blackberry99
New member
Bước sang tuổi ngoài 30, gương mặt Vũ Thường Kiệt càng giống Vũ Xuân Trường đến kỳ lạ. Vẫn gương mặt dài và gầy đó, vẫn nụ cười đó, chỉ khác là Kiệt không có những nét sắc sảo của người anh đã chết.
Kiệt kể, con gái Vũ Xuân Trường, mỗi lần lên thăm đều sững người, bảo là càng ngày chú càng giống bố cháu, ánh mắt khắc khoải, đau đớn. Khi vụ án Vũ Xuân Trường kết thúc, Vũ Thường Kiệt (em trai Vũ Xuân Trường ) đã phải nhận mức án tù chung thân.
Nhưng nhờ quá trình cải tạo tốt, nên sau 12 năm thi hành án, mức án của Kiệt đã được giảm xuống còn 20 năm tù giam, và hiện giờ, sau quá trình phấn đấu cải tạo tốt, Kiệt đã được đặc xá. Câu chuyện dưới đây được ghi lại trước khi Vũ Thường Kiệt được đặc xá.
Tôi lên ở với anh Vũ Xuân Trường tại ngôi nhà 129 đường Giải Phóng khi mới 20 tuổi. Ngày đó tôi vừa đi làm lái xe cho ngành Đường sắt, vừa ở nhà giúp anh chị lo cơm nước, chăm sóc cho 2 cháu nhỏ. Chính tôi cũng không nhớ mình bắt đầu trở thành mắt xích trong đường dây ma túy của anh trai từ khi nào.
Thỉnh thoảng, anh Trường vẫn sai tôi đi chuyển đồ cho người này, người kia mà không nói rõ đó là cái gì. Có lần, anh ấy còn sai tháo bình xăng ô tô để lấy những gói hàng nặng hơn 20kg được bọc kỹ ở trong đó.
Dần dần, tôi cũng ngờ ngợ những việc anh Trường làm là phạm pháp. Nhưng là phận làm em, tôi chỉ biết nghe lời. Tiền kiếm được từ những vụ buôn bán ma tuý đó, tôi không biết là bao nhiêu, và cũng không được hưởng một chút gì.
Phạm nhân Vũ Thường Kiệt
Khi bị bắt, tôi mới 22 tuổi, công danh, sự nghiệp chưa có, đến một mảnh tình vắt vai cũng không. Nghĩ đến những năm tháng tù đày đang đợi mình ở phía trước, đã có lúc tôi không tránh khỏi cảm giác tuyệt vọng và một chút hờn trách anh trai mình đã đẩy mình vào vòng lao lý.
Nhưng tình anh em máu mủ ruột rà, nên sự oán trách cũng chỉ là cảm giác thoảng qua. Sau khi bị bắt, tôi gặp anh Trường 2 lần, 1 lần trong ngày xử án, 1 lần trước khi anh Trường bị đưa ra pháp trường. Hai anh em gặp nhau lần cuối trong hoàn cảnh thật trớ trêu, nhìn nhau chẳng biết nói gì.
Anh Trường chỉ nói được câu: “Anh xin lỗi”, rồi lặng người đi. Câu xin lỗi đó khiến lòng tôi thanh thản. Câu cuối cùng nói với anh Trường, tôi đã hứa sẽ cải tạo tốt để có thể sớm trở về gánh vác trách nhiệm của người con trai duy nhất trong gia đình, để anh ấy có thể an lòng khi ra đi.
Ở trong trại giam, cái khiến tôi nhớ đến quay quắt là những dịp Tết cổ truyền, gia đình sum họp. Trước khi có biến cố, năm nào anh Trường cũng đưa gia đình về chúc Tết bố mẹ. Những dịp đó, bố tôi thường đích thân đi chọn những lá dong nếp đẹp nhất, những hạt gạo, hạt đỗ ngon nhất rồi tỉ mẩn gói từng cái bánh chưng để các con mang lên Hà Nội.
Giờ nhớ lại, tôi nhận ra rằng, những đêm giáp tết mưa phùn gió bấc, mấy anh em trong gia đình ngồi quây quần trông nồi bánh chưng có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất, ấm áp nhất, chẳng cần giàu có, chẳng cần tiền bạc, danh vọng làm gì...
Trong những năm tháng tôi đi tù, hình ảnh người bố già yếu đã gần như gục ngã trước mất mát quá lớn của gia đình luôn khiến tôi ân hận và day dứt nhất. Bố mẹ tôi sinh được 6 người con nhưng chỉ có anh Trường và tôi là con trai.
