Tôi thường rất bực mỗi khi đang bàn bạc chuyện gì thì bà xã tôi nói: “Phải hỏi ý kiến thằng hai xem. Nó giỏi giang, thông minh, thành đạt. Anh đã hỏi ý nó chưa?”. Vậy là tự nhiên tôi bị hạ bệ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trước nay cô ấy đều hỏi ý kiến tôi, mọi chuyện lớn, khó khăn cỡ nào đều tham khảo ý nhau. Tôi cũng chẳng ngại gì khi có việc quan trọng, tôi đều nói rõ: “Bố hỏi câu này mẹ xem thế nào nhé?”. “Nền dân chủ” đã được xác lập một cách vững chắc như thế, không chỉ gia đình tôi, mà nhiều nhà khác nữa. Hai vợ chồng đã xây dựng nên cơ nghiệp, có địa vị xã hội, đến công sở còn làm sếp - dù là sếp nho nhỏ kiểu trưởng phòng - vậy mà kể từ khi con cái lớn khôn, các bà vợ bắt đầu có suy nghĩ rằng chuyện gì cũng phải hỏi ý con. Rõ ràng cánh đàn ông chúng tôi đang mất đi vị thế. Lũ con giỏi máy tính, ghiền Ipad và điện thoại thông minh. Còn người lớn giỏi lắm cũng chỉ biết mail, chat, lướt web là hết. Tôi thì sợ con cái giỏi hơn rồi xem thường cha mẹ. Hồi xưa chúng còn đi học, cái gì không biết cũng hỏi cha mẹ. Bây giờ thì khác, không hiểu chúng hỏi ai, thầy cô ở trường làm gì có thời gian mà trả lời. Các trường đại học có lớp mấy trăm sinh viên, nhớ mặt một vài người đã khó. Không hỏi thầy cô, chẳng lẽ chúng đọc ở trong sách? Điều này tôi khá nghi ngờ, gì chứ nói đám trẻ chịu khó đọc sách thì tôi không tin lắm. Nếu họ chịu đọc thì sao nước mình gần 90 triệu dân mà các nhà xuất bản cho biết mỗi đầu sách họ chỉ dám in 1.000 cuốn? Chỉ chừng đó thôi mà đã bán rất khó khăn, phải nhờ cả báo chí quảng bá giúp nữa vẫn còn ế. Nghĩa là không có mấy người đọc sách đâu. Bà xã tôi nói: “Sách đắt khủng khiếp. Anh cứ thử đưa cu Tí đi nhà sách xem, một cuốn sách bìa cứng in nhiều hình khủng long với siêu nhân có giá bán 500 ngàn/cuốn là bình thường. Thêm mấy cái hộp logo xếp hình nữa là đi đứt tiền triệu!”. Tôi tự nhủ, mua sách ngoại với đồ chơi ngoại thì phải chịu thôi.
Sự đời là vậy. Sách quá nhiều, thông tin quá nhiều, chẳng biết đâu mà lần. Vậy nhưng ra khỏi các đô thị lớn rồi, nếu muốn tìm thông tin thì lên mạng Internet, chứ đố ai nhìn thấy tờ báo, quyển sách nào trên bàn của nhà dân. Chỉ có trên bàn mấy công sở mới có vài tờ báo địa phương. Nên cậu con khẳng định rằng bây giờ báo mạng lấn át hoàn toàn báo giấy.
Tôi có lần nghe con trai tôi nói, trước đây ta phải tìm cách đưa thông tin đến với công chúng, bây giờ thì thông tin tìm đến bạn. Trước kia hàng hóa tìm người mua, bây giờ người mua đi tìm hàng có thương hiệu. Vấn đề là giúp họ cách để tìm ra, thế nên mới có các trang web, các đường link chỉ dẫn. Ngày xưa người ta cho 1% để khuyến mãi làm quen, còn thì bán 99%. Nay thì họ cho 99% chỉ để người tiêu dùng xài rồi quyết định mua cái 1% tinh túy. Giải thích điều này cho tôi hiểu, con trai tôi chỉ ngay vào cái điện thoại thông minh của mình, cho biết rằng nó quyết định mua cái tinh túy sáng tạo của máy (1%) sau khi được nghe miễn phí cả ngàn bản nhạc (chẳng cho 99% là gì?). Ôi trời, lý thuyết dẫn giải của con cái bây giờ cũng… nhanh như máy. Khi ai biết hơn, sẽ là thầy, sẽ là người hướng dẫn. Ông bố trước đây có làm mưa làm gió thì cũng chỉ biết rượu trắng, vài loại bia, chứ bây giờ đám trẻ biết đi bar thiện nghệ. Chúng lái xe đưa cả nhà đi chơi, nghỉ dưỡng, vào các quán ăn nổi tiếng. Chúng nghe nhạc ngoại quốc, nói thạo tiếng Anh. Thế là đủ để thấy ai là thế hệ đang lên.
