thuocdongyhanoi
New member
Viêm phế quản bội nhiễm là một thuật ngữ chỉ tình trạng hay nguyên nhân của bệnh viêm phế quản cấp tính. Vậy viêm phế quản bội nhiễm là gì và khi nào một người bệnh được coi là mắc viêm phế quản bội nhiễm?
Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản; đặc trưng bởi hiện tượng sưng và phù nề niêm mạc phế quản. Phế quản bị sưng, phù nề thường gây ra khó thở và ho để tống đẩy đờm nhầy ra khỏi phổi.
Viêm phế quản chủ yếu gây ra do virut (90%) và vi khuẩn (10%).
Bội nhiễm là gì?
Bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng mới, xảy ra khi bệnh nhân đã bị một bệnh nhiễm trùng từ trước đó. Ví dụ, nhiễm khuẩn có thể xảy ra với những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp do virus hay viêm gan B mãn tính hoặc với người bệnh nhiễm viêm gan D do virut. Bội nhiễm có thể làm phức tạp quá trình điều trị bằng kháng sinh do các sinh vật gây nhiễm trùng mới có khả năng kháng lại các thuốc đã được sử dụng cho lần điều trị đầu tiên.
Viêm phế quản bội nhiễm là gì?
Thông thường, viêm phế quản do virut gây ra. Các triệu chứng viêm phế quản do virut là bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng..
Bé bị viêm phế quản - (Ảnh - Sưu tầm)
Nếu viêm phế quản do virut gây nên nhưng không được điều trị kịp thời khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường thở gây viêm phế quản thì lúc này người bệnh đồng thời vị viêm phế quản do virut và viêm phế quản do vi khuẩn. Khi đó, người bệnh mắc viêm phế quản bội nhiễm.
Bệnh thường tiến triển từ viêm đường hô hấp trên do virut sau đó lan xuống đường hô hấp dưới do vi khuẩn gây nên hiện tượng bội nhiễm. Các vi khuẩn điển hình gây bệnh thường do viêm lan từ đường hô hấp trên xuống phế quản gồm: liên cầu, phế cầu, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis…
Như vậy, viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm phế quản gây nên bởi cả virut và vi khuẩn.
Điều trị viêm phế quản bội nhiễm như thế nào?
Điều trị viêm phế quản bội nhiễm cần phải sử dụng tới kháng sinh. Các thuốc có thể dùng là: amoxicilin, erythromyxin, cephalexin.
- Chống co thắt phế quản dùng thuốc theophylin, salbutamol.
- Thuốc an thần, kháng histamin.
- Có thể dùng prednisolon đối với các trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản thời gian ngắn từ 5 - 10 ngày.
- Bệnh nhân ho khan cần dùng thuốc giảm ho như tecpin-codein, paxeladine.
- Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm.
Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, giữ môi trường sống trong lành… để nhanh hồi phục.
Nguồn: baokhikhang.vn/ban-da-hieu-dung-ve-viem-phe-quan-boi-nhiem.html
Viêm phế quản là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản; đặc trưng bởi hiện tượng sưng và phù nề niêm mạc phế quản. Phế quản bị sưng, phù nề thường gây ra khó thở và ho để tống đẩy đờm nhầy ra khỏi phổi.
Viêm phế quản chủ yếu gây ra do virut (90%) và vi khuẩn (10%).
Bội nhiễm là gì?
Bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng mới, xảy ra khi bệnh nhân đã bị một bệnh nhiễm trùng từ trước đó. Ví dụ, nhiễm khuẩn có thể xảy ra với những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp do virus hay viêm gan B mãn tính hoặc với người bệnh nhiễm viêm gan D do virut. Bội nhiễm có thể làm phức tạp quá trình điều trị bằng kháng sinh do các sinh vật gây nhiễm trùng mới có khả năng kháng lại các thuốc đã được sử dụng cho lần điều trị đầu tiên.
Viêm phế quản bội nhiễm là gì?
Thông thường, viêm phế quản do virut gây ra. Các triệu chứng viêm phế quản do virut là bệnh nhân có sốt, đau đầu, đau mỏi người, đau rát họng, ho khan hoặc có khạc đờm trắng..
Bé bị viêm phế quản - (Ảnh - Sưu tầm)
Nếu viêm phế quản do virut gây nên nhưng không được điều trị kịp thời khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường thở gây viêm phế quản thì lúc này người bệnh đồng thời vị viêm phế quản do virut và viêm phế quản do vi khuẩn. Khi đó, người bệnh mắc viêm phế quản bội nhiễm.
Bệnh thường tiến triển từ viêm đường hô hấp trên do virut sau đó lan xuống đường hô hấp dưới do vi khuẩn gây nên hiện tượng bội nhiễm. Các vi khuẩn điển hình gây bệnh thường do viêm lan từ đường hô hấp trên xuống phế quản gồm: liên cầu, phế cầu, Heamophilus influenzae, Moraxella catarrhalis…
Như vậy, viêm phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm phế quản gây nên bởi cả virut và vi khuẩn.
Điều trị viêm phế quản bội nhiễm như thế nào?
Điều trị viêm phế quản bội nhiễm cần phải sử dụng tới kháng sinh. Các thuốc có thể dùng là: amoxicilin, erythromyxin, cephalexin.
- Chống co thắt phế quản dùng thuốc theophylin, salbutamol.
- Thuốc an thần, kháng histamin.
- Có thể dùng prednisolon đối với các trường hợp ho kéo dài có co thắt phế quản thời gian ngắn từ 5 - 10 ngày.
- Bệnh nhân ho khan cần dùng thuốc giảm ho như tecpin-codein, paxeladine.
- Giai đoạn ho khạc đờm dùng thuốc long đờm.
Bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, giữ môi trường sống trong lành… để nhanh hồi phục.
Nguồn: baokhikhang.vn/ban-da-hieu-dung-ve-viem-phe-quan-boi-nhiem.html