Anh Trường là chi trưởng của họ tộc, lại thông minh, thành đạt nên lúc nào cũng là niềm tự hào của bố tôi. Bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu mơ ước, bao nhiêu kiêu hãnh, ông đều đặt hết vào người con trai cả. Việc hai anh em tôi bị bắt là một cú sốc lớn đối với ông - một người mà cả đời đã luôn ngẩng cao đầu để sống.
Lần đầu tiên lên trại thăm tôi, bố tôi đã khóc. Mà trước mặt con, ông vốn chưa từng khóc bao giờ. Là một đứa con không làm trọn đạo hiếu, tôi đã chẳng đủ can đảm để nói một câu an ủi ông. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi gặp bố trong trại giam.
3 năm sau ông mất, chẳng có người con trai nào đứng chống gậy, chịu tang. Anh em tôi đã cướp đi của ông tất cả niềm tin vào cuộc sống, đã khiến ông nhắm mắt xuôi tay mà vẫn tức tưởi, đau đớn. Nhưng tôi biết, dù bằng cách nay hay cách khác, bố đã tha thứ cho chúng tôi.
Sau khi anh trai tôi mất được 3 năm, gia đình tôi đã làm đơn xin bốc hài cốt đưa anh Trường về an nghỉ trong khu mộ của dòng họ. Phần mộ của anh tôi được chôn ngay cạnh mộ bố, với hi vọng ở nơi chín suối, anh tôi có thể chuộc lại lỗi lầm của một người con đã chưa tròn chữ hiếu với người bố già nua, bất hạnh.
Tôi mong ở trong khu mộ của gia tộc, hương hồn của anh tôi sẽ được thanh thản, nhờ những nén hương của người thân trong gia đình, họ mạc. Dù anh tôi có mắc sai phạm gì, anh tôi cuối cùng vẫn được gia đình tha thứ, được họ tộc đón nhận, bao dung.
Trước khi ra pháp trường, anh tôi viết câu cuối cùng dặn 2 con: “Các con hãy cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi, trở thành người có ích cho xã hội để rửa nhục cho gia đình”. Có lẽ vì thương bố, nên hơn các cháu đã luôn cố gắng để thực hiện tâm nguyện của bố.
Cứ vài tháng, 2 chị em lại mua chút thực phẩm để lên trại giam thăm nuôi tôi. Mỗi lần gặp, mấy chú cháu đều cố gắng động viên nhau sống cho thật tốt, cố để lại đằng sau những sóng gió.
Tôi rất tự hào và rất yêu 2 cháu của mình. Bố bị tử hình, mẹ đi tù 20 năm, 2 cháu con anh Trường đã phải chịu không ít búa rìu dư luận. Lúc gia đình xảy ra biến cố, cháu Nhung là chị cả mới 13 tuổi, em trai nó 8 tuổi nhưng đã bị mang tiếng là con tử tù.
Nhưng chúng không vì thế mà hư hỏng, phá phách, không vì thế mà oán hận cha mẹ. 2 cháu được các chị gái của tôi đón về nuôi, lo cho ăn học thành người. Nhờ trời, có lẽ biết hoàn cảnh gia đình, 2 đứa đều ngoan ngoãn, học giỏi và trở thành người có ích cho xã hội.
Chồng cháu Nhung làm việc ở ngân hàng, kinh tế gia đình khá ổn định. Cháu Nhung cũng đã là mẹ của 2 đứa con. Nhìn cháu gái mình đang sống hạnh phúc, tôi thực sự cảm thấy được an ủi.
Con bé đã vượt qua được ác cảm của xã hội, vượt qua được sự e ngại của gia đình nhà chồng lúc ban đầu để dần dần có được sự tin yêu, quý mến của mọi người. Nó đã vượt qua sóng gió của gia đình bằng nỗ lực thực sự và phẩm chất đáng quý của bản thân.
Ở trong trại giam, tôi vẫn thường xuyên viết thư cho chị dâu. Tháng nào hai chị em tôi cũng viết thư, động viên nhau sớm cải tạo tốt để trở về với gia đình. Chị Lụa là người phụ nữ dịu dàng, yêu chồng con hết mực. Xảy ra nông nỗi này cũng có lẽ bởi chị ấy lúc nào cũng nhất nhất nghe lời anh Trường.