Con tôi nói: “Bố mẹ có đọc bài của một hãng nước ngoài chưa? Bài có tựa đề Nhà trẻ TW. Mình cứ tưởng sẽ nói về một cái nhà trẻ, ai ngờ họ tả, ở một công sở nọ, chỉ 1/3 số người có chuyên môn, còn 1/3 là con ông cháu cha gửi, 1/3 còn lại dành cho người gửi từ các cơ quan đối tác. Họ còn tả những người trẻ ở đây đạt được ngay các vị trí và quyền lợi mà một cán bộ bình thường phải phấn đấu cả đời. Rồi đám trẻ này chưa làm gì cả đã có xe xịn, áo quần thời trang, đồ dùng hàng hiệu. Đáng nói nhất là họ tiêu tiền của cha mẹ nhưng luôn coi thường thế hệ già, cho họ là lạc hậu, và vung tiền do thế hệ lạc hậu đó cung cấp, coi đồng tiền chẳng khác nào… lông gà thời cúm gia cầm!
Có phải người trẻ nào cũng bất hiếu, tiêu cực cả đâu. Bà xã tôi tin tưởng tuyệt đối vào con, coi chúng là thế hệ “lãnh đạo” trong nhà mà mình phải sớm nhường ngôi. Tôi phải cảnh tỉnh cô ấy rằng hy vọng quá sẽ dễ thành thất vọng. “Thế hệ cũ sẽ có tương lai là nhà dưỡng lão, em biết không? Thế hệ mới chúng không có trong từ điển chữ báo hiếu như người xưa đâu”. Nói đến đây, tôi biết mình hớ, vì cô ấy sẽ nói: “Người xưa nào, như em đây chỉ lo cho chồng cho con, có lo cho bố mẹ được ngày nào?”. Cứ như chúng tôi chính là nguyên nhân làm cô ấy bất hiếu. Thôi thì, mọi sự đều đã được chuyển giao quyền lực rồi còn đâu.
QUẢNG YÊN*
(Doanh nhân Sài gòn cuối tuần)
Xem bài theo ngày 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 */*123456789101112 */*200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Trước nay cô ấy đều hỏi ý kiến tôi, mọi chuyện lớn, khó khăn cỡ nào đều tham khảo ý nhau. Tôi cũng chẳng ngại gì khi có việc quan trọng, tôi đều nói rõ: “Bố hỏi câu này mẹ xem thế nào nhé?”. “Nền dân chủ” đã được xác lập một cách vững chắc như thế, không chỉ gia đình tôi, mà nhiều nhà khác nữa. Hai vợ chồng đã xây dựng nên cơ nghiệp, có địa vị xã hội, đến công sở còn làm sếp - dù là sếp nho nhỏ kiểu trưởng phòng - vậy mà kể từ khi con cái lớn khôn, các bà vợ bắt đầu có suy nghĩ rằng chuyện gì cũng phải hỏi ý con. Rõ ràng cánh đàn ông chúng tôi đang mất đi vị thế. Lũ con giỏi máy tính, ghiền Ipad và điện thoại thông minh. Còn người lớn giỏi lắm cũng chỉ biết mail, chat, lướt web là hết. Tôi thì sợ con cái giỏi hơn rồi xem thường cha mẹ. Hồi xưa chúng còn đi học, cái gì không biết cũng hỏi cha mẹ. Bây giờ thì khác, không hiểu chúng hỏi ai, thầy cô ở trường làm gì có thời gian mà trả lời. Các trường đại học có lớp mấy trăm sinh viên, nhớ mặt một vài người đã khó. Không hỏi thầy cô, chẳng lẽ chúng đọc ở trong sách? Điều này tôi khá nghi ngờ, gì chứ nói đám trẻ chịu khó đọc sách thì tôi không tin lắm. Nếu họ chịu đọc thì sao nước mình gần 90 triệu dân mà các nhà xuất bản cho biết mỗi đầu sách họ chỉ dám in 1.000 cuốn? Chỉ chừng đó thôi mà đã bán rất khó khăn, phải nhờ cả báo chí quảng bá giúp nữa vẫn còn ế. Nghĩa là không có mấy người đọc sách đâu. Bà xã tôi nói: “Sách đắt khủng khiếp. Anh cứ thử đưa cu Tí đi nhà sách xem, một cuốn sách bìa cứng in nhiều hình khủng long với siêu nhân có giá bán 500 ngàn/cuốn là bình thường. Thêm mấy cái hộp logo xếp hình nữa là đi đứt tiền triệu!”. Tôi tự nhủ, mua sách ngoại với đồ chơi ngoại thì phải chịu thôi.
