nguyễn huy thạc
New member
Khoai tây - Giá trị dinh dưỡng,ý nghĩa kinh tế và đặc điểm
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
-Khoai tây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong củ (thân củ) khoai tây chứa nhiều chất quan trọng như: tinh bột, đạm, đường, nhiều loại vitamin: A,B1,B2,B3,PP, đặc biệt là vitamin C...
-Trong khoai tây còn chứa các chất khoáng quan trọng, đứng đầu là kali(K), thứ đến là canxi(Ca), phốt pho (P) và magie(Mg)...
-Có thể dùng khoai tây để luộc, xào, nấu súp, chiên giòn, làm bánh, mứt và chế biến tinh bột...
Ý nghĩa kinh tế của khoai tây
-Khoai tây là một trong 5 cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mì, mạch. Khoai tây là cây lương thực quan trọng của nhiều nước, là nguồn cung cấp năng lượng chính trong bữa ăn thường ngày của người Châu Âu. và một số nước khác. Người Đức và người Thụy Điển hằng năm thường sử dụng khoai tây với khối lượng lớn. Ví dụ: Ở Đức nước tiêu dùng khoai tây lên tới 144kg/người/năm. Trong khi nước tiêu dùng khoai tây trung bình của các nước là 33kg/người/năm.
-Khoai tây là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước.
-Ở nước ta khoai tây vừa là thực phẩm, vừa là cây lương thực. Gọi là cây kiêm dùng. Ở vùng đồng bằng sông Hồng khoai tây là cây vụ đông qua trọng trong công thức luân canh: lúa xuân-lúa mùa-khoai tây.
Đặc điểm thực vật học của khoai tây
-Hệ rễ: Rễ của cây khoai tây mọc từ hạt là rễ chính. Trong quá trình sinh trưởng, trên rễ chính hình thành nhiều rễ phụ. Rễ sinh ra từ thân củ là rễ chùm. Trong quá trình mọc mầm, trên gốc mầm xuất hiện những chấm nhỏ, đó là mầm mống của rễ. Khoai tây phân bố chủ yếu ở tầng đất trồng trọt. Là loài rễ cạn, ăn nông, do đó khoai tây không chịu khô hạn, cũng không chịu ngập úng. Hệ rễ phát triển mạnh nhất khi xuất hiện tia củ và thân củ phình to.
-Thân: Hệ thống thân của khoai tây bao gồm 2 phần: Trên mặt đất và dưới mặt đất:
+Bộ phận thân trên mặt đất: Mầm phát triển từ những hốc mắt trên củ mẹ. Số mầm trong mỗi mắt tùy thuộc vào đặc tính của giống. Sau khi trồng, những mầm này phát triển thành thân. Số mầm trong mỗi khóm cũng thay đổi theo giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Nhìn chung số thân trong mỗi khóm từ 3-4 hoặc 7-8. Chiều cao thân thay đổi từ 30-150cm, phụ thuộc chủ yếu vào giống. Ngoài ra chiều cao thân còn chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt...
+Bộ phận dưới mặt đất: Bộ phận dưới mặt đất chủ yếu là tia củ và củ. Tia củ còn gọi là thân ngầm hay thân địa sinh. Gọi như vậy vì bộ phận này chỉ phát triển, phình to thành củ khi nó nằm trong bóng tối (trong lòng đất). Nếu tia cỉ gặp điều kiện thuận lợi như: Đất đai tơi xốp, dinh dưỡng, độ ẩm đầy đủ và bóng tối... thì tia củ sẽ phát triển thành củ khoai tây (thực chất là thân củ). Khi thân củ phát triển hoàn chỉnh, tia sẽ thấy rõ hình dạng, màu sắc và số hốc mắt của mỗi củ.
+Bộ phận dưới mặt đất: Bộ phận dưới mặt đất chủ yếu là tia củ và củ. Tia củ còn gọi là thân ngầm hay thân địa sinh. Gọi như vậy vì bộ phận này chỉ phát triển, phình to thành củ khi nó nằm trong bóng tối (trong lòng đất). Nếu tia cỉ gặp điều kiện thuận lợi như: Đất đai tơi xốp, dinh dưỡng, độ ẩm đầy đủ và bóng tối... thì tia củ sẽ phát triển thành củ khoai tây (thực chất là thân củ). Khi thân củ phát triển hoàn chỉnh, tia sẽ thấy rõ hình dạng, màu sắc và số hốc mắt của mỗi củ.
-Lá: Lá mọc đầu tiên từ thân củ hoặc từ hạt là những lá nhỏ, đơn, mép nguyên. Lá khoai tây thuộc loại lá kép lông chim lẻ. Những lá ra đầu tiên chưa hoàn chỉnh, trên mỗi lá kép chỉ có 1-2 đôi lá chét. Những lá tiếp theo là những lá kép hoàn chỉnh. Diện tích lá ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Thân lá khoai tây thường có màu xanh nhạt, nhưng đôi khi chúng có màu đỏ tía hoặc hơi đỏ.
-Hoa, quả, hạt:
+Hoa: Hoa khoai tây có hình bánh xe hoặc hình ngôi sao. Mỗi chùm trung bình có từ 5-6 cái. Sắc màu cánh hoa thay đổi theo giống: Trắng, phớt hồng, phớt tím, tím hoa cà hoặc vàng... Khoai tây thuộc hoa lưỡng tính (nhị cái và nhị đực trên cùng 1 hoa). Hoa không có mật nên không dẫn dụ được côn trùng. Vì vậy hoa thụ phấn được là nhờ gió.
+quả: Quả khoai tây thuộc loại quả mọng, màu xanh, có 2-3 ngăn. Khả năng đậu quả thay đổi rất lớn trong các giống trồng trọt. Mỗi quả có từ 100-200 hạt.
+Hạt: Hạt khoai tây rất nhỏ, có màu xanh tối. Khối lượng 1000 hạt khoảng 0,5g. Thời gian ngủ nghĩ của hạt rất dài (sau khi hạt chín, gieo ngay vào đất, hạt không mọc), cần phải xử lý bằng hóa chất để phá ngủ.
+quả: Quả khoai tây thuộc loại quả mọng, màu xanh, có 2-3 ngăn. Khả năng đậu quả thay đổi rất lớn trong các giống trồng trọt. Mỗi quả có từ 100-200 hạt.
+Hạt: Hạt khoai tây rất nhỏ, có màu xanh tối. Khối lượng 1000 hạt khoảng 0,5g. Thời gian ngủ nghĩ của hạt rất dài (sau khi hạt chín, gieo ngay vào đất, hạt không mọc), cần phải xử lý bằng hóa chất để phá ngủ.