Cái chết của anh Trường đã khiến chị ấy suy sụp trong một thời gian dài. Nhưng nhờ có 2 đứa con ngoan ngoãn, tháng nào cũng vào trại giam thăm nuôi, động viên tinh thần nên chị ấy cũng dần vượt qua.
Chắc cũng không còn bao lâu nữa, chị dâu tôi sẽ được trở về với gia đình. Chị âý có hứa với tôi là khi trở về, sẽ thay tôi và anh Trường chăm sóc mẹ già ở dưới quê”.
Ngày mới đi tù, tôi chẳng biết đến ngày về, nhưng khi được giảm án vào năm 2008, tôi thấy như số phận đã dành cho mình một chút ánh sáng cuối đường hầm. Lúc nhận được quyết định ân xá, tôi đã không cầm được nước mắt.
Việc đầu tiên tôi làm là viết thư về báo tin cho người mẹ già đang mòn mỏi bóc từng tờ lịch đợi con nơi quê nhà. Chị em trong gia đình biết được tin lên thăm, ai cũng mừng mừng tủi tủi, nói rằng: “Thế là kể như gia đình mình vẫn còn có chút phước”.
Mong ước của tôi là có cơ hội trở về với gia đình, báo hiếu với mẹ già, nên những ngày cải tạo trong trại giam, tôi tích cực cải tạo, phấn đấu.
Tôi không có nhiều dự định cao xa khi ra tù, chỉ mong sẽ trở về quê sống và chăm lo cho mẹ già trong những năm tháng cuối đời, chỉ mong bà có thể sống được đến lúc đó để đơi đứa con trai út lầm lỡ trở về chuộc lại lỗi lầm.
Tôi nhất định sẽ trở về sống và tìm một công việc lao động lương thiện ở quê hương, hi vọng có một chút thu nhập để duy trì một cuộc sống đạm bạc. Nhưng việc đầu tiên tôi làm sẽ là ra thắp nén hương cho mộ bố và anh Trường, rồi về giúp mẹ sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vườn tược.
Bố tôi đã mất, anh Trường cũng không còn, tôi sẽ đứng ra gánh trách nhiệm của người con trai cả trong gia đình, sẽ là người chọn lá dong nếp, là người gói bánh chưng để những đêm giao thừa ấm cúng năm nào sống lại. Mười mấy năm qua, bếp của gia đình tôi chắc đã lạnh đi nhiều…
Phạm nhân Vũ Thường Kiệt – Trại giam Ba Sao
Kiệt kể, con gái Vũ Xuân Trường, mỗi lần lên thăm đều sững người, bảo là càng ngày chú càng giống bố cháu, ánh mắt khắc khoải, đau đớn. Khi vụ án Vũ Xuân Trường kết thúc, Vũ Thường Kiệt (em trai Vũ Xuân Trường ) đã phải nhận mức án tù chung thân.
Nhưng nhờ quá trình cải tạo tốt, nên sau 12 năm thi hành án, mức án của Kiệt đã được giảm xuống còn 20 năm tù giam, và hiện giờ, sau quá trình phấn đấu cải tạo tốt, Kiệt đã được đặc xá. Câu chuyện dưới đây được ghi lại trước khi Vũ Thường Kiệt được đặc xá.
Tôi lên ở với anh Vũ Xuân Trường tại ngôi nhà 129 đường Giải Phóng khi mới 20 tuổi. Ngày đó tôi vừa đi làm lái xe cho ngành Đường sắt, vừa ở nhà giúp anh chị lo cơm nước, chăm sóc cho 2 cháu nhỏ. Chính tôi cũng không nhớ mình bắt đầu trở thành mắt xích trong đường dây ma túy của anh trai từ khi nào.
Thỉnh thoảng, anh Trường vẫn sai tôi đi chuyển đồ cho người này, người kia mà không nói rõ đó là cái gì. Có lần, anh ấy còn sai tháo bình xăng ô tô để lấy những gói hàng nặng hơn 20kg được bọc kỹ ở trong đó.
Dần dần, tôi cũng ngờ ngợ những việc anh Trường làm là phạm pháp. Nhưng là phận làm em, tôi chỉ biết nghe lời. Tiền kiếm được từ những vụ buôn bán ma tuý đó, tôi không biết là bao nhiêu, và cũng không được hưởng một chút gì.
Phạm nhân Vũ Thường Kiệt
Khi bị bắt, tôi mới 22 tuổi, công danh, sự nghiệp chưa có, đến một mảnh tình vắt vai cũng không. Nghĩ đến những năm tháng tù đày đang đợi mình ở phía trước, đã có lúc tôi không tránh khỏi cảm giác tuyệt vọng và một chút hờn trách anh trai mình đã đẩy mình vào vòng lao lý.
