Chuyển mùa là giai đoạn thời tiết thay đổi với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, bạn rất dễ mắc bệnh. không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra.
Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm. Nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể mắc bệnh cảm cúm là do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, độ ẩm không khí thấp đột ngột. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm.
Triệu chứng đầu tiên của cảm cúm là sốt, ngứa – đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C. Triệu chứng ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường bệnh cảm cúm kéo dài trong khoảng 1 tuần. Đặc biệt, lúc này cổ họng bạn cảm thấy rất khô và khó chịu, ăn uống rất khó khăn vì khi nuốt vào cảm thấy rất đau.
Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không đến cơ sở y tế khám. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cảm cúm chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…
CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM CÚM
Một cách cho cảm cúm nhanh khỏi là tiêu diệt mầm bệnh cúm ngay từ khi có biểu hiện đau họng. Hãy súc họng mỗi ngày để giữ cho vùng khoang miệng và khổ họng sạch hết vi trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Ngay cả khi không bị cảm cúm thì việc súc họng mỗi ngày có thể giúp điều ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.
Súc họng đúng cách:
B1: Rót 20 - 30ml dung dịch nước muối hoặc nước súc họng vào cốc
B2: Dùng 1 phần dung dịch để súc khoang miệng, sau đó nhổ ra
B3: Dùng phần dung dịch còn lại để súc họng: Ngửa đầu ra sau, dùng hơi khà cho nước không chảy ngược xuống khoang họng.
B4: Lặp lại 3 bước này nếu cần.
Bạn sẽ thấy cổ họng êm dịu hẳn ra ngay từ lần súc đầu tiên.
Nên chú ý ăn uống đủ chất, cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hằng ngày. Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt trong chế độ ăn uống nên bổ sung tỏi và các chế phẩm từ tỏi vì chúng có tác dụng phòng ngừa cúm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Uống nhiều nước là một trong những cách giúp cơ thể phòng chống bệnh cảm cúm. Theo các chuyên gia y tế, bị cúm việc uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…), đặc biệt là nước ấm, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi khó chịu.
JalyKubra sưu tầm
Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm. Nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể mắc bệnh cảm cúm là do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, độ ẩm không khí thấp đột ngột. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm.
Triệu chứng đầu tiên của cảm cúm là sốt, ngứa – đau rát họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, xung huyết mắt, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, có thể sốt đến 39 độ C. Triệu chứng ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường bệnh cảm cúm kéo dài trong khoảng 1 tuần. Đặc biệt, lúc này cổ họng bạn cảm thấy rất khô và khó chịu, ăn uống rất khó khăn vì khi nuốt vào cảm thấy rất đau.
Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không đến cơ sở y tế khám. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cảm cúm chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…
CÁCH PHÒNG NGỪA CẢM CÚM
Một cách cho cảm cúm nhanh khỏi là tiêu diệt mầm bệnh cúm ngay từ khi có biểu hiện đau họng. Hãy súc họng mỗi ngày để giữ cho vùng khoang miệng và khổ họng sạch hết vi trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Ngay cả khi không bị cảm cúm thì việc súc họng mỗi ngày có thể giúp điều ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.
Súc họng đúng cách:
B1: Rót 20 - 30ml dung dịch nước muối hoặc nước súc họng vào cốc
B2: Dùng 1 phần dung dịch để súc khoang miệng, sau đó nhổ ra
B3: Dùng phần dung dịch còn lại để súc họng: Ngửa đầu ra sau, dùng hơi khà cho nước không chảy ngược xuống khoang họng.
B4: Lặp lại 3 bước này nếu cần.
Bạn sẽ thấy cổ họng êm dịu hẳn ra ngay từ lần súc đầu tiên.
Nên chú ý ăn uống đủ chất, cần tăng cường các loại rau xanh, củ quả vào thực đơn hằng ngày. Bổ sung dinh dưỡng và cân đối các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt trong chế độ ăn uống nên bổ sung tỏi và các chế phẩm từ tỏi vì chúng có tác dụng phòng ngừa cúm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Uống nhiều nước là một trong những cách giúp cơ thể phòng chống bệnh cảm cúm. Theo các chuyên gia y tế, bị cúm việc uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả…), đặc biệt là nước ấm, sẽ giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi khó chịu.
JalyKubra sưu tầm