Những Rối Loạn Tiêu Hóa Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ

User ID
105965
Tham gia
9 Tháng mười một 2015
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Tuổi
31
Đồng
0
Nghiên cứu cho thấy có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện không bình thường, xuất hiện trong quá trình nuôi trẻ, liên quan đến bữa ăn, thức ăn và cách cho ăn. Trẻ đẻ thường, được nuôi bằng sữa mẹ tần suất xuất hiện triệu chứng tiêu hóa ít hơn bé được nuôi bằng sữa công thức. Các biểu hiện thường gặp: nôn trớ, đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón... Đa số lành tính, giảm dần khi trẻ 1 tuổi, số ít có nguyên nhân thực thể cần chẩn đoán sớm.

Nguyên nhân của tình trạng này là hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện. Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc từ trước khi đứa trẻ chào đời. Tuy nhiên, trước 3 tháng tuổi, nước bọt bài tiết rất ít, vì vậy không nên cho trẻ ăn bột trước thời điểm này.

"Ở trẻ nhỏ, cơ thực quản, dạ dày còn yếu, mỏng nên trẻ cũng dễ bị nghẹn hoặc nôn nhất là khi ăn nhiều. Phương pháp chăm sóc con của nhiều gia đình không phù hợp với lứa tuổi cũng là lý do. Chúng tôi từng gặp trẻ 3 tuổi mà không nhai được. Trước kia nhiều bà mẹ có phong trào cho con ăn bột sớm, ngay từ khi mới 2-3 tháng tuổi, hậu quả khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng", giáo sư Khánh nói.

tre1-5883-1380861574.jpg

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị các rối loạn tiêu hóa. Ảnh: N.P.

Dưới đây giáo sư Khánh tư vấn một số rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ:

1. Nôn trớ

Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

75% nôn trớ ở trẻ hết sau 1 tuổi, gọi là nôn trớ sinh lý. Lý do của hiện tượng này là sau khi sinh dạ dày trẻ còn nhỏ, nằm ngang nên thức ăn dễ trào ra. Chỉ một số ít trong số trẻ này có tổn thương thực tế.

Để hạn chế nôn trớ sinh lý ở trẻ cần phối hợp các biện pháp sau:

- Chế độ ăn: Cho trẻ bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ.

- Cho trẻ bú đúng tư thế. Những bé bú mẹ không đúng cách, ngậm bắt vú không sát, ngậm lơ lửng, vừa bú mẹ vừa bú hơi, vì thế khi bú no hay bị nôn trớ.

- Khi trẻ bị nôn nên lưu ý tư thế giúp trẻ dễ chịu: Bế trẻ ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng bên trái đầu hơi cao, để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở gây ngạt.

- Khi nôn xong, nên cho trẻ nằm nghỉ, không nên cho bé uống sữa ngay sau khi nôn ói. Lau mặt, miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây nên.

- Dùng thuốc, biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả và có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ nôn trớ nhiều có thể gây mất nước, mất điện giải như mất natri, clo và mệt mỏi. Cha mẹ cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ... Nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cần chú ý tới các bệnh đường tiêu hoá như nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn; viêm mũi, tai, viêm màng não…

2. Tiêu chảy cấp

Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày và kéo dài không quá 14 ngày được gọi là tiêu chảy cấp. Đây là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong do tình trạng mất nước, muối.

Bé thường có các biểu hiện như: mệt mỏi, kém ăn, không chịu chơi, đột ngột nôn trớ, tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Một số có thể sốt, chướng bụng, tiêu chảy phân có nhày, có máu.

Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy:

- Điều trị sớm, quan trọng nhất là bù nước, điện giải và đảm bảo chế độ ăn cho trẻ.

- Tùy từng mức độ mất nước mà cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, oresol hoặc dung dịch tự chế. Nếu trẻ nôn thì đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, chú ý cho uống chậm, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút. Nếu tình trạng mất nước nặng thì cần nhập viện điều trị.

- Cha mẹ có thể tự chế dung dịch bù nước điện giải sau:

Nước cháo muối: Dùng 1 nắm gạo (50 g), một nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

Nước gạo rang muối: Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch nấu nhừ, lọc qua ra cho trẻ uống dần.

Nước chuối, hồng xiêm: Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho một thìa gạt muối (3,5 g) cho trẻ uống dần.

- Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, dầu thực vật, cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.

