Trẻ Biếng Ăn Mẹ Phải Làm Sao Đây?

trang ly

New member
User ID
111510
Tham gia
22 Tháng hai 2016
Bài viết
5
Điểm tương tác
0
Tuổi
23
Đồng
0
Cha mẹ nào nuôi con cũng mong muốn con mình ăn ngoan, ngủ kỹ và chóng lớn. Tuy nhiên, không may bé nhà bạn bị biếng ăn? Lúc này, câu hỏi ”trẻ biếng ăn phải làm sao?, trẻ lười ăn phải làm thế nào đây?” lại được đặt ra đối với các ông bố bà mẹ không may này. Vậy giải pháp là gì? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Khi trẻ biếng ăn, lượng thức ăn hàng ngày mà bé ăn vào sẽ không đủ so với lượng thức ăn yêu cầu cho cơ thể phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Vì vậy, điều cơ bản nhất mà các bậc cha mẹ cần làm cho bé là: giúp bé hấp thụ tối đa lượng thức ăn bé đã ăn được, và kích thích vị giác, kích thích khả năng thèm ăn của trẻ.

Điều đầu tiên mẹ cần làm đó là hỗ trợ tối đa cho hệ tiêu hóa non nớt của bé

Điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần phải làm cho bé là giúp bé tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, hấp thu được tối đa lượng thức ăn mà bé đã ăn vào cơ thể.

Khi bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện và rất non yếu. Vì thế, bạn cần hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách bổ sung những hoạt chất có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh và hấp thụ tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cần lên thực đơn cho bé với những món có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng dễ hấp thụ. Nó sẽ giúp cơ thể bé tốn ít thời gian để chuyển hóa, giúp bé mặc dù biếng ăn vẫn có được lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nếu như tình trạng bé biếng ăn trở nên nghiêm trọng, bạn nên nhờ tới tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để nhận được lời khuyên tốt nhất về cách lên thực đơn, cách cho bé ăn và các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé.

Tiếp theo mẹ cần giúp trẻ cải thiện vị giác, tăng cảm giác ngon miệng

Các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin nhóm B, Kẽm và Lysine.. có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này cho bé qua các sản phẩm bổ sung.

Thêm vào đó, việc lưu ý tới hương vị, màu sắc và cách trang trí của món ăn cũng rất quan trọng. Việc bạn nấu các món theo đúng khẩu vị mà bé thích, trang trí món ăn một cách đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng hơn với thức ăn và tạo cảm giác ngon miệng hơn, thích thú hơn khi ăn.

Cho bé ăn khi bé đói, khi bé thực sự có nhu cầu ăn

Việc mẹ theo dõi và biết được khi nào bé đói, khi nào bé có nhu cầu ăn uống sẽ tốt cho bé và bé sẽ ăn nhiều hơn. Vì khi đó dạ dày tiết enzym nhiều hơn, kích thích cảm giác “thèm” ăn của trẻ. Và chỉ nên cho bé ăn với số lượng vừa đủ, không ép buộc bé ăn và không kéo dài thời gian. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc này, mẹ cần cho bé ăn đúng bữa, các bữa ăn cách nhau khoảng 2-3 giờ đồng hồ để cả mẹ và bé đều phần biệt được cảm giác no, đói.

Tập luyện từ nhỏ cho bé thói quen ăn uống khoa học

Mẹ nên rèn luyện cho bé có một thói quen ăn uống khoa học ngay từ bé. Một số thói quen ăn uống khoa học sẽ là cho bé như ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đồng thời, các bữa ăn diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mẹ không cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn buổi tối quá no. Ngoài ra, mẹ cần tránh tạo thành thói quen xem tivi hoặc nghe nhạc trong lúc bé ăn. Vì sau này bé có thể chỉ ăn khi được xem ti vi.

Cho bé ăn kèm thêm các loại sản phẩm bổ sung có tác dụng giúp kích thích vị giác của trẻ biếng ăn. Các loại sản phẩm này sẽ có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, khiến trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Nó cũng khiến thức ăn được tiêu hóa trôi chảy, bé hình thành phản xạ hấp thu thức ăn ngon lành.

Cả gia đình cùng hỗ trợ bé hết biếng ăn

Trong giờ ăn của bé, mẹ nên cố gắng tạo không khí ăn uống vui vẻ cho bé như một câu chuyện hoặc trò chơi thú vị với thức ăn. Nếu bé không muốn ăn mẹ có thể dừng lại, chứ không nên ép buộc bé ăn. Đôi khi mẹ có thể dành những phần quà nhỏ để khuyến khích bé ăn hết suất ăn nhưng không nên tạo thành thói quen.

