Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 đã khép lại nhưng bức thư của cô viết về người cha thương binh vẫn được cư dân mạng truyền tay nhau liên tục. Nhiều người đã rơi lệ khi đọc bức thư này và nhận xét đây là câu chuyện mà mỗi người trẻ cần phải đọc để hiểu hơn về quê hương đất nước, về những hy sinh của cha ông, qua đó biết trân trọng và giữ gìn hòa bình cho tổ quốc.
Lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm cuối bài viết: "Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc. Thế nên còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ" được nhiều người tâm đắc nhất.
[TD="class: Image"]Lê Thị Hương, tác giả bài viết về người cha thương binh. Ảnh: Infonet .
Người con gái ấy tên Lê Thị Hương (quê ở Hải Dương). Hương cho biết, bố em là thương binh Lê Anh Tuấn, tham gia bộ đội khi mới 18 tuổi. Lần đầu tiên ông Tuấn nhập ngũ là năm 1974, lúc chiến tranh đợt ấy đã vào hồi cuối. Do lớp của ông là tân binh nên còn huấn luyện trường kỳ rồi mới được tuyển đưa "đi B". Song lần ấy may là ông Tuấn chưa phải ra chiến trường thì chiến tranh kết thúc.
Đến năm 1977 ông Tuấn được giải ngũ trở về và cưới vợ. Gần 2 năm sau hai đứa con của ông (là chị em Hương) lần lượt chào đời trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
Song chỉ sau đó một tháng, em trai ruột của ông Tuấn (Hương gọi là chú Tư) có lệnh gọi nhập ngũ. Do người em trai này tính hiền lành, nhút nhát lại vừa cưới vợ nên ông Tuấn đã tình nguyện xin đi nghĩa vụ thay. Lúc ấy tình cảnh đất nước lâm nguy đang cần người đã có kinh nghiệm chiến trường nên đơn tình nguyện của được chấp thuận ngay. Đưa tiễn người lính lên đường nhập ngũ ngày ấy có bố mẹ, vợ và cả hai đứa con nhỏ của ông Tuấn.
Vào quân ngũ một thời gian ngắn ông Tuấn nhận được lệnh tham chiến ở chiến trường Campuchia. Thời gian đầu còn có chút tin tức về nhà, càng về sau càng biền biệt...
"Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được", cô con gái kể trong thư. Mãi sau này mới biết là tin báo tử kia là nhầm lẫn.
Suốt thời gian này đứa con gái đầu của ông Tuấn bệnh tật triền miên đến nỗi người mẹ phải đưa con về nhà ông bà để nhờ chăm sóc giúp. Có hôm cô bé lên sởi mủ xanh mủ vàng ngất đi tưởng chết. Lúc người chú mang ra góc giường đặt thì mẹ em khóc ngất, song khi thấy cánh tay con gái cựa quậy, bà vội vàng ôm con vào lòng cho bú. Trong những năm tháng bi đát này, người cha vẫn biền biệt bơi chiến trường lửa đạn, không chút tin tức.
Sự thật là lúc này ông Tuấn đã bị thương nặng . Một lần đi họp giao ban buổi tối ông đã đạp trúng mìn khiến bàn chân dập nát, được đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ buộc phải cưa chân cho cho ông. Vì không có thuốc gây tê nên phải tiến hành cưa sống rất đau, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét của người thương binh.
Mãi 2 ngày sau ông Tuấn mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng. Lần này nằm viện, bác sĩ tiếp tục cắt bỏ thêm một đoạn chân của bệnh nhân vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Sau đó ông Tuấn được giữ lại điều trị thêm vài năm trong tình trạng chiếc chân phải bị cưa 1/3, còn một mảnh đạn găm ở đùi, hai tai bị điếc nhẹ.
Ngày người thương binh trở về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65% cả gia đình rất buồn. Tuy nhiên ai cũng nén nỗi đau vì ý thức rằng "còn về được đã là đại phúc rồi". Bởi sau này ông Tuấn kể lại, hồi tham chiến được một tháng, chính tay ông đã phải gói hài cốt của bạn mình để đưa lên trực thăng mang về nhà.
Mặc dù vậy từ ngày ông Tuấn trở về với gia đình , nét mặt ông trông dữ dằn hơn bởi những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại. Người con đầu lúc ấy đã lớn nhất định không chịu nhận bố vì sợ cái nạng và chiếc chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của cô này (tức là cháu ngoại ông Tuấn) mỗi lần nhìn cái chân tật nguyền của ông, nó đều khóc thét.
"Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ", Hương thuật lại. Trong suốt 18 năm sống bên bố, cô con út vẫn nhớ những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, những đêm ông rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn vẫn nằm trong người, rồi những lần bố đi xe máy hơi va quẹt đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được...
Mặc dù vậy, Hương kể, "bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành".
Chiến tranh đã lùi xa cả mấy thập kỷ rồi nhưng những hy sinh to lớn của người cha vẫn còn đó trong lòng Huonwg như mới xảy ra vậy. Cô gái nhớ mãi hồi học lớp 11, em học kém nên một hôm bị bố đánh. Đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu Hương không thể nào quên được răng: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ!". Quả đúng là từ khi cắp sách tới trường đến khi học xong đại học, chị em Hương đều được miễn học phí vì nhờ có bố là thương binh.
Về phần mẹ của Hương, mặc dù không trực tiếp xông pha trận mạc hồi ấy nhưng những gì mà chiến tranh để lại cũng khiến bà đau đơn khôn nguôi . "Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về", câu chuyện được người con gái út kể tiếp.
Cũng có đôi lần ai đó đề cập đến chiến tranh, người mẹ chỉ lơ đãng nói một câu: "Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai của Hương) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".
"Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc. Thế nên còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ", cô gái bày tỏ trong thư.
Thi Trân
Lời nhắn nhủ của tác giả gửi gắm cuối bài viết: "Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc. Thế nên còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ" được nhiều người tâm đắc nhất.
[TD="class: Image"]Lê Thị Hương, tác giả bài viết về người cha thương binh. Ảnh: Infonet .
Người con gái ấy tên Lê Thị Hương (quê ở Hải Dương). Hương cho biết, bố em là thương binh Lê Anh Tuấn, tham gia bộ đội khi mới 18 tuổi. Lần đầu tiên ông Tuấn nhập ngũ là năm 1974, lúc chiến tranh đợt ấy đã vào hồi cuối. Do lớp của ông là tân binh nên còn huấn luyện trường kỳ rồi mới được tuyển đưa "đi B". Song lần ấy may là ông Tuấn chưa phải ra chiến trường thì chiến tranh kết thúc.
Đến năm 1977 ông Tuấn được giải ngũ trở về và cưới vợ. Gần 2 năm sau hai đứa con của ông (là chị em Hương) lần lượt chào đời trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
Song chỉ sau đó một tháng, em trai ruột của ông Tuấn (Hương gọi là chú Tư) có lệnh gọi nhập ngũ. Do người em trai này tính hiền lành, nhút nhát lại vừa cưới vợ nên ông Tuấn đã tình nguyện xin đi nghĩa vụ thay. Lúc ấy tình cảnh đất nước lâm nguy đang cần người đã có kinh nghiệm chiến trường nên đơn tình nguyện của được chấp thuận ngay. Đưa tiễn người lính lên đường nhập ngũ ngày ấy có bố mẹ, vợ và cả hai đứa con nhỏ của ông Tuấn.
Vào quân ngũ một thời gian ngắn ông Tuấn nhận được lệnh tham chiến ở chiến trường Campuchia. Thời gian đầu còn có chút tin tức về nhà, càng về sau càng biền biệt...
"Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được", cô con gái kể trong thư. Mãi sau này mới biết là tin báo tử kia là nhầm lẫn.
Suốt thời gian này đứa con gái đầu của ông Tuấn bệnh tật triền miên đến nỗi người mẹ phải đưa con về nhà ông bà để nhờ chăm sóc giúp. Có hôm cô bé lên sởi mủ xanh mủ vàng ngất đi tưởng chết. Lúc người chú mang ra góc giường đặt thì mẹ em khóc ngất, song khi thấy cánh tay con gái cựa quậy, bà vội vàng ôm con vào lòng cho bú. Trong những năm tháng bi đát này, người cha vẫn biền biệt bơi chiến trường lửa đạn, không chút tin tức.
Sự thật là lúc này ông Tuấn đã bị thương nặng . Một lần đi họp giao ban buổi tối ông đã đạp trúng mìn khiến bàn chân dập nát, được đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ buộc phải cưa chân cho cho ông. Vì không có thuốc gây tê nên phải tiến hành cưa sống rất đau, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét của người thương binh.
Mãi 2 ngày sau ông Tuấn mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng. Lần này nằm viện, bác sĩ tiếp tục cắt bỏ thêm một đoạn chân của bệnh nhân vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Sau đó ông Tuấn được giữ lại điều trị thêm vài năm trong tình trạng chiếc chân phải bị cưa 1/3, còn một mảnh đạn găm ở đùi, hai tai bị điếc nhẹ.
Ngày người thương binh trở về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65% cả gia đình rất buồn. Tuy nhiên ai cũng nén nỗi đau vì ý thức rằng "còn về được đã là đại phúc rồi". Bởi sau này ông Tuấn kể lại, hồi tham chiến được một tháng, chính tay ông đã phải gói hài cốt của bạn mình để đưa lên trực thăng mang về nhà.
Mặc dù vậy từ ngày ông Tuấn trở về với gia đình , nét mặt ông trông dữ dằn hơn bởi những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại. Người con đầu lúc ấy đã lớn nhất định không chịu nhận bố vì sợ cái nạng và chiếc chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của cô này (tức là cháu ngoại ông Tuấn) mỗi lần nhìn cái chân tật nguyền của ông, nó đều khóc thét.
"Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ", Hương thuật lại. Trong suốt 18 năm sống bên bố, cô con út vẫn nhớ những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, những đêm ông rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn vẫn nằm trong người, rồi những lần bố đi xe máy hơi va quẹt đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được...
Mặc dù vậy, Hương kể, "bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành".
Chiến tranh đã lùi xa cả mấy thập kỷ rồi nhưng những hy sinh to lớn của người cha vẫn còn đó trong lòng Huonwg như mới xảy ra vậy. Cô gái nhớ mãi hồi học lớp 11, em học kém nên một hôm bị bố đánh. Đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu Hương không thể nào quên được răng: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ!". Quả đúng là từ khi cắp sách tới trường đến khi học xong đại học, chị em Hương đều được miễn học phí vì nhờ có bố là thương binh.
Về phần mẹ của Hương, mặc dù không trực tiếp xông pha trận mạc hồi ấy nhưng những gì mà chiến tranh để lại cũng khiến bà đau đơn khôn nguôi . "Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về", câu chuyện được người con gái út kể tiếp.
Cũng có đôi lần ai đó đề cập đến chiến tranh, người mẹ chỉ lơ đãng nói một câu: "Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai của Hương) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".
"Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc. Thế nên còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ", cô gái bày tỏ trong thư.
Thi Trân