- Trẻ dưới 6 tháng đang bú mẹ thì người mẹ nên tiếp tục cho con bú và tăng số lần bú. Nếu không có sữa mẹ thì ăn sữa công thức nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

Với trẻ từ 6 tháng, ngoài sữa mẹ và sữa thay thế, cha mẹ cần cho con ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho thêm ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng.

Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm...

3. Táo bón

Đây là triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp. Biểu hiện là trẻ đi ngoài không thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần; phân khô rắn, đóng khuôn, cứng như sỏi hoặc to rắn; bụng bị cứng và có cảm giác đau, mót đi cầu nhưng không đi được... Hậu quả có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, đau bụng hay nôn trớ và quấy khóc. Cần phân biệt với trẻ ăn ít, 3-4 ngày mới đi cầu nhưng phân mềm.

Nguyên nhân của tình trạng này là do bé ăn chưa đủ số lượng; pha sữa quá đặc; mẹ bị táo bón cho con bú; bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn rau, quả. Một số bé bị táo bón là do yếu tố tâm lý, thường gặp ở trẻ mẫu giáo do bé ngại xin phép hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện. Hậu quả là sau vài lần làm cho đại tràng dần to, phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thước đại tràng để gây phản xạ đi ngoài. Bên cạnh đó, trẻ dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, bị còi xương, suy dinh dưỡng... cũng bị táo bón.

Việc điều trị theo nguyên nhân, nhưng điều chỉnh chế độ ăn vẫn là bước quan trọng nhất:

- Cho trẻ uống nhiều nước.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như: rau, củ khoai lang; mồng tơi; đu đủ; chuối tiêu; cam; bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

- Chọn loại sữa không gây táo bón: có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền.

- Trẻ lớn không nên ăn các loại hoa quả có vị chát như: ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có ga, cà phê...

- Nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú thì phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ.

Bên cạnh đó, luyện tập cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp phòng táo bón. Cụ thể, cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé: chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn). Hoặc xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái dọc theo khung đại tràng ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (với trẻ dưới 1 tuổi). Đồng thời, tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi hoặc cho trẻ ngồi vào bô vào một giờ nhất định.

Nếu trẻ bị táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng; táo bón ngay sau khi sinh; kém ăn, gầy sút cân... thì cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Vnexpress.net
 
User ID
105965
Tham gia
9 Tháng mười một 2015
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Tuổi
31
Đồng
0
Con của em mấy hôm nay thường xuyên bị tiêu chảy, quấy khóc đặc biệt là vào buổi tối. Xin hỏi đó có phải là triệu chứng bé đang gặp vấn đê gì về sức khỏe? Làm thế nào để bé hết tiêu chảy? Nhiều mẹ khuyên dùng Enfa A+ Gentle Care, có thực sự hiệu quả ko ạ?
 

bichthy

New member
User ID
102320
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
Tuổi
38
Đồng
0
Giờ đi đâu cũng gặp các mẹ cùng cảnh ngộ, làm sao cải thiện triệt để các vấn đề tiêu hóa ở bé nhỉ, em cũng đau đầu về mấy vấn đề này lắm, hết đi ngoài, táo bón rồi khó tiêu...Nhiều mẹ dùng Enfa A+ Gentle Care có vẻ cải thiện hơn
 

bichthy

New member
User ID
102320
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
Tuổi
38
Đồng
0
Nhiều mẹ cũng khuyên dùng Enfa A+ Gentle Care cho bé, chắc mua thử cho bé dùng xem sao chứ nhìn con ốm yếu mà xót quá
 

sweetheart_109

New member
User ID
91307
Tham gia
26 Tháng sáu 2015
Bài viết
90
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Mình cùng đã cho bé dùng thử sữa Enfamil A+ Gentle Care nửa năm (từ lúc bé nhà mình được 6 tháng tuổi), vì sữa mẹ không nhiều nên bé phải bú ngoài sớm, nhưng vẫn song song bú mẹ. Mình thấy yên tâm lắm, bé không còn bị rối loạn tiêu hóa vặt nữa, tiêu chảy cũng thấy ít mà còn ăn được.
 

thuha1255

New member
User ID
102324
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
43
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Bé nhà e cũng bị nôn trớ từ nhỏ, mà nào giờ ko biết, đi bs thì cứ men tiêu hóa suốt, chán lắm, mà cũng ko cải thiện bao nhiêu...Enfa A+ gentle care, lần đầu em nghe đến, của Mead Johnson hả các mẹ?
 

