Bào ngư là một trong những hải sản rất bổ dưỡng, chứa nhiều magiê, vitamin B, E, protein… có lợi cho sức khỏe của con người. Bạn có thể tham khảo một số bí quyết chọn mua và chế biến bào ngư dưới đây.
Cách chọn
Chạm nhẹ vào cạnh bào ngư, thấy có phản ứng đàn hồi là bào ngư tươi. Một cách khác để phân biệt bào ngư còn tươi mới là nhìn con nào có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, cầm lên thấy chính giữa thường có một đường màu đỏ là loại ngon.
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện sò giả bào ngư, vì sò nhìn bề ngoài cũng rất giống bào ngư, chỉ khi ăn mới phát hiện ra. Thế nên khi đi mua bạn cũng nên quan tâm đến giá thành sản phẩm, nếu rẻ quá rất có thể đó không phải là bào ngư mà là sò.
Bảo quản
Cách bảo quản bào ngư tốt nhất vẫn là mua bào ngư về sử dụng liền. Nếu chưa kịp sử dụng thì nên cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Có thể để nơi nhiều gió cho khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi đã khô cho bào ngư vào hũ cất, nếu thấy bề mặt bào ngư nổi lên lớp phấn trắng, bạn đừng lo, đó không phải là mốc, mà do chất muối mặn từ nước biển có trong bào ngư tiết ra ngoài.
Chế biến
Bào ngư có 3 loại: bào ngư tươi (bào ngư đông lạnh và bào ngư sống), bào ngư canh (bào ngư đóng lon và bào ngư ăn liền), bào ngư khô.
Bào ngư tươi thường dùng để nấu canh, lẩu là thích hợp nhất. Bào ngư đông lạnh trước khi nấu nên rã đông, rửa sạch, cắt bỏ ruột. Bào ngư sống chỉ cần rửa sạch là có thể cho vào lẩu.
Trong quá trình nấu nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm để giữ các chất dinh dưỡng.
Theo PNO
Cách chọn
Chạm nhẹ vào cạnh bào ngư, thấy có phản ứng đàn hồi là bào ngư tươi. Một cách khác để phân biệt bào ngư còn tươi mới là nhìn con nào có thân tròn dày, thịt đầy, mình đồng đều, cầm lên thấy chính giữa thường có một đường màu đỏ là loại ngon.
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện sò giả bào ngư, vì sò nhìn bề ngoài cũng rất giống bào ngư, chỉ khi ăn mới phát hiện ra. Thế nên khi đi mua bạn cũng nên quan tâm đến giá thành sản phẩm, nếu rẻ quá rất có thể đó không phải là bào ngư mà là sò.
Bảo quản
Cách bảo quản bào ngư tốt nhất vẫn là mua bào ngư về sử dụng liền. Nếu chưa kịp sử dụng thì nên cho vào ngăn đông của tủ lạnh. Có thể để nơi nhiều gió cho khô, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào. Khi đã khô cho bào ngư vào hũ cất, nếu thấy bề mặt bào ngư nổi lên lớp phấn trắng, bạn đừng lo, đó không phải là mốc, mà do chất muối mặn từ nước biển có trong bào ngư tiết ra ngoài.
Chế biến
Bào ngư có 3 loại: bào ngư tươi (bào ngư đông lạnh và bào ngư sống), bào ngư canh (bào ngư đóng lon và bào ngư ăn liền), bào ngư khô.
Bào ngư tươi thường dùng để nấu canh, lẩu là thích hợp nhất. Bào ngư đông lạnh trước khi nấu nên rã đông, rửa sạch, cắt bỏ ruột. Bào ngư sống chỉ cần rửa sạch là có thể cho vào lẩu.
Trong quá trình nấu nên cho bào ngư vào khi nước còn ấm để giữ các chất dinh dưỡng.
Theo PNO