Nếu không cho tiền, vong sẽ kể thêm những nhà nghỉ mà chị dâu mình dẫn 'giai' vào, lời đe dọa của đứa em chồng ở cõi âm.
Sau hai buổi tham dự lễ cầu hồn ở nhà “cô” X, tôi đã kịp bắt quen với một số bà, cô có thâm niên trong việc đi gọi hồn, xem tướng số. Lấy cớ muốn đi xem một vài nơi cho chính xác về nhân duyên của mình, tôi đề nghị được đi cùng họ đến một số “thầy” khác có uy tín. Được lời như cởi tấm lòng, bà D. ở Khâm Thiên (Hà Nội) hứa sang tuần sẽ cho tôi đi cùng đoàn xuống Hải Dương để xem chỗ “cô” G. Trước khi chia tay, bà không quên nhắn thêm cho tôi một câu: “Xuống đấy phải kiên trì và có thể mất nhiều thời gian đấy”.
Theo chân các “tín đồ” gọi hồn
Đúng hẹn, trên chiếc xe ô tô bảy chỗ, năm người chúng tôi từ Hà Nội về Chợ Phủ (Hải Dương). Ngoài tôi ra thì những người còn lại trong đoàn đều đã thuộc U50. Họ đều đã lên chức bà nội, bà ngoại cả. Nhìn qua cũng biết được cuộc sống những người đàn bà này này dư dả thế nào. Người thì là công chức về hưu, người thì làm ăn buôn bán có cửa hàng, cửa hiệu trên phố.
Tôi tò mò vì sao họ đã yên bề gia thất, giàu có mà vẫn phải đi bói toán, cầu xin các vong linh. Rồi tôi cũng hiểu ra, không nhất thiết phải có việc mới đi cầu. Đến tuổi về già, không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền nữa thì lại phải lo chuyện gia đình, tương lai con cái. Nhiều khi đi xem chỉ để phòng xa, biết trước trong thời gian tới gia đình có gặp hạn không để còn biết đường lo liệu. Họ đều có chung một suy nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tai nạn biết trước cũng không thể hóa giải được nhưng sẽ tránh được phần lớn. Mười phần giảm xuống chỉ còn ba đến bốn phần cũng là điều may.
Đối với những người đàn bà này, đi xem cũng tạo thành một thói quen. Một năm không đi xem dăm ba lần các bà cảm thấy bất an, bứt rứt. Cứ nghe thấy nơi nào có thầy thiêng là lập tức nhóm họp, thuê xe, lên lịch, sắp xếp chuyện nhà cửa rồi lên đường.
Thấy tôi đi tay không, cô S ngồi cạnh mới hỏi: “Cháu không chuẩn bị lễ lạt gì à?”. Tôi ngơ ngác tưởng ở chỗ “cô” G cũng có dịch vụ sắm lễ giống như nhà “cô” X. Lúc này cô S mới nhìn tôi cười: Thông thường đi làm lễ ở các nơi thì tùy tâm mình thôi. Mình chỉ cần dây sữa, gói bim bim, hộp bánh là được. Cô chưa đi nơi nào mà bắt buộc phải có trà, thuốc, hương vàng như vậy cả. Đi xem, ngoài tiền lễ vốn để trả công cho “cô” về việc mượn xác thì tiền đi đường để biếu xén các vong nhà mình cũng phải để lại. Có khi chỉ 50-100.000 đồng. Thầy nào đưa ra quy định, bày vẽ ra những khoản tiền này tiền nọ thì đều không đáng tin cậy. Nếu có, cũng chỉ được ăn “lộc” một thời gian rồi sẽ hết. Đến lúc đó thậm chí, họ còn bị phạt đến điêu đứng thì thôi.
Ngồi bên cạnh, bà K cùng đoàn nghe chúng tôi nói chuyện cũng chêm vào: “Làm thầy, làm “cô” cũng chẳng sướng gì đâu. Bác đi xem nhiều rồi, thấy những thầy giỏi đều được cái này mất cái kia. Không lận đận chuyện gia sự, tình duyên thì cũng vấp phải những chuyện thiên hạ không tránh được”. Bà K cho biết thêm, một khi người nào đó liên quan tới chuyện tâm linh rồi thì thiêng lắm. Cứ xem những bậc “cô”, “cậu” thậm chí cả thầy lang giỏi, nổi tiếng chữa bệnh cho người khác thì biết. Con cái không bệnh tật thì vợ chồng cũng lục đục, li tán. Như “cô” G chẳng hạn.
