Cấy ghép tủy (cấy ghép tế bào gốc tạo máu) hay còn được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học.
1. Ghép tủy là gì?
Ghép tủy đã trở thành một quy trình thường quy trong điều trị nhiều ca bệnh ung thư máu. Ghép tủy "dùng tế bào gốc tạo máu" được lọc từ “máu” hoặc lấy từ "tủy xương” hoặc từ “cuống rốn” cũng thường xuyên được đề cập đến. Ghép tủy là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với ung thư máu. Có khoảng 50% số bệnh nhân ung thư máu sau khi được ghép tủy có thể kéo dài cuộc sống của mình.
Cấy ghép tủy
2. Ghép tủy được áp dụng cho những bệnh nào?
Bệnh lý máu có thể được điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc tạo máu bao gồm: bệnh bạch cầu cấp thể tuỷ, bệnh bạch cầu cấp thể bạch huyết, đa u tủy xương, u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, hội chứng MDS (hội chứng rối loạn sinh tủy), thiếu máu vô sinh, u tủy tăng sinh, bạch cầu mãn thể tủy, bệnh bạch cầu mãn thể bạch huyết, các bệnh tự miễn mãn tính thể nặng.
Cấy ghép tủy trong điều trị ung thư máu
Nói về vấn đề ghép tủy, bác sĩ Yvonne Loh cho rằng: Trong vòng 10 năm vừa qua, điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương đã được áp dụng cho các bệnh nhân lớn tuổi vì tỷ lệ thành công và an toàn tốt hơn. Bệnh nhân 60 tuổi vẫn có thể được cấy ghép tủy xương và lợi ích tiềm năng cho bệnh nhân lớn hơn khả năng rủi ro. Ngay chính bản thân bác sĩ cũng đã ghép cho bệnh nhân lớn tuổi nhất là 67 tuổi và trẻ nhất là 13 tuổi. Tuy vậy, trẻ em mắc bệnh ung thư bạch cầu dễ chữa hơn và trẻ em cũng đáp ứng với hóa trị liệu tốt hơn.
Một thực tế theo bác sĩ Yvonne Loh cũng cho rằng: “Sự hiểu biết và nhận thức của cộng đồng về cấy ghép tủy xương còn hạn chế, thậm chí ở ngay giới y khoa tại Singapore. Điều này có thể dẫn đến việc chuyển bệnh nhân sang khám bác sĩ chuyên khoa quá trễ, đặc biệt ở những bệnh nhân có thể cần ghép tủy và làm ảnh hưởng tới cơ hội điều trị và tiên lượng điều trị”.
Tuy nhiên, bác sĩ Yvonne Loh nhấn mạnh, sau ghép, hệ miễn dịch của bệnh nhân rất kém. Do vậy, nhiễm khuẩn, nhiễm virút là một vấn đề đáng ngại hơn so với vấn đề thải ghép sau ghép tủy. Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau ghép không quá phức tạp, nhưng chất lượng chăm sóc toàn diện từ việc đánh giá ban đầu đến chăm sóc chuyên biệt và hồi sức sau ghép là rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị của từng ca bệnh cũng như của cả chương trình ghép tủy nói chung tại bất cứ trung tâm huyết học nào. Khi bệnh nhân đã trải qua 6 tháng hoặc 1 năm, tình trạng của họ sẽ tiếp tục được cải thiện. Và không giống như bệnh nhân ghép thận, một khi bệnh nhân cấy ghép tế bào mầm phục hồi hoàn toàn, họ có thể không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc chống thải ghép nào và trở lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
3. Tư vấn ghép tủy tại bệnh viện Raffles Singapore
Theo Bác sĩ Yvonne Loh, Chuyên gia Huyết học, Trưởng khoa Cấy ghép tại Trung tâm Ung thư và Cấy ghép thuộc Bệnh viện Raffles Singapore, phần lớn bệnh nhân bị bệnh Leukemia cần phải ghép tế bào gốc. Anh chị em ruột thường là lựa chọn đầu tiên vì có độ tương thích cao nhất. Tuy nhiên, nếu không còn sự lựa chọn nào khác thì người hiến được tìm kiếm thông qua Chương trình hiến tặng tủy xương Singapore ( BMDP). Chương trình BMDP có liên lạc của những người đăng ký hiến tặng trên toàn thế giới. Tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể cũng là một lựa chọn.
Bệnh viện Raffles, Singapore
Đối với bệnh nhân ung thư, việc tìm kiếm sự tương thích chỉ là bước đầu tiên. Giai đoạn phục hồi thì thường kéo dài. “Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy mệt mỏi trước khi họ thấy tình trạng tốt hơn. Chúng tôi luôn nói với bệnh nhân rằng đây không phải là chạy nước rút mà là một cuộc đua đường trường” Bác sĩ Yvonne Loh cho biết.