sweetheart_109

New member
User ID
91307
Tham gia
26 Tháng sáu 2015
Bài viết
90
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Enfa A+ Gentle Care dành cho trẻ gặp vấn đề thông thường về tiêu hóa, hay trẻ bị tiêu chảy liên quan đến tiêu hóa lactose, giúp làm mềm phân. Gental Care chứa hàm lượng DHAARA gần với mức khuyến cáo của FAO/WHO giúp hỗ trợ phát triển thị lực và trí tuệ ở trẻ nhỏ.
 

bichthy

New member
User ID
102320
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
Tuổi
38
Đồng
0
Sữa Enfa A+ Gentle Care tốt vậy hả mẹ? Có chất gì mà hay quá vậy? Em cũng nghe nói Gentle Care là sữa mát, dễ tiêu hóa nhưng chưa hiểu cơ chế sản phẩm thế nào.
 

sweetheart_109

New member
User ID
91307
Tham gia
26 Tháng sáu 2015
Bài viết
90
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Enfa A+ Gentle Care chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển trí não của con như các loại sữa Enfa khác. Ngoài ra dòng sữa này còn có hàm lượng công thức đạm thủy phân một phần (đạm được cắt nhỏ) và lượng đường lactose đủ giúp hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm của bé.
 

bichthy

New member
User ID
102320
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
Tuổi
38
Đồng
0
Ngoài uống Enfa A+ gentle care như các chị chia sẻ thì nên cho bé ăn uống theo chế độ như thế nào để hạn chế các vấn đề về tiêu hóa ạ
 

sweetheart_109

New member
User ID
91307
Tham gia
26 Tháng sáu 2015
Bài viết
90
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Ngoài Enfa A+ Gentle Care ra, về hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé thì mình thấy nhiều người khuyên nên lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng lactose vừa đủ và đạm dễ tiêu hóa nhé
 

thuha1255

New member
User ID
102324
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
43
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Mẹ nào dùng qua Enfa A+ Gentle Care này chưa, cho em xin ít tư vấn với ạ, chứ con em rất hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
 

sweetheart_109

New member
User ID
91307
Tham gia
26 Tháng sáu 2015
Bài viết
90
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
Enfa A+ Gentle Care là sữa công thức có thành phần gần giống với sữa mẹ, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Sữa này có hàm lượng lactose phù hợp, giúp tăng hấp thu canxi, là thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột, đồng thời cũng có hàm lượng đạm thủy phân 1 phần, vừa đủ để hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ, vừa giúp trẻ quen với thức ăn để hệ tiêu hóa ngày càng hoàn thiện. Ngoài ra sữa Enfa A+ Gentle Care cũng có hàm lượng DHA - ARA rất tốt cho sự phát triển trí não của con
 

thuha1255

New member
User ID
102324
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
43
Điểm tương tác
0
Tuổi
36
Đồng
0
Cám ơn thông tin của mẹ nhé, hy vọng cho con uống Enfa A+ gentle care sẽ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa của bé
 
User ID
105965
Tham gia
9 Tháng mười một 2015
Bài viết
47
Điểm tương tác
0
Tuổi
31
Đồng
0
Bé nhà em có cho uống thử Enfa A+ Gentle Care rồi, thấy hiệu quả nhanh lắm, bé đỡ hẵn em cũng mừng ghê.
 

bichthy

New member
User ID
102320
Tham gia
1 Tháng mười 2015
Bài viết
60
Điểm tương tác
0
Tuổi
38
Đồng
0
Ngoài uống Enfa A+ gentle care như các chị chia sẻ thì nên cho bé ăn uống theo chế độ như thế nào để hạn chế các vấn đề về tiêu hóa ạ
 

sweetheart_109

New member
User ID
91307
Tham gia
26 Tháng sáu 2015
Bài viết
90
Điểm tương tác
0
Tuổi
34
Đồng
0
bé nào hay bị táo thì các mẹ lưu ý nè: Nên cho ăn rau cải, uống nước nhiều vào. Có khi táo bón là do cơ địa hay trực tràng dài phân xuống chậm gây táo. Có thể cho con ăn mấy thức ăn nhuận tràng như đu đủ chín nấu đường phèn, chè đậu xanh phổ tai,.. hoặc mấy món canh như canh đu đủ, canh bắp cải, canh khoai mỡ,.. như thế con dễ đi tiêu hơn, uống thêm Enfa A+ Gentle Care thì mẹ sẽ an tâm hơn nhé
 

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

You must be a member in order to leave a comment

Tạo tài khoản

Create an account on our community. It's easy!

Đăng nhập

Already have an account? Log in here.

Bài tương tự

Bài Mới

Bên trên Bottom