hoatuoidanang
New member
Vào tháng 11 dương lịch ( tức đêm rằng tháng 12 theo lịch Thá i) chúng ta lại được chiêm ngưỡng cảnh tượng bầu trời rực sáng với hàng ngàn chiếc đèn trong lễ hội hoa đăng Loy Krathong của người Thái Lan.
Hoa Tươi Đà Nẵng xin giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp Huyền ảo lễ hội hoa đăng Loy Krathong ở Thái Lan ra sao nhé
Lễ hội lâu đời nhất của vương quốc Thái Lan cũng được đánh giá là một trong những lễ hội đẹp nhất, nhiều màu sắc nhất, mang nhiều ý nghĩa và nhiều yếu tố thần thoại nhất.
Trong tiếng Thái, Loy có nghĩa là “trôi”, còn krathong là muốn nói tới chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Các chiếc krathong đều được trang trí các lá chuối được gấp xếp tỉ mẩn, hoa, nến và nhang. Riêng vùng Tak (phía TâyThái Lan giáp với Myanma), hoa đăng được kết bằng những tán lá dừa, thay vì lá chuối.
Vào đêm trăng tròn, người Thái thả các krathong này xuống sông, kênh rạch hoặc ao hồ để thể hiện sự tôn kính đối với các thần sông, đồng nghĩa với việc thả đi những gánh nặng, phiền toái và những điều không may mắn trong cuộc sống để cầu đón một năm mới bình an, hạnh phúc hơn
Lễ hội Loy Krathong được tổ chức lớn nhất là tại Sukhothai, Chiang Mai, Phuket và Bangkok. Ở những nơi này, ngoài hoạt động thả đèn krathong, thành phố còn tổ chức bắn pháo hoa, diễu hành có trống chiêng; đua thuyền hay đua thả đèn hoa đăng, thi kết hoa đăng; cuộc thi sắc đẹp Miss Nopphamat (theo truyền thuyết đó là vợ của quốc vương Sukhothai thế kỷ 14); thưởng thức ẩm thực Thái và các tiết mục biểu diễn văn nghệ, âm nhạc truyền thống của Thái.
Riêng ở Chiang Mai, ngoài thả đèn hoa đăng xuống nước, người dân còn thả hàng ngàn chiếc đèn trời. Vô số các loại đèn trời được thả lên trời tạo ra một hình ảnh ngoạn mục giống một đàn sứa khổng lồ phát sáng, đang trôi nổi trên không trung.
Ánh sáng rực rỡ thắp sáng cả khắp mặt nước sông, lấp lánh trên các cành cây, mái nhà, làm sáng cả bầu trời. Do vậy có nhiều khách nước ngoài còn dịch nghĩa lễ hội này của người Thái là Lễ hội Ánh sáng.
Để tham gia vào lễ hội, du khách nên tự chuẩn bị cho mình một số lễ vật như hương, nến, bè chuối trang trí để thả xuống sông, hay chiếc đèn lồng thả lên trời để cầu sự bình an.
Thời điểm tốt nhất cho khách du lịch tới tham quan lễ hội là vào ngày trăng tròn, tức ngày 06/11 (thời gian truyền thống lễ hội Loy Krathong được tổ chức). Theo tin tức cho biết, năm nay hai lễ hội được diễn ra từ 05/11 đến ngày 11/11 ở Chiang Mai, Bangkok và khắp nơi trên đất nước Thái lan
Ban ngày, du khách có thể đi xe đạp dạo quanh phố và chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây. Vào ngày chủ nhật, hãy đến chợ đêm ở Chiang Mai để hòa vào chợ hoa cùng hòa nhập với cuộc sống nhộn nhịp nơi đây và thưởng thức những đồ uống, những món ăn đặc sản miền bắc của đất nước Thái Lan.
Theo dienhoadanang.com/blog
Hoa Tươi Đà Nẵng xin giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp Huyền ảo lễ hội hoa đăng Loy Krathong ở Thái Lan ra sao nhé
Lễ hội lâu đời nhất của vương quốc Thái Lan cũng được đánh giá là một trong những lễ hội đẹp nhất, nhiều màu sắc nhất, mang nhiều ý nghĩa và nhiều yếu tố thần thoại nhất.
Trong tiếng Thái, Loy có nghĩa là “trôi”, còn krathong là muốn nói tới chiếc bè nổi trên nước có hình hoa sen. Các chiếc krathong đều được trang trí các lá chuối được gấp xếp tỉ mẩn, hoa, nến và nhang. Riêng vùng Tak (phía TâyThái Lan giáp với Myanma), hoa đăng được kết bằng những tán lá dừa, thay vì lá chuối.
Vào đêm trăng tròn, người Thái thả các krathong này xuống sông, kênh rạch hoặc ao hồ để thể hiện sự tôn kính đối với các thần sông, đồng nghĩa với việc thả đi những gánh nặng, phiền toái và những điều không may mắn trong cuộc sống để cầu đón một năm mới bình an, hạnh phúc hơn
Lễ hội Loy Krathong được tổ chức lớn nhất là tại Sukhothai, Chiang Mai, Phuket và Bangkok. Ở những nơi này, ngoài hoạt động thả đèn krathong, thành phố còn tổ chức bắn pháo hoa, diễu hành có trống chiêng; đua thuyền hay đua thả đèn hoa đăng, thi kết hoa đăng; cuộc thi sắc đẹp Miss Nopphamat (theo truyền thuyết đó là vợ của quốc vương Sukhothai thế kỷ 14); thưởng thức ẩm thực Thái và các tiết mục biểu diễn văn nghệ, âm nhạc truyền thống của Thái.
Riêng ở Chiang Mai, ngoài thả đèn hoa đăng xuống nước, người dân còn thả hàng ngàn chiếc đèn trời. Vô số các loại đèn trời được thả lên trời tạo ra một hình ảnh ngoạn mục giống một đàn sứa khổng lồ phát sáng, đang trôi nổi trên không trung.
Ánh sáng rực rỡ thắp sáng cả khắp mặt nước sông, lấp lánh trên các cành cây, mái nhà, làm sáng cả bầu trời. Do vậy có nhiều khách nước ngoài còn dịch nghĩa lễ hội này của người Thái là Lễ hội Ánh sáng.
Để tham gia vào lễ hội, du khách nên tự chuẩn bị cho mình một số lễ vật như hương, nến, bè chuối trang trí để thả xuống sông, hay chiếc đèn lồng thả lên trời để cầu sự bình an.
Thời điểm tốt nhất cho khách du lịch tới tham quan lễ hội là vào ngày trăng tròn, tức ngày 06/11 (thời gian truyền thống lễ hội Loy Krathong được tổ chức). Theo tin tức cho biết, năm nay hai lễ hội được diễn ra từ 05/11 đến ngày 11/11 ở Chiang Mai, Bangkok và khắp nơi trên đất nước Thái lan
Ban ngày, du khách có thể đi xe đạp dạo quanh phố và chiêm ngưỡng cảnh quan nơi đây. Vào ngày chủ nhật, hãy đến chợ đêm ở Chiang Mai để hòa vào chợ hoa cùng hòa nhập với cuộc sống nhộn nhịp nơi đây và thưởng thức những đồ uống, những món ăn đặc sản miền bắc của đất nước Thái Lan.
Theo dienhoadanang.com/blog