mecuameocon
New member
Sau dậy thì, nhiều người thấy khó chịu vì những vết thâm và sẹo lõm do mụn trứng cá để lại. Sẹo thường xuất hiện ở hai bên má, cánh mũi mà người ta thường gọi là sẹo rỗ. Việc nặn, chích mụn không đúng cách khi mụn còn non khiến mụn phát triển thành mụn dạng nang kèm theo tình trạng viêm nhiễm nặng, từ đó dần hình thành những vết sẹo xấu xí.
1. Lấy mụn khi mụn chín hay già. Khi có mụn đầu đen hay mụn đầu trứng cần xử lý phải để cho mụn “chín” hay “già” tức là mụn trồi lên trên bề mặt da mới lấy. Không ráng lấy tất cả mụn trong cùng một lúc mà không phân biệt được mụn có lấy được chưa.
2. Không nên tự cạy nặn mụn khi tay bẩn, mặt bẩn, không dùng dụng cụ chưa sát trùng để nặn mụn. Tuyệt đối không nên ngồi bóp mụn vì đó là một thói quen rất xấu vừa làm tổn thương da nặng nề vừa làm cho nhiễm trùng lan rộng dễ thành mụn dạng nang.
3. Không đi cắt chích mụn rồi lăn ống tre, ống trúc để hút máu mủ, không đi rạch mụn lấy máu mủ nếu đó không phải là cơ sở y tế.
4. Khi bị mụn dạng nang là dạng nặng của mụn trứng cá, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng mức để hạn chế hậu quả sẹo hố sau mụn nang.
5. Không nặn mụn khi mụn đang viêm: thể hiện bằng triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ. Chỉ được làm sạch mủ nơi mụn khi mụn chín hết đau, hết sưng đỏ và sờ thấy mụn mềm.
6. Mụn trứng cá nên được điều trị sớm: để tránh bị tình trạng toàn phát (Ance Vulgaris) thường để lại sẹo nặng nề, nhất là sẹo lõm, sẹo hố và sẹo cục.
7. Tuyệt đối không được tự đi mua thuốc trị mụn, nhất là thuốc tự pha chế theo mách bảo của người không phải là bác sĩ. Ngoài ra, “kem pha trộn” được rao bán nhiều tại các quầy mỹ phẩm ở các chợ, các tiệm uốn tóc, các tiệm làm đẹp không chính quy là nguồn gốc làm cho mụn trứng cá ngày càng thêm nặng và tạo ra sẹo lõm.
8. Thuốc corticoid: đây không phải là thuốc trị mụn. Các thuốc có tên sau đây đều là corticoid cần tránh bôi để trị mụn vì sẽ gây tình trạng mụn toàn phát và mụn dạng nang: Cortibion, Celestoderm, Diprosalic, Synalar, Dermovat …
1. Lấy mụn khi mụn chín hay già. Khi có mụn đầu đen hay mụn đầu trứng cần xử lý phải để cho mụn “chín” hay “già” tức là mụn trồi lên trên bề mặt da mới lấy. Không ráng lấy tất cả mụn trong cùng một lúc mà không phân biệt được mụn có lấy được chưa.
2. Không nên tự cạy nặn mụn khi tay bẩn, mặt bẩn, không dùng dụng cụ chưa sát trùng để nặn mụn. Tuyệt đối không nên ngồi bóp mụn vì đó là một thói quen rất xấu vừa làm tổn thương da nặng nề vừa làm cho nhiễm trùng lan rộng dễ thành mụn dạng nang.
3. Không đi cắt chích mụn rồi lăn ống tre, ống trúc để hút máu mủ, không đi rạch mụn lấy máu mủ nếu đó không phải là cơ sở y tế.
4. Khi bị mụn dạng nang là dạng nặng của mụn trứng cá, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng mức để hạn chế hậu quả sẹo hố sau mụn nang.
5. Không nặn mụn khi mụn đang viêm: thể hiện bằng triệu chứng sưng, đau, nóng, đỏ. Chỉ được làm sạch mủ nơi mụn khi mụn chín hết đau, hết sưng đỏ và sờ thấy mụn mềm.
6. Mụn trứng cá nên được điều trị sớm: để tránh bị tình trạng toàn phát (Ance Vulgaris) thường để lại sẹo nặng nề, nhất là sẹo lõm, sẹo hố và sẹo cục.
7. Tuyệt đối không được tự đi mua thuốc trị mụn, nhất là thuốc tự pha chế theo mách bảo của người không phải là bác sĩ. Ngoài ra, “kem pha trộn” được rao bán nhiều tại các quầy mỹ phẩm ở các chợ, các tiệm uốn tóc, các tiệm làm đẹp không chính quy là nguồn gốc làm cho mụn trứng cá ngày càng thêm nặng và tạo ra sẹo lõm.
8. Thuốc corticoid: đây không phải là thuốc trị mụn. Các thuốc có tên sau đây đều là corticoid cần tránh bôi để trị mụn vì sẽ gây tình trạng mụn toàn phát và mụn dạng nang: Cortibion, Celestoderm, Diprosalic, Synalar, Dermovat …
Nguồn: dayenthaospa