nguyễn huy thạc
New member
Su hào - Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế và đặc điểm của su hào
Giá trị dinh dưỡng của su hào
Su hào là loại rau ăn thân củ. Trong củ su hào có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: đường, đạm; các loại khoáng chất: canxi(Ca), Phốtpho(P), sắt(Fe) và nhiều loại vitamin: A,B1,B2,PP, đặc biệt là vitamin C.
Ý nghĩa kinh tế của su hào
Su hào là cây vụ đông quan trọng ở nhiều vùng miền Bắc nước ta và là cây tăng vụ trên đất hai vụ lúa. Trồng su hào rất đơn giản, chi phí sản xuất thấp, đồng thời vận chuyển và bảo quản thật đơn giản. Có thể dùng su hào để xào, luộc, nấu canh, làm dưa góp, muối nén và phơi khô dự trữ.
Đặc điểm thực vật học của su hào
Hệ rễ: Cây su hào thuộc loại rễ chùm, hệ rễ phân bố tầng đất mặt 0-30cm. Vì vậy cây su hào không chịu úng ngập, cũng không chịu khô hạn.
Thân: Thân cây su hào là bộ phận sử dụng chủ yếu. Thân củ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ phát triển, phình to, tròn như hình cầu. Khối lượng của củ phụ thuộc vào đặc tính của giống. Giống sớm khối lượng củ trung bình 50-60gam (su hào trứng). Giống muộn (su hào dọc đại) khối lượng củ 500-1000g.
Lá: Lá dài, cuống lá tròn, phân chia rõ với phiến lá. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa, răng cưa sâu nông không đều nhau. Căn cứ vào những đặc điểm trên chúng ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa các giống.
Hoa, quả, hạt: Hoa, quả, hạt của cây su hào tương tự như cải bắp. Cây su hào cũng thuộc họ thập tự, thụ phấn nhờ côn trùng (ong). Vì vậy ở vùng sản xuất hạt giống phải cách ly giữa các giống su hào với nhau, đồng thời phải cách ly với cây bắp cải và cây súp lơ... Khoảng cách để cách ly tốt nhất là 1000m.
Giống của cây su hào
Căn cứ vào đặc tính của giống và thời gian sinh trưởng của chúng có thể phân chia thành 3 nhóm:
-Nhóm ngắn ngày: Su hào dọc tâm (su hào trứng, dọc tiểu): Thân lá nhỏ, thân củ nhỏ, vỏ mỏng, dễ bị nứt. Chất lượng tốt, ăn ngon, ngọt. Sau khi trồng 50-60 ngày thì được thu hoạch. Năng suất trung bình 8-10 tấn/ha. Là giống trồng xen được với khoai tây. Giống này có thể sản xuất hạt giống ở vùng núi cao phía bắc nước ta.
-Nhóm giống trung bình: Su hào dọc nhỡ (dọc trung): Thân lá trung bình, thân củ tương đối lớn. Chất lượng tốt, ăn ngon. Sau khi trồng 80-100 ngày thì thu hoạch. Năng suất trung bình đạt 15-20 tấn/ha, năng suất cao có thể đạt 25-30 tấn/ha. Giống này có thể sản xuất hạt giống ở vùng núi cao phía Bắc nước ta.
-Nhóm giống dài ngày: Su hào dọc đại (su hào trâu). Thân lá to, phiến lá dựng, cuống lá dài và to. Thân củ to, vết lá để lại trên thân củ lớn. Chất lượng tương đối tốt. Sau khi trồng trên 120 ngày thì được thu hoạch. Năng suất thu hoạch đạt 20-25 tấn/ha.
Mua dung dịch thủy canh Tc-Mobi tại: https://dophyvn.com/products/mua-ba...i-dinh-duong-trong-rau-sach-thuy-canh-tai-nha hoặc gọi vào số 0906604279 để biết thêm chi tiết.
Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
-Nhiệt độ: Cây su hào ưa thích khí hậu mát lạnh, có khả năng chịu rét, nhưng không chịu nhiệt độ cao. Nhiệt độ cao cùng với điều kiện khô hạn làm cho cây còi cọc, củ nhỏ, nhiều xơ, chất lượng giảm, năng suất thấp. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là 15-20 độ C. Khi hành thành củ nếu gặp nhiệt độ 1`6-18 độ C thân củ sẽ lớn nhanh.
-Ánh sáng: Su hào là cây dài ngày, yêu cầu thời gian chiếu sáng dài. Cường độ ánh sáng trung bình. Ánh sáng đầy đủ chẳng những thúc đẩy thân lá sinh trưởng tốt, thân củ lớn nhanh mà còn làm tăng hàm lượng dinh dưỡng, đặc biệt là lượng vitamin C.
-Nước: Su hào là cây ưa ẩm, không chịu được khô hạn, cũng không chịu ngập úng. Độ ẩm thích hợp cho su hào sinh trưởng trong phạm vi 70-80%. Nước thừa và thiếu đều không tốt. Nước thừa, thân lá non mềm, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và sâu bệnh hại không tốt, chât lượng và độ giòn đều giảm. Thiếu nước cây sinh trưởng còi cọc, thân củ nhỏ, nhiều xơ, năng suất và chất lượng giảm. Đặc biệt độ ẩm thất thường (lúc khô lúc ẩm) sẽ làm cho giống su hào có vỏ mỏng bị nứt. Như vậy giá bán ra sẽ bị giảm.
-Đất: Cây su hào có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy vậy, loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ pH vừa phải, tưới tiêu thuậ tiện thì phù hợp với cây su hào hơn cả. Đất trồng su hào phải xa khu công nghiệp, hầm mỏ, nghĩa địa...
http://2.bp.************/-I4URgtdo3Aw/UqJZQFxcGvI/AAAAAAAAEm0/AJU9hMyo44k/s400/V%C6%B0%E1%BB%9Dng+tr%E1%BB%93ng+su+h%C3%A0o.jpg
-Chất dinh dưỡng:
+Dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh dạng bột TC-Mobi nếu trồng theo phương pháp thủy canh.
+Đạm(N) là nguyên tố quan trọng giúp cho cây sinh trưởng tốt, đồng thời là nguyên tố có tính chất quyết định đối với khối lượng mỗi củ. Vì vậy cây su hào được cung cấp đủ đạm sẽ cho năng suất cao. Thừa hoặc thiếu đạm sẽ không có lợi đối với su hào. Nếu thừa đạm cây sẽ sinh trưởng quá mạnh, thân lá non mềm, sâu bệnh hại sẽ phát triển. Nếu thiếu đạm cây sẽ sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng giảm.
+Kali(K) là nguyên tố cần thiết sau đạm. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây su hào đối với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại. Khi cây su hào được cung cấp kali đầy đủ, chất lượng củ sẽ tăng lên, thịt củ sẽ chắc và giòn hơn.
+Lân(P) là nguyên tố giúp cho hệ rễ phát triển tốt đồng thời góp phần cải thiện chất lượng củ và hạt.
+Kali(K) là nguyên tố cần thiết sau đạm. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây su hào đối với điều kiện bất thuận và sâu bệnh hại. Khi cây su hào được cung cấp kali đầy đủ, chất lượng củ sẽ tăng lên, thịt củ sẽ chắc và giòn hơn.
+Lân(P) là nguyên tố giúp cho hệ rễ phát triển tốt đồng thời góp phần cải thiện chất lượng củ và hạt.