➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
thuytrangbmt
New member
Trẻ sơ sinh, hầu hết bé nào cũng gặp phải các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như nôn trớ, đau bụng, biếng ăn, tiêu chảy, táo bón. Mẹ cần biết gì để chăm sóc bé con mau ăn, chóng lớn?
1/ Bụng con khỏe, con phát triển toàn diện
Chỉ khi được cung cấp đủ dưỡng chất, bé mới có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Điều này đồng nghĩa, khi chăm sóc bé, mẹ cần đảm bảo hệ tiêu hóa của con luôn trong tình trạng “chạy” tốt.
Không phải bàn việc hệ tiêu hóa hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của con như thế nào. Thực tế quá hiển nhiên, dinh dưỡng chiếm 32% trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự cao lớn của con. Bé ăn đúng, ăn chuẩn, hấp thu tốt dinh dưỡng, chắc hẳn sẽ mau cao chóng lớn.
Vậy hệ tiêu hóa ảnh hưởng thế nào lên hệ miễn dịch của trẻ? Dọc thành ruột, những hạch lympho thực hiện nhiệm vụ “đào tạo” các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Ruột khỏe, hạch lympho mới đủ sức để giúp tế bào miễn dịch thêm khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng lên đến 80%.
Trí não thì sao? Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hình thành trí não của trẻ nhờ trực tiếp cung cấp những dưỡng chất giúp não bộ phát triển, chẳng hạn như a-xít folic, sắt, kẽm, canxi, DHA, Omega 3,… Ngoài ra, giữa não bộ và hệ tiêu hóa có quan hệ mật thiết thông qua trục não, giúp 2 bộ phận này cùng nhau “tiến bộ”.
Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu. Do đó, không lấy làm lạ khi hầu hết các bé đều trải qua tình trạng nôn trớ, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Bệnh kéo dài gây suy dinh dưỡng và nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Do đó, nhiệm vụ của mẹ khi chăm sóc bé, đó là giúp hệ tiêu hóa của con luôn khỏe mạnh.
2/ Để hệ tiêu hóa bé luôn khỏe mạnh
-Cho bé ăn dặm đúng cách. Không cho bé ăn dặm quá sớm, thay vào đó lứa tuổi đúng nhất để bé bắt đầu tập ăn là 6 tháng tuổi. Thời gian đầu, cho bé làm quen dần dần, từ ít đến vừa, cuối cùng tăng dần lên khi bé đã quen hẳn. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cần thời gian để làm quen với nhiều loại thức ăn mới.
-Luôn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con. Vừa giúp thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, chất xơ còn hỗ trợ quá trình tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy chất thải còn lại ra ngoài.
-Tập bé uống nước theo nhu cầu. Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể tập uống nước. Tùy vào độ tuổi, mẹ cho bé uống lượng nước khác nhau. Bổ sung nhiều chất lỏng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu và bài tiết diễn ra suôn sẻ hơn. Nguy cơ táo bón vì thế cũng giảm đi đáng kể.
-Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chăm sóc bé. Tuyệt đối không cho bé ăn thực phẩm tái, chưa chín, bởi vi khuẩn sẽ ngay lập tức tìm cách xâm nhập. Không cho trẻ “vượt rào” trong chuyện ăn uống, điều này có nghĩa trẻ chỉ nên ăn những thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình.
1/ Bụng con khỏe, con phát triển toàn diện
Chỉ khi được cung cấp đủ dưỡng chất, bé mới có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Điều này đồng nghĩa, khi chăm sóc bé, mẹ cần đảm bảo hệ tiêu hóa của con luôn trong tình trạng “chạy” tốt.
Không phải bàn việc hệ tiêu hóa hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao và cân nặng của con như thế nào. Thực tế quá hiển nhiên, dinh dưỡng chiếm 32% trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sự cao lớn của con. Bé ăn đúng, ăn chuẩn, hấp thu tốt dinh dưỡng, chắc hẳn sẽ mau cao chóng lớn.
Vậy hệ tiêu hóa ảnh hưởng thế nào lên hệ miễn dịch của trẻ? Dọc thành ruột, những hạch lympho thực hiện nhiệm vụ “đào tạo” các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Ruột khỏe, hạch lympho mới đủ sức để giúp tế bào miễn dịch thêm khỏe mạnh, gia tăng sức đề kháng lên đến 80%.
Trí não thì sao? Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hình thành trí não của trẻ nhờ trực tiếp cung cấp những dưỡng chất giúp não bộ phát triển, chẳng hạn như a-xít folic, sắt, kẽm, canxi, DHA, Omega 3,… Ngoài ra, giữa não bộ và hệ tiêu hóa có quan hệ mật thiết thông qua trục não, giúp 2 bộ phận này cùng nhau “tiến bộ”.
Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu. Do đó, không lấy làm lạ khi hầu hết các bé đều trải qua tình trạng nôn trớ, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Bệnh kéo dài gây suy dinh dưỡng và nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Do đó, nhiệm vụ của mẹ khi chăm sóc bé, đó là giúp hệ tiêu hóa của con luôn khỏe mạnh.
2/ Để hệ tiêu hóa bé luôn khỏe mạnh
-Cho bé ăn dặm đúng cách. Không cho bé ăn dặm quá sớm, thay vào đó lứa tuổi đúng nhất để bé bắt đầu tập ăn là 6 tháng tuổi. Thời gian đầu, cho bé làm quen dần dần, từ ít đến vừa, cuối cùng tăng dần lên khi bé đã quen hẳn. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh cần thời gian để làm quen với nhiều loại thức ăn mới.
-Luôn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn ăn uống hằng ngày của con. Vừa giúp thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, chất xơ còn hỗ trợ quá trình tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy chất thải còn lại ra ngoài.
-Tập bé uống nước theo nhu cầu. Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể tập uống nước. Tùy vào độ tuổi, mẹ cho bé uống lượng nước khác nhau. Bổ sung nhiều chất lỏng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ quá trình hấp thu và bài tiết diễn ra suôn sẻ hơn. Nguy cơ táo bón vì thế cũng giảm đi đáng kể.
-Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chăm sóc bé. Tuyệt đối không cho bé ăn thực phẩm tái, chưa chín, bởi vi khuẩn sẽ ngay lập tức tìm cách xâm nhập. Không cho trẻ “vượt rào” trong chuyện ăn uống, điều này có nghĩa trẻ chỉ nên ăn những thực phẩm phù hợp với lứa tuổi của mình.