thuocdongyhanoi
New member
Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp (VPQMT nghề nghiệp) là bệnh lý viêm các phế quản của đường hô hấp ở những công nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc với khói, bụi, hơi hóa chất độc hại... Bệnh nếu không được phát hiện, không biết cách phòng bệnh và không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản nghề nghiệp mạn tính
Viêm phế quản mạn tính được xác định là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ) ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và ít nhất là 2 năm liền.
Bệnh xuất hiện trên công nhân tiếp xúc nhiều và kéo dài với bụi vô cơ, bụi hữu cơ, hơi acid mạnh, hơi hóa chất như công nhân mỏ than, uranium, pyrit, luyện kim, hoá chất, thợ cán bông, làm nhựa…Ngoài ra, việc hít phải các chất kích thích trong môi trường làm việc như amoniac, khí clo, bụi ngũ cốc, hoặc bụi ở nhà máy dệt… cũng có thể dẫn tới viêm phế quản mạn tính. Hút thuốc lá; vi khuẩn, virus ở những ổ viêm nhiễm đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp tái lại là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm phế quản mạn tính phát triển. Bệnh thường có sự kết hợp với các bệnh hen phế quản nghề nghiệp, bệnh bụi phổi – than, bệnh bụi phổi silic và bệnh bụi phổi – amiăng. Người cao tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn và nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới.
Tiếp xúc với bụi kim loại lâu dài dễ mắc bệnh viêm phế quản nghề nghiệp
Triệu chứng của bệnh
Bệnh gây ho và khạc đờm nhiều lần, đờm có thể nhầy, trong, dính hoặc đục khi có bội nhiễm, khạc đờm thường vào buổi sáng. Mỗi đợt khạc đờm thường kéo dài khoảng 3 tuần lễ nhất là những tháng đầu mùa thu, hay vào mùa đông và thời kỳ tiếp xúc nhiều với bụi và hơi khí độc. Bệnh tiến triển và thi thoảng xuất hiện một đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường là do bội nhiễm hoặc hơi khí độc kích thích. Đợt cấp có những triệu chứng như ho, khạc đờm có mủ, khó thở như cơn hen, nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Bệnh nhân có thể tử vong trong đợt suy hô hấp cấp này.
Bệnh phát triển theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 0: Không có rối loạn hô hấp (không khó thở).
Giai đoạn 1: Ho dai dẳng, khạc đờm dai dẳng, ho và khạc đờm ít nhất là 3 tuần lễ, khó thở độ 2 (khó thở vừa phải, khi leo thang gác hết tầng 2 hoặc leo dốc nhẹ).
Giai đoạn 2: Giống như giai đoạn 1 nhưng thêm ho và khạc đờm trên ba tuần lễ mỗi năm, khó thở độ 3 (khó thở khi đi lại bình thường trên mặt phẳng), nghe phổi có ran rít, ran ngáy, có khó thở như hen, có sự giảm rõ rệt thông khí phổi.
Giai đoạn 3: Như giai đoạn 2 nhưng thêm: rối loạn chức năng hô hấp, khó thở nặng hơn, (khó thở khi đi chậm, làm động tác rất nhẹ).
Giai đoạn 4: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng (COPD) như những triệu chứng đã mô tả trên, nhưng rối loạn chức năng hô hấp nặng, khó thở rất nhiều (khi đi chậm phải dừng lại để thở).
Giai đoạn 5: Bệnh phối tắc nghẽn rất nặng và khó thở nặng thêm (khó thở khi làm động tác nhẹ: chải đầu, đứng lên, ngồi xuống...) rối loạn chức năng hô hấp rất nặng.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
Dự phòng viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
VPQ nghề nghiệp thường không gây nguy hại tức thời và dễ nhầm lẫn với các bệnh mũi họng khác nên bệnh nhân thường chủ quan, bỏ qua không đến khám bệnh. Đến khi đi khám vì cảm thấy khó thở thì tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng.
Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VPQMT nghề nghiệp mà chỉ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:
* Tuân thủ các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động như đeo khẩu trang chống bụi, chống hơi khích thích hoặc mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc với môi trường độc hại như công nhân làm ở hầm mỏ, xí nghiệp, luyện kim, hóa chất…
* Khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện các yếu tố di truyền, giảm miễn dịch ở những người có nghề nghiệp dễ bị bệnh.
* Sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược cũng có thể giúp dự phòng viêm phế quản mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở; cũng như giảm tần xuất xuất hiện các đợt cấp của bệnh.
* Không hút thuốc lá, điều trị triệt để các ổ viêm nhiềm đường hô hấp trên, tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
Nguồn: http://baokhikhang.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-nghe-nghiep-la-gi.html
Nguyên nhân gây viêm phế quản nghề nghiệp mạn tính
Viêm phế quản mạn tính được xác định là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ) ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và ít nhất là 2 năm liền.