Nhưng tình anh em máu mủ ruột rà, nên sự oán trách cũng chỉ là cảm giác thoảng qua. Sau khi bị bắt, tôi gặp anh Trường 2 lần, 1 lần trong ngày xử án, 1 lần trước khi anh Trường bị đưa ra pháp trường. Hai anh em gặp nhau lần cuối trong hoàn cảnh thật trớ trêu, nhìn nhau chẳng biết nói gì.
Anh Trường chỉ nói được câu: “Anh xin lỗi”, rồi lặng người đi. Câu xin lỗi đó khiến lòng tôi thanh thản. Câu cuối cùng nói với anh Trường, tôi đã hứa sẽ cải tạo tốt để có thể sớm trở về gánh vác trách nhiệm của người con trai duy nhất trong gia đình, để anh ấy có thể an lòng khi ra đi.
Ở trong trại giam, cái khiến tôi nhớ đến quay quắt là những dịp Tết cổ truyền, gia đình sum họp. Trước khi có biến cố, năm nào anh Trường cũng đưa gia đình về chúc Tết bố mẹ. Những dịp đó, bố tôi thường đích thân đi chọn những lá dong nếp đẹp nhất, những hạt gạo, hạt đỗ ngon nhất rồi tỉ mẩn gói từng cái bánh chưng để các con mang lên Hà Nội.
Giờ nhớ lại, tôi nhận ra rằng, những đêm giáp tết mưa phùn gió bấc, mấy anh em trong gia đình ngồi quây quần trông nồi bánh chưng có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất, ấm áp nhất, chẳng cần giàu có, chẳng cần tiền bạc, danh vọng làm gì...
Trong những năm tháng tôi đi tù, hình ảnh người bố già yếu đã gần như gục ngã trước mất mát quá lớn của gia đình luôn khiến tôi ân hận và day dứt nhất. Bố mẹ tôi sinh được 6 người con nhưng chỉ có anh Trường và tôi là con trai.
Anh Trường là chi trưởng của họ tộc, lại thông minh, thành đạt nên lúc nào cũng là niềm tự hào của bố tôi. Bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu mơ ước, bao nhiêu kiêu hãnh, ông đều đặt hết vào người con trai cả. Việc hai anh em tôi bị bắt là một cú sốc lớn đối với ông - một người mà cả đời đã luôn ngẩng cao đầu để sống.
Lần đầu tiên lên trại thăm tôi, bố tôi đã khóc. Mà trước mặt con, ông vốn chưa từng khóc bao giờ. Là một đứa con không làm trọn đạo hiếu, tôi đã chẳng đủ can đảm để nói một câu an ủi ông. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi gặp bố trong trại giam.
3 năm sau ông mất, chẳng có người con trai nào đứng chống gậy, chịu tang. Anh em tôi đã cướp đi của ông tất cả niềm tin vào cuộc sống, đã khiến ông nhắm mắt xuôi tay mà vẫn tức tưởi, đau đớn. Nhưng tôi biết, dù bằng cách nay hay cách khác, bố đã tha thứ cho chúng tôi.
Sau khi anh trai tôi mất được 3 năm, gia đình tôi đã làm đơn xin bốc hài cốt đưa anh Trường về an nghỉ trong khu mộ của dòng họ. Phần mộ của anh tôi được chôn ngay cạnh mộ bố, với hi vọng ở nơi chín suối, anh tôi có thể chuộc lại lỗi lầm của một người con đã chưa tròn chữ hiếu với người bố già nua, bất hạnh.
Tôi mong ở trong khu mộ của gia tộc, hương hồn của anh tôi sẽ được thanh thản, nhờ những nén hương của người thân trong gia đình, họ mạc. Dù anh tôi có mắc sai phạm gì, anh tôi cuối cùng vẫn được gia đình tha thứ, được họ tộc đón nhận, bao dung.
Trước khi ra pháp trường, anh tôi viết câu cuối cùng dặn 2 con: “Các con hãy cố gắng ngoan ngoãn, học giỏi, trở thành người có ích cho xã hội để rửa nhục cho gia đình”. Có lẽ vì thương bố, nên hơn các cháu đã luôn cố gắng để thực hiện tâm nguyện của bố.