Có một số bà mẹ hay lừa bé uống thuốc trong khi ăn. Khiến bé có cảm giác sợ hãi mỗi khi nghĩ tới việc “ăn thuốc đắng”. Tình trạng này dần dần sẽ khiến bé có những suy nghĩ khủng khiếp về bữa ăn.

Nên cho bé ngồi ăn cùng với gia đình để bé vừa có thể học cách ăn uống của các thành viên khác vừa tạo cho bé không khí ăn uống. Các thành viên trong gia đình cảm thấy ngon miệng và cảm giác đó sẽ lan truyền tới bé. Bé có thể tự dùng thìa hoặc đũa để gắp món mà bé thích.

Ngoài ra, mẹ nên để bé tự do vận động, và có các trò chơi cần sự di chuyển, vận động của chân tay để bé tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và có cảm giác đói, thèm ăn. Hay mẹ nhờ bé phụ giúp mình chuẩn bị nấu các món ăn cho bé hoặc cả nhà, sẽ khiến bé thích thú và háo hức để được ăn các món ăn do mình đã góp công sức nấu.

Thymokid tăng cường sức đề kháng, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon hơn.

THYMOKID%20ong.jpg


Thymokid sản phẩm của Công Ty TNHH TM Dược Phẩm Trang Ly; với các thành phần là: Thymomodulin, Lysine, Kẽm, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6. Sản phầm có tác dụng: hỗ trợ miễn dịch, kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất, giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh. Thymokid được điều chế ở 3 dạng, có mùi vị thơm ngon nên phù hợp với từng sở thích của trẻ. Sản phẩm dùng tốt cho:

- Trẻ em có sức đề kháng kém

- Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

- Trẻ gầy yếu hay mắc bệnh đường hô hấp

Thymokid đã đạt danh hiệu “ Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm 2013” do người tiêu dùng bình chọn.

Để biết thêm thông tin chi tiết các bạn xem tại: tranglypharma.com
 

mẹ pin

New member
User ID
128658
Tham gia
10 Tháng mười một 2016
Bài viết
13
Điểm tương tác
0
Tuổi
39
Đồng
0
Giải pháp toàn diện nào cho trẻ biếng ăn?

Biếng ăn là một vòng luẩn quẩn nếu không tìm ra giải pháp giúp trẻ hết biếng ăn thì sẽ thành một vòng tròn bệnh lý làm cho trẻ mệt mỏi, gầy yếu, mất cảm giác thèm ăn và tình trạng biếng ăn ngày càng trầm trọng hơn.

Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ trẻ biếng ăn là rất cao, kể cả ở những nước phát triển như Mỹ, Tây Ban Nha, Italia…có thể lên tới trên 50%. ở Việt Nam, chưa có thống kê chính xác cụ thể tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng thì tỷ lệ này cũng rất cao.
Khi các bậc cha mẹ thấy con mình có hiện tượng biếng ăn thì cũng đừng quá lo lắng mà trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn của con. Biếng ăn ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân, có thể liệt kê một số nguyên nhân chính dưới đây:

• Biếng ăn do tâm lý (thường gặp nhất). Thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi, bị gò bó vào một khuôn khổ nào đó hoặc bị đánh lừa.
• Trẻ biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: ăn dặm hay ăn cơm quá sớm
• Lười ăn do bệnh lý: Suy dinh dưỡng; nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng, nhiễm siêu vi; bệnh lý răng miệng, loạn khuẩn đường ruột,…
• Trẻ Lười ăn sinh lý. Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày – vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với những lúc bé biết lật, ngồi, đứng, đi…
• Bé biếng ăn do thuốc. Kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột; dùng quá nhiều vitamin…
• Biếng ăn “của cha mẹ”: Quá lo lắng về tăng trưởng của con, thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa, nghĩ trẻ biếng ăn mặc dù vẫn tăng cân, chiều cao tốt.
• Bé Lười ăn do một số nguyên nhân khác. Ít gặp như sau chủng ngừa, sau chấn thương (té ngã…).
• Chán ăn bẩm sinh. Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi không bao giờ đòi bú
nguyen-nhan-bieng-an.jpg


Một số nguyên nhân biếng ăn chính

Đây là những nguyên nhân biếng ăn thường gặp mà các bậc cha mẹ có thể dựa vào đó để biết được để bé rơi vào tình trạng lười ăn nào, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp.

