Để giảm chi phí đầu tư mở quán nước mía, nhiều người thường chọn mua những chiếc máy ép mía cũ có giá thành rẻ. Phương án này tưởng chừng như tiết kiệm được một khoản tiền kha khá, tuy nhiên, hãy xem xét những phân tích dưới đây để biết có nên mua máy ép mía cũ không các bạn nhé.
Chất lượng máy ép mía cũ
Khi mua máy ép mía cũ, bạn sẽ gặp 2 dòng máy đó là máy ép mía thường (có tay quay) và máy ép mía siêu sạch. Dù là loại máy nào thì sau một thời gian sử dụng, bộ phận cán mía (rulo) cũng sẽ bị mòn, các rãnh trên bề mặt trục cán do tiếp xúc nhiều với mía nên sẽ không còn đủ lực để ép mía kiệt nước.
Với những máy ép mía cũ loại thường, sau một thời gian dùng, nước mía bắn vào trục rulo, khiến trục này và các ổ bi bị gỉ sét, không còn đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, khe hở giữa các trục cán cũng ngày càng rộng hơn, vừa làm máy ép không kiệt nước mà vận hành tạo ra tiếng ồn lớn.
Chất lượng và độ sạch của nước mía sau khi ép
Tiếp tục đến một vấn đề quan trọng cũng không kém. Nước mía ép từ các loại máy ép mía cũ thì lẫn với vụn mía rất nhiều, chưa kể đến những loại máy ép mía thường không có bộ phận che chắn, không đảm bảo vệ sinh, mía ép đi ép lại nhiều lần.
Độ an toàn khi sử dụng
Tùy theo thời gian sử dụng của các loại máy ép mía cũ, nhưng phần lớn đều rất hay bị tình trạng mía bị kẹt ở bộ phận cán mía. Đã không ít trường hợp xảy ra tai nạn khi người dùng cố đẩy mía qua trục cán. Với những máy ép mía siêu sạch thì bạn phải kiểm tra công tắc 2 chiều còn dùng được không vì nếu tính năng này bị hỏng thì mía bị kẹt sẽ rất khó lấy ra.
Tóm lại, bạn có thể mua máy ép mía cũ để tiết kiệm chi phí nếu như bạn rành về loại máy này, bạn có thể tự xem xét và đánh giá tình trạng máy còn chất lượng không.
Một số lưu ý khi mua máy ép mía cũ:
Chất lượng máy ép mía cũ
Khi mua máy ép mía cũ, bạn sẽ gặp 2 dòng máy đó là máy ép mía thường (có tay quay) và máy ép mía siêu sạch. Dù là loại máy nào thì sau một thời gian sử dụng, bộ phận cán mía (rulo) cũng sẽ bị mòn, các rãnh trên bề mặt trục cán do tiếp xúc nhiều với mía nên sẽ không còn đủ lực để ép mía kiệt nước.
Với những máy ép mía cũ loại thường, sau một thời gian dùng, nước mía bắn vào trục rulo, khiến trục này và các ổ bi bị gỉ sét, không còn đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, khe hở giữa các trục cán cũng ngày càng rộng hơn, vừa làm máy ép không kiệt nước mà vận hành tạo ra tiếng ồn lớn.
Chất lượng và độ sạch của nước mía sau khi ép
Tiếp tục đến một vấn đề quan trọng cũng không kém. Nước mía ép từ các loại máy ép mía cũ thì lẫn với vụn mía rất nhiều, chưa kể đến những loại máy ép mía thường không có bộ phận che chắn, không đảm bảo vệ sinh, mía ép đi ép lại nhiều lần.
Độ an toàn khi sử dụng
Tùy theo thời gian sử dụng của các loại máy ép mía cũ, nhưng phần lớn đều rất hay bị tình trạng mía bị kẹt ở bộ phận cán mía. Đã không ít trường hợp xảy ra tai nạn khi người dùng cố đẩy mía qua trục cán. Với những máy ép mía siêu sạch thì bạn phải kiểm tra công tắc 2 chiều còn dùng được không vì nếu tính năng này bị hỏng thì mía bị kẹt sẽ rất khó lấy ra.
Tóm lại, bạn có thể mua máy ép mía cũ để tiết kiệm chi phí nếu như bạn rành về loại máy này, bạn có thể tự xem xét và đánh giá tình trạng máy còn chất lượng không.
Một số lưu ý khi mua máy ép mía cũ:
- Kiểm tra tất cả các tính năng hoạt động của máy ép mía còn sử dụng tốt không.
- Tiếp đến kiểm tra toàn bộ các bộ phận của máy ép mía như trục cán, khung máy, lưới lọc cặn... xem có bị gỉ sét hay bị biến dạng không.
- Vận hành thử xem máy ép mía hoạt động như thế nào, về độ ép khô nước, độ ồn của động cơ.
- Với những xe nước mía thì kiểm tra bốn bánh xe có bị hư bánh nào không.