Bệnh xuất hiện trên công nhân tiếp xúc nhiều và kéo dài với bụi vô cơ, bụi hữu cơ, hơi acid mạnh, hơi hóa chất như công nhân mỏ than, uranium, pyrit, luyện kim, hoá chất, thợ cán bông, làm nhựa…Ngoài ra, việc hít phải các chất kích thích trong môi trường làm việc như amoniac, khí clo, bụi ngũ cốc, hoặc bụi ở nhà máy dệt… cũng có thể dẫn tới viêm phế quản mạn tính. Hút thuốc lá; vi khuẩn, virus ở những ổ viêm nhiễm đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp tái lại là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm phế quản mạn tính phát triển. Bệnh thường có sự kết hợp với các bệnh hen phế quản nghề nghiệp, bệnh bụi phổi – than, bệnh bụi phổi silic và bệnh bụi phổi – amiăng. Người cao tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn và nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới.
Tiếp xúc với bụi kim loại lâu dài dễ mắc bệnh viêm phế quản nghề nghiệp
Triệu chứng của bệnh
Bệnh gây ho và khạc đờm nhiều lần, đờm có thể nhầy, trong, dính hoặc đục khi có bội nhiễm, khạc đờm thường vào buổi sáng. Mỗi đợt khạc đờm thường kéo dài khoảng 3 tuần lễ nhất là những tháng đầu mùa thu, hay vào mùa đông và thời kỳ tiếp xúc nhiều với bụi và hơi khí độc. Bệnh tiến triển và thi thoảng xuất hiện một đợt cấp của viêm phế quản mạn tính thường là do bội nhiễm hoặc hơi khí độc kích thích. Đợt cấp có những triệu chứng như ho, khạc đờm có mủ, khó thở như cơn hen, nghe phổi có ran rít, ran ngáy và ran ẩm, rì rào phế nang giảm. Bệnh nhân có thể tử vong trong đợt suy hô hấp cấp này.
Bệnh phát triển theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 0: Không có rối loạn hô hấp (không khó thở).
Giai đoạn 1: Ho dai dẳng, khạc đờm dai dẳng, ho và khạc đờm ít nhất là 3 tuần lễ, khó thở độ 2 (khó thở vừa phải, khi leo thang gác hết tầng 2 hoặc leo dốc nhẹ).
Giai đoạn 2: Giống như giai đoạn 1 nhưng thêm ho và khạc đờm trên ba tuần lễ mỗi năm, khó thở độ 3 (khó thở khi đi lại bình thường trên mặt phẳng), nghe phổi có ran rít, ran ngáy, có khó thở như hen, có sự giảm rõ rệt thông khí phổi.
Giai đoạn 3: Như giai đoạn 2 nhưng thêm: rối loạn chức năng hô hấp, khó thở nặng hơn, (khó thở khi đi chậm, làm động tác rất nhẹ).
Giai đoạn 4: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng (COPD) như những triệu chứng đã mô tả trên, nhưng rối loạn chức năng hô hấp nặng, khó thở rất nhiều (khi đi chậm phải dừng lại để thở).
Giai đoạn 5: Bệnh phối tắc nghẽn rất nặng và khó thở nặng thêm (khó thở khi làm động tác nhẹ: chải đầu, đứng lên, ngồi xuống...) rối loạn chức năng hô hấp rất nặng.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
Dự phòng viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
VPQ nghề nghiệp thường không gây nguy hại tức thời và dễ nhầm lẫn với các bệnh mũi họng khác nên bệnh nhân thường chủ quan, bỏ qua không đến khám bệnh. Đến khi đi khám vì cảm thấy khó thở thì tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng.
Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VPQMT nghề nghiệp mà chỉ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. Người lao động cần trang bị cho mình các cách phòng tránh để không bị mắc phải căn bệnh này như:
* Tuân thủ các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động như đeo khẩu trang chống bụi, chống hơi khích thích hoặc mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc với môi trường độc hại như công nhân làm ở hầm mỏ, xí nghiệp, luyện kim, hóa chất…
* Khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện các yếu tố di truyền, giảm miễn dịch ở những người có nghề nghiệp dễ bị bệnh.
* Sử dụng một số sản phẩm từ thảo dược cũng có thể giúp dự phòng viêm phế quản mạn tính, giúp làm giảm các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở; cũng như giảm tần xuất xuất hiện các đợt cấp của bệnh.
* Không hút thuốc lá, điều trị triệt để các ổ viêm nhiềm đường hô hấp trên, tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
Nguồn: http://baokhikhang.vn/benh-viem-phe-quan-man-tinh-nghe-nghiep-la-gi.html