Ăn dặm là luyện tập để trẻ làm quen với bữa ăn, hay nói môt cách khác ăn dặm là sự thay đổi dần của trẻ, chuyển từ chỉ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức sang ăn thêm các loại thức ăn khác.Sự thay đổi này mất tối thiểu 6 tháng nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn, đặc biệt là đối với các trẻ bú sữa mẹ.
Từ khi trẻ được sinh ra đến lúc trẻ tròn 6 tháng tuổi trẻ sẽ được ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi là thời điểm bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, nhưng cũng có thể muộn hơn tuỳ thuộc vào thể trạng cả mỗi trẻ. Thức ăn dặm cung cấp bổ sung thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ phát triển. Nhưng giai đoạn này trẻ vẫn chưa biết nhai và nuốt thức ăn, trẻ cũng chưa biết đồ ăn dặm có thể no được mà chỉ biết đói là ăn sữa thôi.
Chính vì vậy mà chúng ta không thể nóng vội trong việc tập cho trẻ ăn dặm, cần có nhiều thời gian và giai đoạn để trẻ làm quen, tuyệt đối không được ép trẻ ăn làm ảnh hưởng đến tâm lý và tạo ấn tượng sợ hãi khi nhìn thấy thấy thức ăn dẫn đến sợ ăn.
Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, nếu quan sát thấy các dấu hiệu sau thì hãy bắt đầu tập cho bé ăn dặm:
- Trẻ thích thú với bữa ăn của người lớn. Khi người lớn ăn cơm trẻ há miệng, chóp miêng và không ngừng cử động chân tay, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn.
- Trẻ nhanh đói. Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ bú, lúc đó bạn nên tập cho trẻ ăn dặm
- Nếu cổ của trẻ đã cưng cáp và đỡ được đầu và trẻ cũng có thể ngồi được khi bạn đỡ hoặc ngồi ghế có tựa lưng. Điều đó có nghĩa là trẻ đã cứng cáp và đã sẵn sàng ăn dặm.
- Phản xạ bú giảm đi, nếu cho thìa vào miệng trẻ mà trẻ ít dùng lưỡi để mút thì đó cũng là một dấu hiệu.
Khi tập cho trẻ ăn dặm bạn chúng ta luôn ghi nhớ là phải từ từ, tập cho bé làm quen dần, và thức ăn dặm chỉ là thức ăn bổ sung thêm cho sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến lúc bé tròn 1 tuổi.
Khi cho trẻ ăn dặm chúng ta nên cho trẻ ăn cùng giờ với cả gia đình để cho bé quen dần với không khí của bữa ăn. Khi cho trẻ ăn chúng nên thoải mái, thả lỏng, không được ép trẻ ăn, hoặc quá quan tâm đến lượng thức ăn mà bé ăn được. Như vậy sẽ tạo cho bé một sức ép trong việc ăn, sẽ ảnh hưởng đến việc ăn của bé về sau này.
Nên cho bé cơ hội làm quen khám phá các loại thức ăn khác nhau, chúng ta chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho trẻ trong lúc trẻ ăn chứ không phải là người quyết định bé phải ăn bao nhiêu. Hãy tươi cười, khen ngợi và động viên trẻ khi cho trẻ ăn sẽ làm cho tẻ cảm nhận được niềm vi và sự thích thú trong lúc ăn. Khi ăn dặm trẻ thích dùng tay bốc đồ ăn, điều này sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn và thể hiện sự trưởng thành của trẻ, chúng ta không nên ngăn cản mà ngược lại nên khuyến khích và khen ngợi ham muốn ăn của trẻ.
BS. Vũ Kiều Nguyện - Phòng khám dinh dưỡng - Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội
Nguồn: phongkhamdinhduong.vn/ an-dam-la-gi-thoi-diem-phu-hop-cho-be-an-dam-408.htm
Từ khi trẻ được sinh ra đến lúc trẻ tròn 6 tháng tuổi trẻ sẽ được ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi là thời điểm bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm, nhưng cũng có thể muộn hơn tuỳ thuộc vào thể trạng cả mỗi trẻ. Thức ăn dặm cung cấp bổ sung thêm năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể của trẻ phát triển. Nhưng giai đoạn này trẻ vẫn chưa biết nhai và nuốt thức ăn, trẻ cũng chưa biết đồ ăn dặm có thể no được mà chỉ biết đói là ăn sữa thôi.
Chính vì vậy mà chúng ta không thể nóng vội trong việc tập cho trẻ ăn dặm, cần có nhiều thời gian và giai đoạn để trẻ làm quen, tuyệt đối không được ép trẻ ăn làm ảnh hưởng đến tâm lý và tạo ấn tượng sợ hãi khi nhìn thấy thấy thức ăn dẫn đến sợ ăn.
Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, nếu quan sát thấy các dấu hiệu sau thì hãy bắt đầu tập cho bé ăn dặm:
- Trẻ thích thú với bữa ăn của người lớn. Khi người lớn ăn cơm trẻ há miệng, chóp miêng và không ngừng cử động chân tay, đó chính là một dấu hiệu trẻ muốn ăn.
- Trẻ nhanh đói. Trẻ đòi ăn mặc dù chưa đến cữ bú, lúc đó bạn nên tập cho trẻ ăn dặm
- Nếu cổ của trẻ đã cưng cáp và đỡ được đầu và trẻ cũng có thể ngồi được khi bạn đỡ hoặc ngồi ghế có tựa lưng. Điều đó có nghĩa là trẻ đã cứng cáp và đã sẵn sàng ăn dặm.
- Phản xạ bú giảm đi, nếu cho thìa vào miệng trẻ mà trẻ ít dùng lưỡi để mút thì đó cũng là một dấu hiệu.
Khi tập cho trẻ ăn dặm bạn chúng ta luôn ghi nhớ là phải từ từ, tập cho bé làm quen dần, và thức ăn dặm chỉ là thức ăn bổ sung thêm cho sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến lúc bé tròn 1 tuổi.
Khi cho trẻ ăn dặm chúng ta nên cho trẻ ăn cùng giờ với cả gia đình để cho bé quen dần với không khí của bữa ăn. Khi cho trẻ ăn chúng nên thoải mái, thả lỏng, không được ép trẻ ăn, hoặc quá quan tâm đến lượng thức ăn mà bé ăn được. Như vậy sẽ tạo cho bé một sức ép trong việc ăn, sẽ ảnh hưởng đến việc ăn của bé về sau này.
Nên cho bé cơ hội làm quen khám phá các loại thức ăn khác nhau, chúng ta chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho trẻ trong lúc trẻ ăn chứ không phải là người quyết định bé phải ăn bao nhiêu. Hãy tươi cười, khen ngợi và động viên trẻ khi cho trẻ ăn sẽ làm cho tẻ cảm nhận được niềm vi và sự thích thú trong lúc ăn. Khi ăn dặm trẻ thích dùng tay bốc đồ ăn, điều này sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn và thể hiện sự trưởng thành của trẻ, chúng ta không nên ngăn cản mà ngược lại nên khuyến khích và khen ngợi ham muốn ăn của trẻ.
BS. Vũ Kiều Nguyện - Phòng khám dinh dưỡng - Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội
Nguồn: phongkhamdinhduong.vn/ an-dam-la-gi-thoi-diem-phu-hop-cho-be-an-dam-408.htm