hoatuoidanang
New member
Thời điểm này, atiso đỏ được bày bán tại khắp các chợ lớn, nhỏ ở thủ đô Hà Nội với giá 30.000 đồng/kg thu hút người tiêu dùng mua về sử dụng.
Mời các bạn cùng Hoa Tươi Đà Nẵng tìm hiểu thêm thông tin về Hoa atiso đỏ vào mùa đắt hàng ra sao nhé
Hoa atiso đỏ (còn có tên gọi là hoa bụp giấm, hibicus hay hoa vô thường) có nguồn gốc từ Tây Phi. Theo Đông y, atiso đỏ có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, lợi mật. Còn theo tài liệu nước ngoài, những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hoạt chất từ bụp giấm có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống ôxy hóa (sự già hóa của cơ thể), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipid ở gan và bảo vệ tế bào gan.
Ngoài ra, hoa atiso đỏ còn có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy nên chị em thường mua hoa atiso đỏ về để làm si rô hoặc nước giải khát. Sau khi làm si rô, cánh hoa astiso đỏ còn có thể làm mứt ăn hoặc trang trí các món tráng miệng, bánh ngọt.
Đi dọc phố Nguyễn Xiển, gần một tuần nay các tiểu thương đã lác đác bày bán hoa atiso trên vỉa hè với mức giá 30.000 – 35.000 đồng/kg thu hút người tiêu dùng. Chị Liên, một người bán hoa atiso cho hay: “Những ngày đầu, tôi tìm mối nhập hàng về từ Đà Lạt, Tam Đảo và một số tỉnh thành phía Bắc rồi đem về và bán lẻ tại các chợ. Khi nhiều bà nội trợ phát hiện ra loài hoa atiso đỏ này có thể chữa bệnh nên bà con ở một số huyện thuộc Hà Tây cũ cũng rủ nhau trồng. Chính vụ loại hoa này khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11”.
Do có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe mà giá cả lại phải chăng nên hoa atiso được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Mức giá bán buôn cho hoa atiso có khi dao động trong khoảng 20.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại.
Được biết đến là loài hoa tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa, công dụng từ các thành phần của hoa atiso được người tiêu dùng tận dụng tối đa:
Dầu ép từ hạt Atiso đỏ và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus…
– Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
– Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Atiso đỏ đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
– Nước hãm đài hoa chứa nhiều Acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…
– Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
– Lá, đài của hoa bụp giấm (Atiso đỏ) chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.
– Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Ngoài ra, si rô hoa atiso đỏ có thể pha thành nước giải khát hoặc làm gia vị có những món kem, bánh ngọt tráng miệng. Hoặc chị em có thể chắt cánh hoa trong lọ si ôo, đem sên trên lửa nhỏ để làm thành mứt hoa bụp giấm dai, mềm, ngọt lịm và thanh mát.
Theo dienhoadanang.com/blog
Mời các bạn cùng Hoa Tươi Đà Nẵng tìm hiểu thêm thông tin về Hoa atiso đỏ vào mùa đắt hàng ra sao nhé
Hoa atiso đỏ (còn có tên gọi là hoa bụp giấm, hibicus hay hoa vô thường) có nguồn gốc từ Tây Phi. Theo Đông y, atiso đỏ có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, lợi mật. Còn theo tài liệu nước ngoài, những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hoạt chất từ bụp giấm có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống ôxy hóa (sự già hóa của cơ thể), giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipid ở gan và bảo vệ tế bào gan.
Ngoài ra, hoa atiso đỏ còn có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy nên chị em thường mua hoa atiso đỏ về để làm si rô hoặc nước giải khát. Sau khi làm si rô, cánh hoa astiso đỏ còn có thể làm mứt ăn hoặc trang trí các món tráng miệng, bánh ngọt.
Đi dọc phố Nguyễn Xiển, gần một tuần nay các tiểu thương đã lác đác bày bán hoa atiso trên vỉa hè với mức giá 30.000 – 35.000 đồng/kg thu hút người tiêu dùng. Chị Liên, một người bán hoa atiso cho hay: “Những ngày đầu, tôi tìm mối nhập hàng về từ Đà Lạt, Tam Đảo và một số tỉnh thành phía Bắc rồi đem về và bán lẻ tại các chợ. Khi nhiều bà nội trợ phát hiện ra loài hoa atiso đỏ này có thể chữa bệnh nên bà con ở một số huyện thuộc Hà Tây cũ cũng rủ nhau trồng. Chính vụ loại hoa này khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11”.
Do có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe mà giá cả lại phải chăng nên hoa atiso được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Mức giá bán buôn cho hoa atiso có khi dao động trong khoảng 20.000 – 25.000 đồng/kg tùy loại.
Được biết đến là loài hoa tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa, công dụng từ các thành phần của hoa atiso được người tiêu dùng tận dụng tối đa:
Dầu ép từ hạt Atiso đỏ và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus… và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus…
– Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.
– Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Atiso đỏ đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.
– Nước hãm đài hoa chứa nhiều Acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut…
– Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.
– Lá, đài của hoa bụp giấm (Atiso đỏ) chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.
– Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.
Ngoài ra, si rô hoa atiso đỏ có thể pha thành nước giải khát hoặc làm gia vị có những món kem, bánh ngọt tráng miệng. Hoặc chị em có thể chắt cánh hoa trong lọ si ôo, đem sên trên lửa nhỏ để làm thành mứt hoa bụp giấm dai, mềm, ngọt lịm và thanh mát.
Theo dienhoadanang.com/blog