Cứ vài tháng, 2 chị em lại mua chút thực phẩm để lên trại giam thăm nuôi tôi. Mỗi lần gặp, mấy chú cháu đều cố gắng động viên nhau sống cho thật tốt, cố để lại đằng sau những sóng gió.
Tôi rất tự hào và rất yêu 2 cháu của mình. Bố bị tử hình, mẹ đi tù 20 năm, 2 cháu con anh Trường đã phải chịu không ít búa rìu dư luận. Lúc gia đình xảy ra biến cố, cháu Nhung là chị cả mới 13 tuổi, em trai nó 8 tuổi nhưng đã bị mang tiếng là con tử tù.
Nhưng chúng không vì thế mà hư hỏng, phá phách, không vì thế mà oán hận cha mẹ. 2 cháu được các chị gái của tôi đón về nuôi, lo cho ăn học thành người. Nhờ trời, có lẽ biết hoàn cảnh gia đình, 2 đứa đều ngoan ngoãn, học giỏi và trở thành người có ích cho xã hội.
Chồng cháu Nhung làm việc ở ngân hàng, kinh tế gia đình khá ổn định. Cháu Nhung cũng đã là mẹ của 2 đứa con. Nhìn cháu gái mình đang sống hạnh phúc, tôi thực sự cảm thấy được an ủi.
Con bé đã vượt qua được ác cảm của xã hội, vượt qua được sự e ngại của gia đình nhà chồng lúc ban đầu để dần dần có được sự tin yêu, quý mến của mọi người. Nó đã vượt qua sóng gió của gia đình bằng nỗ lực thực sự và phẩm chất đáng quý của bản thân.
Ở trong trại giam, tôi vẫn thường xuyên viết thư cho chị dâu. Tháng nào hai chị em tôi cũng viết thư, động viên nhau sớm cải tạo tốt để trở về với gia đình. Chị Lụa là người phụ nữ dịu dàng, yêu chồng con hết mực. Xảy ra nông nỗi này cũng có lẽ bởi chị ấy lúc nào cũng nhất nhất nghe lời anh Trường.
Cái chết của anh Trường đã khiến chị ấy suy sụp trong một thời gian dài. Nhưng nhờ có 2 đứa con ngoan ngoãn, tháng nào cũng vào trại giam thăm nuôi, động viên tinh thần nên chị ấy cũng dần vượt qua.
Chắc cũng không còn bao lâu nữa, chị dâu tôi sẽ được trở về với gia đình. Chị âý có hứa với tôi là khi trở về, sẽ thay tôi và anh Trường chăm sóc mẹ già ở dưới quê”.
Ngày mới đi tù, tôi chẳng biết đến ngày về, nhưng khi được giảm án vào năm 2008, tôi thấy như số phận đã dành cho mình một chút ánh sáng cuối đường hầm. Lúc nhận được quyết định ân xá, tôi đã không cầm được nước mắt.
Việc đầu tiên tôi làm là viết thư về báo tin cho người mẹ già đang mòn mỏi bóc từng tờ lịch đợi con nơi quê nhà. Chị em trong gia đình biết được tin lên thăm, ai cũng mừng mừng tủi tủi, nói rằng: “Thế là kể như gia đình mình vẫn còn có chút phước”.
Mong ước của tôi là có cơ hội trở về với gia đình, báo hiếu với mẹ già, nên những ngày cải tạo trong trại giam, tôi tích cực cải tạo, phấn đấu.
Tôi không có nhiều dự định cao xa khi ra tù, chỉ mong sẽ trở về quê sống và chăm lo cho mẹ già trong những năm tháng cuối đời, chỉ mong bà có thể sống được đến lúc đó để đơi đứa con trai út lầm lỡ trở về chuộc lại lỗi lầm.
Tôi nhất định sẽ trở về sống và tìm một công việc lao động lương thiện ở quê hương, hi vọng có một chút thu nhập để duy trì một cuộc sống đạm bạc. Nhưng việc đầu tiên tôi làm sẽ là ra thắp nén hương cho mộ bố và anh Trường, rồi về giúp mẹ sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vườn tược.
Bố tôi đã mất, anh Trường cũng không còn, tôi sẽ đứng ra gánh trách nhiệm của người con trai cả trong gia đình, sẽ là người chọn lá dong nếp, là người gói bánh chưng để những đêm giao thừa ấm cúng năm nào sống lại. Mười mấy năm qua, bếp của gia đình tôi chắc đã lạnh đi nhiều…
Phạm nhân Vũ Thường Kiệt – Trại giam Ba Sao
Nguồn : Phunutoday