➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, đốt sống lưng, đầu gối là một bệnh khá thường gặp, có thể gây tàn phế suốt đời do bị liệt, teo cơ chi, hay chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Đĩa đệm là cấu trúc nằm ở giữa 2 đốt sống, được cấu tạo từ các vòng xơ dày, chắc, bên trong có nhân nhày có tính đàn hồi. Nhờ đó, đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ và giúp cột sống thực hiện chức năng của mình.
Khi có lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, sai tư thế…), vòng xơ bao quanh bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
Vị trí hay gặp thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và thắt lưng.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Đầu tiên là các chấn thương vào vùng cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, ngã ngồi đập mông xuống đất.
Vận động sai tư thế như cúi, xoay người đột ngột, nghiêng hay xoay người nhấc vật nặng - đặc biệt nhấc vật nặng ở cách xa người dễ gây thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, thoát vị đĩa đệm xảy ra khi làm các công việc đơn giản hàng ngày như nhấc xe máy khi lấy xe trong bãi gửi xe, giũ chăn bông nặng hay vẩy rau sống…
Triệu chứng
Khi thoát vị đĩa đệm không gây chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh, sẽ không có triệu chứng, người bệnh có thể không nhận biết được.
Khi thoát vị gây chèn ép thần kinh, tùy thuộc vị trí đĩa đệm bị thoát vị mà các triệu chứng khác nhau:
Đau vai gáy hoặc thắt lưng, đau tại chỗ hoặc lan xuống cách tay (khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ), lan xuống mông, mặt sau hoặc mặt ngoài chân (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng), đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng khi bị lạnh, đi lại, vận động, ho, hắt hơi, cười; khi nghỉ ngơi, nằm co chân thì đỡ đau.
Có thể có giảm cảm giác hay có cảm giác như kim châm tê bì, bỏng rát.
Trường hợp nặng hoặc bệnh lâu ngày có thể teo cơ chi.
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng, nếu chèn vào đám rối thần kinh đuôi ngựa, người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục (rối loạn cương dương…).
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ, có thể đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ.
Điều trị
Để điều trị có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cần phối hợp nhiều phương pháp.
Trong giai đoạn cấp người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường, nằm giường cứng, tránh vận động. Trong giai đoạn mạn tính cần kết hợp các bài tập phù hợp, treo xà đơn, bơi lội. Tránh bê vác vật nặng, các động tác sai tư thế.
Đeo đai cột sống giúp làm giảm tải tác động lên đĩa đệm.
Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, hồng ngoại, siêu âm...
Y học cổ truyền với các phương pháp châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và dùng các vị thuốc có tác dụng thông kinh lạc, bố can thận như đương quy, ngưu tất, đỗ trọng, tần giao… đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả.
Việc sử dụng các thuốc Tây y như giảm đau chống viêm, giãn cơ, bổ thần kinh, tiêm ngoài màng cứng (trong trường hơp nặng) có nhiều tác dụng phụ cần sự theo dõi chặt chẽ của các bác sỹ chuyên khoa.
Can thiệp ngoại khoa trong trường hợp có chèn ép đám rối thần kinh đuôi ngựa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả.
Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Ninh Thị Hương Giang
Đĩa đệm là cấu trúc nằm ở giữa 2 đốt sống, được cấu tạo từ các vòng xơ dày, chắc, bên trong có nhân nhày có tính đàn hồi. Nhờ đó, đĩa đệm có tác dụng như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ và giúp cột sống thực hiện chức năng của mình.
Khi có lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, sai tư thế…), vòng xơ bao quanh bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây nên hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
Vị trí hay gặp thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và thắt lưng.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Đầu tiên là các chấn thương vào vùng cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, ngã ngồi đập mông xuống đất.
Vận động sai tư thế như cúi, xoay người đột ngột, nghiêng hay xoay người nhấc vật nặng - đặc biệt nhấc vật nặng ở cách xa người dễ gây thoát vị đĩa đệm. Đôi khi, thoát vị đĩa đệm xảy ra khi làm các công việc đơn giản hàng ngày như nhấc xe máy khi lấy xe trong bãi gửi xe, giũ chăn bông nặng hay vẩy rau sống…
Triệu chứng
Khi thoát vị đĩa đệm không gây chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh, sẽ không có triệu chứng, người bệnh có thể không nhận biết được.
Khi thoát vị gây chèn ép thần kinh, tùy thuộc vị trí đĩa đệm bị thoát vị mà các triệu chứng khác nhau:
Đau vai gáy hoặc thắt lưng, đau tại chỗ hoặc lan xuống cách tay (khi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ), lan xuống mông, mặt sau hoặc mặt ngoài chân (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng), đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng khi bị lạnh, đi lại, vận động, ho, hắt hơi, cười; khi nghỉ ngơi, nằm co chân thì đỡ đau.
Có thể có giảm cảm giác hay có cảm giác như kim châm tê bì, bỏng rát.
Trường hợp nặng hoặc bệnh lâu ngày có thể teo cơ chi.
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng, nếu chèn vào đám rối thần kinh đuôi ngựa, người bệnh có thể bị rối loạn đại tiểu tiện, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục (rối loạn cương dương…).
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ, có thể đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ.
Điều trị
Để điều trị có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cần phối hợp nhiều phương pháp.
Trong giai đoạn cấp người bệnh cần nghỉ ngơi tại giường, nằm giường cứng, tránh vận động. Trong giai đoạn mạn tính cần kết hợp các bài tập phù hợp, treo xà đơn, bơi lội. Tránh bê vác vật nặng, các động tác sai tư thế.
Đeo đai cột sống giúp làm giảm tải tác động lên đĩa đệm.
Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, hồng ngoại, siêu âm...
Y học cổ truyền với các phương pháp châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt và dùng các vị thuốc có tác dụng thông kinh lạc, bố can thận như đương quy, ngưu tất, đỗ trọng, tần giao… đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, góp phần điều trị thoát vị đĩa đệm có hiệu quả.
Việc sử dụng các thuốc Tây y như giảm đau chống viêm, giãn cơ, bổ thần kinh, tiêm ngoài màng cứng (trong trường hơp nặng) có nhiều tác dụng phụ cần sự theo dõi chặt chẽ của các bác sỹ chuyên khoa.
Can thiệp ngoại khoa trong trường hợp có chèn ép đám rối thần kinh đuôi ngựa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả.
Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Ninh Thị Hương Giang