Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, bằng cách nào để giảm tình trạng khó chịu này cho trẻ, để trẻ không mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa và trẻ phát triển khỏe mạnh. Để biết cách xử lý thế nào cho thích hợp, các bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé!
Kiểm tra lại cách pha sữa
Để trẻ không bị sôi bụng thì khi chăm sóc bé, các mẹ phải hết sức kỹ càng, chu đáo, chú trọng đảm bảo vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là trong việc pha sữa cho trẻ bú. Các bạn cần phải pha sữa đúng cách, tránh để lượng khí trong bình sữa hay các bong bóng khí khi lắc bình sữa. Bởi vì, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, các bạn phải vệ sinh sạch sẽ núm ty và bình sữa cho bé trước và sau khi bú, cất nơi khô ráo, thoáng mát.
Massage bụng cho trẻ
Thực tế cho thấy, massage bụng không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn có tác dụng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, massage sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và dễ chịu hơn. Để trẻ sơ sinh không bị sôi bụng, sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút thì mẹ dùng tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ để hơi bụng của bé được thoát ra.
Bạn có thể massage ở sóng lưng hay ngón tay ngón chân của trẻ để giúp máu được lưu thông dễ dàng, không bị sôi bụng mà còn giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Do đó, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa như các loại rau xanh, trái cây,…
Các bạn đừng cho trẻ dùng sữa ngoài quá sớm, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau 6 tháng đầu, nếu người mẹ đi làm có thể vắt trữ sữa cho bé bú dần và tập kèm cho bé bú sữa bột. Vì sau 6 tháng hệ tiêu hóa trẻ dễ thích nghi và đường ruột sẽ hoạt động tốt hơn. Chúng ta hãy tập cho trẻ bú bình sữa từ từ, không nên ép trẻ uống liền, như thế khiến trẻ không thích, đường ruột bị chèn ép.
Các mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc hay bài thuốc dân gian nào mà chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bố mẹ phát hiện trẻ bị sôi bụng kèm với dấu hiệu thường xuyên bỏ bú, bú hay bị ọc sữa, khóc quấy phá nhiều thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị kịp thời. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn chăm sóc trẻ an toàn và tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cẩm nang cho bé - Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, cha mẹ phải làm gì?
Kiểm tra lại cách pha sữa
Để trẻ không bị sôi bụng thì khi chăm sóc bé, các mẹ phải hết sức kỹ càng, chu đáo, chú trọng đảm bảo vệ sinh cho trẻ, đặc biệt là trong việc pha sữa cho trẻ bú. Các bạn cần phải pha sữa đúng cách, tránh để lượng khí trong bình sữa hay các bong bóng khí khi lắc bình sữa. Bởi vì, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, các bạn phải vệ sinh sạch sẽ núm ty và bình sữa cho bé trước và sau khi bú, cất nơi khô ráo, thoáng mát.
Massage bụng cho trẻ
Thực tế cho thấy, massage bụng không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn có tác dụng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, massage sẽ giúp trẻ cảm thấy thích thú và dễ chịu hơn. Để trẻ sơ sinh không bị sôi bụng, sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút thì mẹ dùng tay xoa nhẹ nhàng vùng bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ để hơi bụng của bé được thoát ra.
Bạn có thể massage ở sóng lưng hay ngón tay ngón chân của trẻ để giúp máu được lưu thông dễ dàng, không bị sôi bụng mà còn giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé. Do đó, các mẹ nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa như các loại rau xanh, trái cây,…
Các bạn đừng cho trẻ dùng sữa ngoài quá sớm, tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau 6 tháng đầu, nếu người mẹ đi làm có thể vắt trữ sữa cho bé bú dần và tập kèm cho bé bú sữa bột. Vì sau 6 tháng hệ tiêu hóa trẻ dễ thích nghi và đường ruột sẽ hoạt động tốt hơn. Chúng ta hãy tập cho trẻ bú bình sữa từ từ, không nên ép trẻ uống liền, như thế khiến trẻ không thích, đường ruột bị chèn ép.
Các mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc hay bài thuốc dân gian nào mà chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bố mẹ phát hiện trẻ bị sôi bụng kèm với dấu hiệu thường xuyên bỏ bú, bú hay bị ọc sữa, khóc quấy phá nhiều thì cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân để có cách chữa trị kịp thời. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn chăm sóc trẻ an toàn và tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cẩm nang cho bé - Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, cha mẹ phải làm gì?