Sự đời là vậy. Sách quá nhiều, thông tin quá nhiều, chẳng biết đâu mà lần. Vậy nhưng ra khỏi các đô thị lớn rồi, nếu muốn tìm thông tin thì lên mạng Internet, chứ đố ai nhìn thấy tờ báo, quyển sách nào trên bàn của nhà dân. Chỉ có trên bàn mấy công sở mới có vài tờ báo địa phương. Nên cậu con khẳng định rằng bây giờ báo mạng lấn át hoàn toàn báo giấy.
Tôi có lần nghe con trai tôi nói, trước đây ta phải tìm cách đưa thông tin đến với công chúng, bây giờ thì thông tin tìm đến bạn. Trước kia hàng hóa tìm người mua, bây giờ người mua đi tìm hàng có thương hiệu. Vấn đề là giúp họ cách để tìm ra, thế nên mới có các trang web, các đường link chỉ dẫn. Ngày xưa người ta cho 1% để khuyến mãi làm quen, còn thì bán 99%. Nay thì họ cho 99% chỉ để người tiêu dùng xài rồi quyết định mua cái 1% tinh túy. Giải thích điều này cho tôi hiểu, con trai tôi chỉ ngay vào cái điện thoại thông minh của mình, cho biết rằng nó quyết định mua cái tinh túy sáng tạo của máy (1%) sau khi được nghe miễn phí cả ngàn bản nhạc (chẳng cho 99% là gì?). Ôi trời, lý thuyết dẫn giải của con cái bây giờ cũng… nhanh như máy. Khi ai biết hơn, sẽ là thầy, sẽ là người hướng dẫn. Ông bố trước đây có làm mưa làm gió thì cũng chỉ biết rượu trắng, vài loại bia, chứ bây giờ đám trẻ biết đi bar thiện nghệ. Chúng lái xe đưa cả nhà đi chơi, nghỉ dưỡng, vào các quán ăn nổi tiếng. Chúng nghe nhạc ngoại quốc, nói thạo tiếng Anh. Thế là đủ để thấy ai là thế hệ đang lên.
Con tôi nói: “Bố mẹ có đọc bài của một hãng nước ngoài chưa? Bài có tựa đề Nhà trẻ TW. Mình cứ tưởng sẽ nói về một cái nhà trẻ, ai ngờ họ tả, ở một công sở nọ, chỉ 1/3 số người có chuyên môn, còn 1/3 là con ông cháu cha gửi, 1/3 còn lại dành cho người gửi từ các cơ quan đối tác. Họ còn tả những người trẻ ở đây đạt được ngay các vị trí và quyền lợi mà một cán bộ bình thường phải phấn đấu cả đời. Rồi đám trẻ này chưa làm gì cả đã có xe xịn, áo quần thời trang, đồ dùng hàng hiệu. Đáng nói nhất là họ tiêu tiền của cha mẹ nhưng luôn coi thường thế hệ già, cho họ là lạc hậu, và vung tiền do thế hệ lạc hậu đó cung cấp, coi đồng tiền chẳng khác nào… lông gà thời cúm gia cầm!
Có phải người trẻ nào cũng bất hiếu, tiêu cực cả đâu. Bà xã tôi tin tưởng tuyệt đối vào con, coi chúng là thế hệ “lãnh đạo” trong nhà mà mình phải sớm nhường ngôi. Tôi phải cảnh tỉnh cô ấy rằng hy vọng quá sẽ dễ thành thất vọng. “Thế hệ cũ sẽ có tương lai là nhà dưỡng lão, em biết không? Thế hệ mới chúng không có trong từ điển chữ báo hiếu như người xưa đâu”. Nói đến đây, tôi biết mình hớ, vì cô ấy sẽ nói: “Người xưa nào, như em đây chỉ lo cho chồng cho con, có lo cho bố mẹ được ngày nào?”. Cứ như chúng tôi chính là nguyên nhân làm cô ấy bất hiếu. Thôi thì, mọi sự đều đã được chuyển giao quyền lực rồi còn đâu.
QUẢNG YÊN*
(Doanh nhân Sài gòn cuối tuần)
Xem bài theo ngày 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 */*123456789101112 */*200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014