ, xô xát; tệ nạn xã hội lây lan.
Bạn đọc Trần Phương Thảo (Quảng Ninh): Nạn bạo lực trong gia đình diễn biến phức tạp. Có thời điểm, ở các địa phương liên tiếp phát hiện những vụ việc cha mẹ đánh con đẻ, con nuôi một cách dã man; chồng hành hạ vợ; con cháu hành hung bố mẹ, ông bà. Bản tính người phụ nữ thường cam chịu, do vậy, nhiều trường hợp vợ bị chồng hắt hủi, ngược đãi nhưng cắn răng chịu đựng, không dám phản ánh tới chính quyền, đoàn thể địa phương. Có vụ chồng dùng hung khí gây thương tích nặng cho vợ, thậm chí chồng nhốt vợ trong cũi sắt để trừng phạt. Pháp luật quy định chế độ "hôn nhân một vợ, một chồng", song nhiều người đàn ông có vợ, nhưng lại ngang nhiên chung sống với người khác, rồi về nhà gây sự, đánh đập vợ, con. Tại một số địa phương, hình thành các trung tâm tư vấn, bảo trợ đối với người phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhưng nhiều khi, hiệu quả hoạt động của các trung tâm này còn hạn chế.
Bạn đọc Lương Thanh Châu (Ðồng Nai): Xuất hiện trào lưu "sống thử", nhất là ở các thành phố, khiến thực trạng nạo, phá thai trong giới trẻ trở nên báo động; rồi hiện tượng phụ nữ trẻ nuôi con một mình ngày càng nhiều. Về độ tuổi kết hôn, được biết, cơ quan có thẩm quyền đang đề xuất hạ tuổi so với chuẩn hiện nay (nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi mới đủ tuổi kết hôn). Theo tôi, việc hạ tuổi kết hôn cần cân nhắc kỹ lưỡng, bởi lẽ nếu vợ chồng kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe, giống nòi. Tình trạng tảo hôn, cưỡng bức kết hôn, lừa đảo kết hôn, hôn nhân không hợp pháp để lại hậu quả nặng nề đối với xã hội. Khi cuộc sống gia đình không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, hôn nhân không dựa trên tình cảm chân thành thì khó bền chặt. Nhiều cặp vợ chồng nhanh chóng kết hôn, sau đó vài ba tháng, thậm chí vài ba tuần đã đưa nhau ra tòa ly hôn. Tỷ lệ ly hôn tăng, kéo theo những hệ lụy xấu. Bố mẹ bỏ nhau thường gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn cho những đứa trẻ.
Bạn đọc Hoàng Thanh Hằng (Cần Thơ): Phong trào "Xây dựng gia đình văn hóa" được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương. Không ít khu phố, thôn xóm, số hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa" chiếm tỷ lệ cao. Nhiều dòng họ, gia đình thật sự trở thành tấm gương sáng ở khu dân cư. Trong những gia đình đó, ông bà, cha mẹ thật sự mẫu mực, con cháu thảo hiền; các thành viên biết yêu thương, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nhiều dòng họ coi trọng việc giáo dục nhân cách, khuyến khích lớp trẻ say mê học tập; không mắc tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm. Tuy nhiên, việc "Xây dựng gia đình văn hóa" có lúc, có nơi mang nặng tính hình thức. Nhiều tổ dân phố, xóm, thôn được công nhận là "Khu dân cư văn hóa", tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hóa" cao chót vót, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng con cháu bất hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng cãi cọ, xô xát; tệ nạn xã hội lây lan.
Bạn đọc Trần Phương Thảo (Quảng Ninh): Nạn bạo lực trong gia đình diễn biến phức tạp. Có thời điểm, ở các địa phương liên tiếp phát hiện những vụ việc cha mẹ đánh con đẻ, con nuôi một cách dã man; chồng hành hạ vợ; con cháu hành hung bố mẹ, ông bà. Bản tính người phụ nữ thường cam chịu, do vậy, nhiều trường hợp vợ bị chồng hắt hủi, ngược đãi nhưng cắn răng chịu đựng, không dám phản ánh tới chính quyền, đoàn thể địa phương. Có vụ chồng dùng hung khí gây thương tích nặng cho vợ, thậm chí chồng nhốt vợ trong cũi sắt để trừng phạt. Pháp luật quy định chế độ "hôn nhân một vợ, một chồng", song nhiều người đàn ông có vợ, nhưng lại ngang nhiên chung sống với người khác, rồi về nhà gây sự, đánh đập vợ, con. Tại một số địa phương, hình thành các trung tâm tư vấn, bảo trợ đối với người phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhưng nhiều khi, hiệu quả hoạt động của các trung tâm này còn hạn chế.
Bạn đọc Lương Thanh Châu (Ðồng Nai): Xuất hiện trào lưu "sống thử", nhất là ở các thành phố, khiến thực trạng nạo, phá thai trong giới trẻ trở nên báo động; rồi hiện tượng phụ nữ trẻ nuôi con một mình ngày càng nhiều. Về độ tuổi kết hôn, được biết, cơ quan có thẩm quyền đang đề xuất hạ tuổi so với chuẩn hiện nay (nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi mới đủ tuổi kết hôn). Theo tôi, việc hạ tuổi kết hôn cần cân nhắc kỹ lưỡng, bởi lẽ nếu vợ chồng kết hôn sớm sẽ ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe, giống nòi. Tình trạng tảo hôn, cưỡng bức kết hôn, lừa đảo kết hôn, hôn nhân không hợp pháp để lại hậu quả nặng nề đối với xã hội. Khi cuộc sống gia đình không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, hôn nhân không dựa trên tình cảm chân thành thì khó bền chặt. Nhiều cặp vợ chồng nhanh chóng kết hôn, sau đó vài ba tháng, thậm chí vài ba tuần đã đưa nhau ra tòa ly hôn. Tỷ lệ ly hôn tăng, kéo theo những hệ lụy xấu. Bố mẹ bỏ nhau thường gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn cho những đứa trẻ.