Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời, teo cơ nếu không được điều trị sớm. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Một trong những phương pháp được đánh giá hiệu quả đặc biệt với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu, đó là phương pháp điều trị bằng sóng cao tần.
Nguyên nhân và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm là một bộ phận nằm ở giữa liên đốt sống cấu tạo là những bao sơ dày chắc bao bọc một lớp nhầy bên trong có chức năng co dãn, chống sóc để cột sống hoạt động dễ dàng và bảo vệ cột sống khỏi chấn thương.
Các nghiên cứu cho thấy, thoát vị đĩa đệm không chỉ liên quan đến tuổi mà còn do thoái hóa đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo mất tính đàn hồi. Các động tác đột ngột hoặc nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chẳng hạn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân hay đau từ vùng cổ, gáy lan sang hai vai và xuống cánh tay, bàn tay khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Cảm giác đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài từ 1 đến 2 tuần, có khi đau âm ỉ lúc thì đau dữ dội. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, kim châm ở vùng đau.
Điều trị bằng sóng cao tần cho hiệu quả thế nào?
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần mới được phổ biến ở Việt Nam. So với phương pháp đốt bằng laser thì phương pháp này được cho là hiệu quả hơn bởi vẫn bảo vệ nguyên vẹn đĩa đệm, tránh những di chứng vẫn thường gặp trong điều trị bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm ra khỏi đốt sống.
Sóng radio cao tần còn có thể khống chế tốt các bệnh lý mạn tính của vùng thắt lưng, cổ, đau thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ và không có bệnh lý nào khác trên cột sống. Đây là một biện pháp điều trị có chỉ định rất hẹp nhưng nếu chỉ định đúng thì có thể mang lại thành công khoảng 80 đến 90%.
Ưu điểm của việc điều trị bằng phương pháp này là ít đau, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, ít biến chứng.
Để phục hồi nhanh, tránh tái phát, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp dự phòng tái phát như sau:
- Bệnh nhân cần đeo đai lưng hay yếm cổ khoảng một tháng sau khi mổ.
- Tránh các hoạt động nặng, thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàng.
- Tránh tải trọng quá mức lên cột sống, không vác nặng, nâng đỡ các đồ vật từ tư thế quá thấp lên tư thế quá cao dễ gây sai tư thế.
- Thường xuyên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để nâng cao thể lực.
Chuabenhkhop.vn
Nguyên nhân và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm là một bộ phận nằm ở giữa liên đốt sống cấu tạo là những bao sơ dày chắc bao bọc một lớp nhầy bên trong có chức năng co dãn, chống sóc để cột sống hoạt động dễ dàng và bảo vệ cột sống khỏi chấn thương.
Các nghiên cứu cho thấy, thoát vị đĩa đệm không chỉ liên quan đến tuổi mà còn do thoái hóa đĩa đệm, cột sống thiếu mềm dẻo mất tính đàn hồi. Các động tác đột ngột hoặc nâng vật nặng ở vị trí xoay cơ thể cũng có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chẳng hạn, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân hay đau từ vùng cổ, gáy lan sang hai vai và xuống cánh tay, bàn tay khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn. Cảm giác đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài từ 1 đến 2 tuần, có khi đau âm ỉ lúc thì đau dữ dội. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, kim châm ở vùng đau.
Điều trị bằng sóng cao tần cho hiệu quả thế nào?
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng sóng cao tần mới được phổ biến ở Việt Nam. So với phương pháp đốt bằng laser thì phương pháp này được cho là hiệu quả hơn bởi vẫn bảo vệ nguyên vẹn đĩa đệm, tránh những di chứng vẫn thường gặp trong điều trị bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm ra khỏi đốt sống.
Sóng radio cao tần còn có thể khống chế tốt các bệnh lý mạn tính của vùng thắt lưng, cổ, đau thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng điều trị cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ và không có bệnh lý nào khác trên cột sống. Đây là một biện pháp điều trị có chỉ định rất hẹp nhưng nếu chỉ định đúng thì có thể mang lại thành công khoảng 80 đến 90%.
Ưu điểm của việc điều trị bằng phương pháp này là ít đau, bệnh nhân có thể ra viện trong ngày, ít biến chứng.
Để phục hồi nhanh, tránh tái phát, người bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp dự phòng tái phát như sau:
- Bệnh nhân cần đeo đai lưng hay yếm cổ khoảng một tháng sau khi mổ.
- Tránh các hoạt động nặng, thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàng.
- Tránh tải trọng quá mức lên cột sống, không vác nặng, nâng đỡ các đồ vật từ tư thế quá thấp lên tư thế quá cao dễ gây sai tư thế.
- Thường xuyên tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để nâng cao thể lực.
Chuabenhkhop.vn