Bạn có biết, có một số loại thực phẩm với thành phần dinh dưỡng dồi dào giúp cải thiện sức khỏe xương khớp, làm chậm tiến trình lão hóa xương. Từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ngoài những phương pháp điều trị bệnh tiên tiến bằng y khoa, chế độ ăn uống cũng là một phương thuốc thúc đẩy quá trình trị liệu theo hướng tích cực. Dưới đây là những dinh dưỡng thích hợp cho người bệnh thoát vị cột sống cần bổ sung.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống, từ đó làm cản trở các xung điện thần kinh chuyển tiếp thông tin giữa não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi đó, người bệnh có các triệu chứng như đau, ngứa ra, tê liệt và mệt mỏi kéo dài.
Chế độ dinh dưỡng khi bị thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung đầy đủ vitamin cũng như nên ăn uống đúng cách để tránh tăng cân. Điều này không chỉ giúp chữa lành tổn thương đĩa đệm mà còn giúp giảm các triệu chứng đau và duy trì sức khỏe.
Ngoài loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, người bệnh cần bổ sung thêm glucosamine và chondroitin. Bổ sung thêm canxi để hỗ trợ sức khỏe cột sống. Nói chung, chế độ ăn nên bao gồm nhiều rau, trái cây và protein nạc như cá, thịt gà và đậu.
– Ăn khoảng 900g cá giàu omega – 3 như cá ngừ, cá hồi; 2 – 3 lần mỗi tuần
– 900g – 1200g thịt gia cầm không da và trứng khoảng 3 lần 1 tuần. Không nên ăn nhiều lòng đỏ.
– Hạn chế thịt đỏ và các thực phẩm có chứa đường. Ăn khoảng 1 lần 1 tuần hoặc ít hơn.
– Uống 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày nếu có thể
– Bổ sung đầy đủ canxi từ sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đậu nành, nước cam, ngũ cốc nguyên hạt. Nên nhớ rằng không bổ sung quá 600mg cùng lúc. Bổ sung vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi.
– Uống nhiều nước trong suốt cả ngày. Nước rất cần thiết cho cơ thể duy trì sự sống bao gồm cả đĩa đệm.
Phòng ngừa bệnh tái phát. Nên bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh nên tránh những tư thế sai trong sinh hoạt:
Khi ngủ nên nằm trên một mặt phẳng cứng, sử dụng một lớp đệm mỏng vừa phải, tránh nằm giường mềm, ngủ ở tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất, phải nắm rõ tư thế lên xuống giường chính xác.
Khi đi lại, làm việc cần giữ tư thế đúng, tránh những tư thế có thể gây hại cho cột sống lưng, không nên giữ một tư thế trong thời gian lâu.
Đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phải lao động chân tay cần có ý thức để bảo vệ lưng, tránh những động tác gây ảnh hưởng tới lưng.
Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống, từ đó làm cản trở các xung điện thần kinh chuyển tiếp thông tin giữa não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi đó, người bệnh có các triệu chứng như đau, ngứa ra, tê liệt và mệt mỏi kéo dài.
Chế độ dinh dưỡng khi bị thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm cần bổ sung đầy đủ vitamin cũng như nên ăn uống đúng cách để tránh tăng cân. Điều này không chỉ giúp chữa lành tổn thương đĩa đệm mà còn giúp giảm các triệu chứng đau và duy trì sức khỏe.
Ngoài loại thực phẩm giàu vitamin C, D, E, người bệnh cần bổ sung thêm glucosamine và chondroitin. Bổ sung thêm canxi để hỗ trợ sức khỏe cột sống. Nói chung, chế độ ăn nên bao gồm nhiều rau, trái cây và protein nạc như cá, thịt gà và đậu.
– Ăn khoảng 900g cá giàu omega – 3 như cá ngừ, cá hồi; 2 – 3 lần mỗi tuần
– 900g – 1200g thịt gia cầm không da và trứng khoảng 3 lần 1 tuần. Không nên ăn nhiều lòng đỏ.
– Hạn chế thịt đỏ và các thực phẩm có chứa đường. Ăn khoảng 1 lần 1 tuần hoặc ít hơn.
– Uống 1 ly rượu vang đỏ mỗi ngày nếu có thể
– Bổ sung đầy đủ canxi từ sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa đậu nành, nước cam, ngũ cốc nguyên hạt. Nên nhớ rằng không bổ sung quá 600mg cùng lúc. Bổ sung vitamin D để giúp cơ thể hấp thụ canxi.
– Uống nhiều nước trong suốt cả ngày. Nước rất cần thiết cho cơ thể duy trì sự sống bao gồm cả đĩa đệm.
Phòng ngừa bệnh tái phát. Nên bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân nếu thừa cân, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý.
Kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh nên tránh những tư thế sai trong sinh hoạt:
Khi ngủ nên nằm trên một mặt phẳng cứng, sử dụng một lớp đệm mỏng vừa phải, tránh nằm giường mềm, ngủ ở tư thế nằm ngửa co gối là thích hợp nhất, phải nắm rõ tư thế lên xuống giường chính xác.
Khi đi lại, làm việc cần giữ tư thế đúng, tránh những tư thế có thể gây hại cho cột sống lưng, không nên giữ một tư thế trong thời gian lâu.
Đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phải lao động chân tay cần có ý thức để bảo vệ lưng, tránh những động tác gây ảnh hưởng tới lưng.
Thanh Huyền.