Cha mẹ nên cho trẻ ăn theo cữ ( 3-4 cữ ăn chính, cố định / ngày), khuyến khích, tạo ra hứng thú khi ăn, đừng ép bé ăn khối lượng thức ăn lớn cùng một lúc khi bé đang có cảm giác chán ăn. Hãy tìm những công thức chế biến những món có khẩu vị ngon miệng với bé, bài trí ngộ nghĩnh để tạo cảm hứng khám phá cho bé.
Cha mẹ không nên cho con ăn vặt, uống nước ngọt hoặc các thức ăn có thể làm ảnh hưởng mạnh đến vị giác của trẻ trước khi ăn sẽ làm cho trẻ mất hứng thú đối với bữa ăn chính.
Với những trường hợp trẻ mới ốm dậy, trẻ bị nhiễm ký sinh trùng, siêu vi, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đường ruột… đang phải dùng thuốc điều trị cha mẹ đừng nên nôn nóng, ép trẻ ăn nhiều mà có thể ăn ít một và chia thành nhiều bữa.
Giải pháp sử dụng sản phẩm siro ăn ngon có nguồn gốc tự nhiên, có tác dụng tăng cường chuyển hóa, kích thích cảm giác thèm ăn tự nhiên trong cơ thể trẻ cũng được khuyên dùng. Ưu điểm của giải pháp này là tác động trực tiếp vào các giai đoạn của vòng tròn biếng ăn, cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn lâu dài và bền vững.
Những thành phần thiên nhiên kết hợp để tạo hiệu quả chữa biếng ăn toàn diện đó là: sữa ong chúa, cao tầm xuân Châu Âu, cao việt quất Châu Âu và Vitamin nhóm B. Các thành phần này sẽ tập trung cải thiện những giai đoạn quan trọng nhất của vòng tròn bệnh lý biếng ăn: Giai đoạn khởi phát – Bé biếng ăn; Giai đoạn ốm yếu, mất cảm giác thèm ăn và Giai đoạn mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng đề kháng.

siro-an-ngon-Buona-Energia-Oro.jpg


Thành phần thiên nhiên kết hợp để tạo hiệu quả chữa biếng ăn toàn diện: Siro ăn ngon Buona Energia Oro

Trẻ biếng ăn là tình trạng khá phố biến nhưng cha mẹ đừng vì thế mà coi thường hay không tìm giải pháp khắc phục kịp thời. Trang bị các kiến thức cơ bản. tìm nguyên nhân và có giải pháp khắc phục phù hợp sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua giai đoạn này.
 

nguyenthimy

New member
User ID
140700
Tham gia
4 Tháng bảy 2017
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
Tuổi
38
Địa chỉ
Sài Gòn
Đồng
0
Bé cháu mình biếng ăn lắm, ngày nào mẹ bé cũng mất 2-3 tiếng ngồi đút cho bé ăn. Bé có tật ngậm, lười nhai, chỉ ham chơi. Hôm nọ mẹ bé cho bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng, được bác sĩ khuyên thế này: khi bé ăn, cần cho bé tập trung 1 việc là ăn thôi thì sẽ tốt hơn, chỉ cho bé ngồi ăn 30p, quá đó mẹ dẹp đồ ăn và không cho bé ăn nữa. Không cho uống sữa hay ăn bánh kẹp bù vào bữa. Đợi đến bữa tiếp theo sẽ cho bé ăn như vậy. Bên cạnh đó mẹ bé đổi món ăn cho bé, không ăn lặp đi lặp lại làm bé ngán ngẩm. Và cứ thế bé nhà mình ăn ngoan hẳn ra luôn ấy.
Còn nữa, bac sĩ dặn nhà mình, khi bé ăn nhai không tốt cần kiểm tra tình trạng răng miệng của bé, bé ăn bánh kẹo nhiều, sâu răng cũng ảnh hưởng đến việc nhai không hiệu quả đó ạ. Nên từ đó rút ra rằng bánh kẹo chỉ làm bé lười ăn hơn thôi ạ. Gia đình mình từ hôm nay cũng không chiều bé, dụ bé bằng bất cứ loại bánh kẹo nào khác nữa. E chia sẻ kinh nghiệm hi vọng các bà mẹ có thể giúp con mình ăn tốt hơn ạ.
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom