nguyễn huy thạc
New member
Kỹ thuật trồng đậu nành
-Tên khoa học: Soja Hispida,M.
-Tên Pháp: Soja.
-Tên Anh: Soy Bean.
-Họ: Légumineuses.
-Tên Pháp: Soja.
-Tên Anh: Soy Bean.
-Họ: Légumineuses.
-Điều kiện khí hậu: Khí hậu nước ta rất thích hợp để trồng đậu nành. Có thể trồng từ đồng bằng đến Cao nguyên ở Nam Bộ cũng như ở Trung Bộ, các tỉnh trồng nhiều đậu nành là: Sóc Trăng, Châu Đốc, Vĩnh Long, Long Khánh, Tây Ninh, Bình Định, Quảng Nam, Phú Yên. Ở Cao Nguyên trồng nhiều ở vùng Bầu Cá, Giàu Giây, Xuân Lộ, An Lộc, Lagna.
-Điều kiện đất đai: Đất thích hợp nhất với cây đậu nành là đất thịt pha cát vùng đất cao hoặc ruộng ít sét dễ thoát nước, độ chua pH 6-6,8.
Kỹ thuật canh tác đậu nành:
a) Làm đất:
Cày bừa cho tơi đất, lượm cỏ sạch sẽ trộn vào 10 tấn phân chuồng hoai và 0,5kg TC-Mobi làm phân căn bản. Trồng lúc mưa nhiều ở đất thấp cần làm liếp rộng 1,5-2m. Ở đất cao khô ráo không cần lên liếp.
b) Cách trồng:
Trước hết, nên khử độc hạt giống. Trộng 5-8g thuốc Spergon với 1kg hạt giống đậu nành khử độc sẽ cho năng suất cao hơn hạt đậu thường.
Gieo mỗi lỗ 2-3 hạt, sau tỉa bớt chừa lại 2 cây/lỗ.
Lỗ cách nhau 30cm (nếu trồng trước tháng 7) và cách nhau 25cm (nếu trồng vào tháng 8 hoặc trễ hơn).
Mỗi hàng cách nhau 40-50cm. Đậu nành nhiều nhánh ngang. Trồng dày ít trái. Hạt được gieo sâu khoảng 3cm rồi phủ lại một lớp đất xốp.
Có thể giăng dây vạch hàng sâu 3cm cách nhau 40cm, rồi gieo dưới đáy hàng hạt này cách hạt kia 5cm. Khi cấy lên chừng 5-10cm thì tỉa bớt cho thưa (cây cách nhau khoảng 30cm).
Trồng được 8 hàng đậu nành xong thì bỏ hàng thứ 9 không trồng để làm lối đi săn sóc đậu. Mỗi mẫu cần 50kg hạt giống.
c) Mùa trồng:
Có thể trồng đậu quanh năm ở đất có dẫn thủy hay tưới nước. Ở đất khô trồng từ đầu mùa mưa khoảng tháng 5 đến tháng 9.
d) Chăm sóc: Tưới hay dẫn nước nếu không mưa sau khi gieo và lúc cây còn nhỏ.
Làm cỏ và vun gốc lần 1: Sau khi trồng 15 ngày.
Làm cỏ và vun gốc lần 2: Sau lần một 15 ngày.
e) Phân bón:
Công thức 1 (cho 1 ha)
-150kg phân diêm.
-130 kg phốt phát tricalcid.
-70kg clorua bồ tạt.
-0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.
-130 kg phốt phát tricalcid.
-70kg clorua bồ tạt.
-0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.
Công thức 2: (cho 1 ha)
-100kg Ammophosko 20-20-15.
-100kg phốt phát tricalcid (hoặc 300kg supe phốt phát canxi 18%).
-75kg clorua bồ tạt.
-0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.
-100kg phốt phát tricalcid (hoặc 300kg supe phốt phát canxi 18%).
-75kg clorua bồ tạt.
-0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi.
Trộn 3 thứ lẫn nhau
Sau khi trồng được 15 ngày, bón phân theo hàng, cách gốc 5-8cm. Sau khi bón phân làm cỏ vun gốc.
f) Sâu bệnh:
Cách thứ nhất: Dùng thuốc Endrin nhủ dầu 19,5% (Tỷ lệ 2cc thuốc pha với 1 lít nước) hoặc DDT bột 75%.
-Malathion bột 58%.
-Dieldrin bột 50%.
-Dieldrin bột 50%.
Xịt lần 1-7 ngày sau khi hạt nảy mầm.
2-15 ngày sau lần 1.
3 ngày khi bông bắt đầu kết trái.
4 ngày khi trái bắt đầu có hạt. Nên pha thuốc trong thùng thứ đựng xăng (200 lít).
Cách thứ 2:
1) Trừ sâu đục thân cây: Dùng furadan(3g) trộn với đất (20kg/Ha) hay Endrin 19,5% nhủ dầu (tỷ lệ 1/350) xịt 1-2 tuần 1 lần, khi cây mọc từ 5 ngày.
2) Trừ rầy, sâu ăn lá: Dùng Sevin bột 50% hay Malathion 57% nhủ dầu (tỷ lệ 1/300 đến 1/400) xịt 1 tuần 1 lần.
3) Trừ sâu đục trái: Dùng Endrin bột (tỷ lệ 1/350) xịt đều trên cây và trái mới tượng 2 tuần 1 lần.
2) Trừ rầy, sâu ăn lá: Dùng Sevin bột 50% hay Malathion 57% nhủ dầu (tỷ lệ 1/300 đến 1/400) xịt 1 tuần 1 lần.
3) Trừ sâu đục trái: Dùng Endrin bột (tỷ lệ 1/350) xịt đều trên cây và trái mới tượng 2 tuần 1 lần.
Ngưng xịt 2 tuần trước khi hái đậu.
Bệnh: Đậu nành thường bị bệnh khảm nhất là vào mùa mưa. Bệnh ở trong hạt và do sâu bọ truyền đi. Để hạn chế thiệt hại chỉ có cách:
-Không dùng hạt đậu giống của cây bị bệnh khảm.
-Đốt và thiêu hủy những cây con vừa bị bệnh.
-Xịt thuốc diệt sâu bọ côn trùng để bệnh không lan tràn được.
g) Giống đậu nành:
Giống địa phương (VN cải thiện) có các giống:
-Dòng V 67-8 (dòng thuần túy): 94 ngày.
-PS-67_27 (hạt vàng): 100-108 ngày.
-PS-67_25: 100-108 ngày.
-PS-67_31: 100-108 ngày.
-PS-67_27 (hạt vàng): 100-108 ngày.
-PS-67_25: 100-108 ngày.
-PS-67_31: 100-108 ngày.
Những giống cải thiện này có đặc điểm là ít chịu ảnh hưởng nhật quang kỳ, kháng sâu bệnh, tăng trưởng mạnh, ít ngã.
Đậu nành du nhập có các giống:
-Palmetto giống Đài Loan (94 ngày) được trồng nhiều nhất tỉnh Long Khánh đứng đầu về sản xuất đậu nành, trồng giống này rất nhiều.
-Santa Maria giống Ba Tây (100 ngày) năng suất cao.
-Santa Maria giống Ba Tây (100 ngày) năng suất cao.
Ngoài ra trung tâm EAkmat qua nhiều năm thí nghiệm chọn được các giống triển vọng sau đây:
-Shelby (Triều Tiên).
-Kedele No 1338 (Nam Dương).
-Kedele No 1338 (Nam Dương).
Các giống trên đây trồng ở Cao nguyên vào tháng 5 là thích hợp nhất.
Thu hoạch
Sau 90-100 ngày trồng đã có thể thu hoạch được.
Năng suất trung bình mỗi mẫu: 1500-1800 kg hạt. Với giống tốt trồng trên đất nhiều năng suất sẽ lên đến ngoài 2000kg/Ha.
Đậu nành không hái từ lứa vì như vậy tốn nhiều công.
Đợi trái già vàng hết, nhổ cả bụi đem về phơi khô rồi đạp lấy hạt.
Nên nhổ đậu vào buổi sáng để tránh những trái già khô sớm nứt văng hạt ra thất thoát lúc nhổ hay trên đường vận chuyển về , phơi đậu thật khô mới đập hạt để tách khỏi vỏ.