1. Ghép tủy là gì?
Ghép tủy đã trở thành một quy trình thường quy trong điều trị nhiều ca bệnh ung thư máu. Ghép tủy "dùng tế bào gốc tạo máu" được lọc từ “máu” hoặc lấy từ "tủy xương” hoặc từ “cuống rốn” cũng thường xuyên được đề cập đến. Ghép tủy là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với ung thư máu. Có khoảng 50% số bệnh nhân ung thư máu sau khi được ghép tủy có thể kéo dài cuộc sống của mình.
Cấy ghép tủy
2. Ghép tủy được áp dụng cho những bệnh nào?
Bệnh lý máu có thể được điều trị bằng cấy ghép tế bào gốc tạo máu bao gồm: bệnh bạch cầu cấp thể tuỷ, bệnh bạch cầu cấp thể bạch huyết, đa u tủy xương, u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, hội chứng MDS (hội chứng rối loạn sinh tủy), thiếu máu vô sinh, u tủy tăng sinh, bạch cầu mãn thể tủy, bệnh bạch cầu mãn thể bạch huyết, các bệnh tự miễn mãn tính thể nặng.
Cấy ghép tủy trong điều trị ung thư máu
Nói về vấn đề ghép tủy, bác sĩ Yvonne Loh cho rằng: Trong vòng 10 năm vừa qua, điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương đã được áp dụng cho các bệnh nhân lớn tuổi vì tỷ lệ thành công và an toàn tốt hơn. Bệnh nhân 60 tuổi vẫn có thể được cấy ghép tủy xương và lợi ích tiềm năng cho bệnh nhân lớn hơn khả năng rủi ro. Ngay chính bản thân bác sĩ cũng đã ghép cho bệnh nhân lớn tuổi nhất là 67 tuổi và trẻ nhất là 13 tuổi. Tuy vậy, trẻ em mắc bệnh ung thư bạch cầu dễ chữa hơn và trẻ em cũng đáp ứng với hóa trị liệu tốt hơn.
Một thực tế theo bác sĩ Yvonne Loh cũng cho rằng: “Sự hiểu biết và nhận thức của cộng đồng về cấy ghép tủy xương còn hạn chế, thậm chí ở ngay giới y khoa tại Singapore. Điều này có thể dẫn đến việc chuyển bệnh nhân sang khám bác sĩ chuyên khoa quá trễ, đặc biệt ở những bệnh nhân có thể cần ghép tủy và làm ảnh hưởng tới cơ hội điều trị và tiên lượng điều trị”.
Tuy nhiên, bác sĩ Yvonne Loh nhấn mạnh, sau ghép, hệ miễn dịch của bệnh nhân rất kém. Do vậy, nhiễm khuẩn, nhiễm virút là một vấn đề đáng ngại hơn so với vấn đề thải ghép sau ghép tủy. Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau ghép không quá phức tạp, nhưng chất lượng chăm sóc toàn diện từ việc đánh giá ban đầu đến chăm sóc chuyên biệt và hồi sức sau ghép là rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị của từng ca bệnh cũng như của cả chương trình ghép tủy nói chung tại bất cứ trung tâm huyết học nào. Khi bệnh nhân đã trải qua 6 tháng hoặc 1 năm, tình trạng của họ sẽ tiếp tục được cải thiện. Và không giống như bệnh nhân ghép thận, một khi bệnh nhân cấy ghép tế bào mầm phục hồi hoàn toàn, họ có thể không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc chống thải ghép nào và trở lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
3. Tư vấn ghép tủy tại bệnh viện Raffles Singapore
Theo Bác sĩ Yvonne Loh, Chuyên gia Huyết học, Trưởng khoa Cấy ghép tại Trung tâm Ung thư và Cấy ghép thuộc Bệnh viện Raffles Singapore, phần lớn bệnh nhân bị bệnh Leukemia cần phải ghép tế bào gốc. Anh chị em ruột thường là lựa chọn đầu tiên vì có độ tương thích cao nhất. Tuy nhiên, nếu không còn sự lựa chọn nào khác thì người hiến được tìm kiếm thông qua Chương trình hiến tặng tủy xương Singapore ( BMDP). Chương trình BMDP có liên lạc của những người đăng ký hiến tặng trên toàn thế giới. Tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể cũng là một lựa chọn.
Bệnh viện Raffles, Singapore
Đối với bệnh nhân ung thư, việc tìm kiếm sự tương thích chỉ là bước đầu tiên. Giai đoạn phục hồi thì thường kéo dài. “Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy mệt mỏi trước khi họ thấy tình trạng tốt hơn. Chúng tôi luôn nói với bệnh nhân rằng đây không phải là chạy nước rút mà là một cuộc đua đường trường” Bác sĩ Yvonne Loh cho biết.