“Cô” sinh năm 1972, có hai đời chồng rồi mà cũng đâu có được yên. Thầy thuốc thì mắc tội “cãi” lại mệnh trời, “cô”, “cậu” thì mắc phải lụy tiết lộ thiên cơ. Họ xem cho mình thì phúc phần của họ cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, chút lễ mọn chỉ là sự thành tâm mình muốn gửi tới họ . Nói là chút lễ mọn nhưng khi nhìn lại phía đuôi xe, tôi không khỏi băn khoăn với một đống những hoa quả, vàng hương, bánh kẹo có đến cả nửa tạ.
Người âm “tống tiền” người dương
Xe của chúng tôi đến nhà “cô” G mới 11h trưa. Lúc này, “cô” đã ngừng làm việc. Các “tín đồ” đến xem đã tỏa ra các hàng quán gần đó để nghỉ ngơi. Được biết, những người làm việc tâm linh như “cô” G thì chỉ có những thời điểm nhất định trong ngày được ăn “lộc” thánh. Có nghĩa là lúc ấy, họ mới gọi được vong về. Chỉ cần vượt quá ngưỡng thời gian đó thì vong sẽ không thể nào ốp vào được thân xác.
Nếu người nào vẫn cố làm thì chỉ là bịa đặt. Các bà, cô bảo tôi, làm việc tâm linh giống như con dao hai lưỡi. Nếu có tà tâm trục lợi bị trừng phạt đã đành nhưng làm phúc giúp người nhiều khi cũng bị quở. Biết là bị người đời chê trách, thậm chí là chửi mắng nhưng các “cô” “cậu” cũng không bỏ được. Bởi nếu không làm cũng khó ăn khó ở trong người.
Một mâm lễ vật dùng trong lễ gọi hồn. Ảnh minh họa
Đến chừng 2h chiều, chúng tôi quay lại thì cửa nhà “cô” G đã chật kín người. Ở đó, không chỉ các bà, các mẹ sồn sồn mà còn cả bóng dáng những nam thanh nữ tú. Ngoài cửa, xe đạp, xe máy, ô tô đậu kín mít. “Cô” G đang ốp bóng một ông cụ về nói chuyện với con cháu. Tôi đành phải đứng ngoài nhường chỗ cho một chị có bầu đến sau. Càng ngồi xem các gia đình tới gọi hồn, tôi càng cảm thấy thú vị. Ngồi cùng những người đi gọi hồn mới thấy được muôn vẻ của cuộc sống. Mỗi câu chuyện, mỗi hoàn cảnh đều là những vướng mắc riêng. Thậm chí quên mất khoảng thời gian phải chờ đợi, tôi lại càng háo hức.
Đến lượt một bà tên Q ở Bắc Giang vào gọi hồn người thân. Mọi người có mặt xung quanh được một phen cười thoải mái. Bà Q khoảng 50 tuổi, đang ở độ tuổi hồi xuân. Sau khi người nhà của bà Q về, “cô” G mới chỉ tay lên trời đọc to: “Phòng 8 tầng 2, ngày 8 tháng 7; phòng 3 tầng 1, ngày 2 tháng 8; phòng 3 tầng 4 ngày 15 tháng 9…”.
Tất cả còn chưa hiểu cụ thể thế nào, “cô” mới nhẹ giọng xuống hỏi: “Chị còn muốn tôi đọc thêm cho mọi người biết những chỗ mà chị đã dẫn giai vào nữa không?”. Bà Q thẹn tím mặt, vái lạy như bổ củi. Tuy là mắng mỏ chị dâu không tiếc lời nhưng “cô em chồng” vẫn rộng lượng tha thứ. Bởi vì, “cô em chồng” cho rằng, tuy chị dâu hư hỏng nhưng do chồng chị chết sớm. Chị sống một mình cũng đã nhiều năm rồi. Tha cho chị vì tháng nào chị cũng gửi cho mẹ chồng 1,6 triệu đồng để cụ mua trà thuốc, chi tiêu. Bà Q nghe xong mới thở phào nhẹ nhõm.
Trước lúc thăng, “cô em chồng” còn xòe tay xin chị dâu hai triệu đồng để mua sắm, đi lại dưới âm. Bà Q còn đang ngần ngừ thì “cô em chồng” gằn giọng hỏi: “Thế có cho hay không? Hay là để em đọc thêm mấy cái phòng, mấy cái nhà nghỉ nữa để cho bà con trong làng đi cùng biết luôn một thể?”. Tiếc đứt ruột nhưng bà Q vẫn phải rút ví ra đưa cho “cô em chồng” đanh đá của mình. Nhận tiền xong, “cô” khoát tay lên trời chào mọi người ra dấu vong thoát khỏi xác rồi đổ gục xuống. Mấy người phía sau vội đỡ lấy lưng “cô”. Một lát sau “cô” mới tỉnh.
Suốt năm tiếng đồng hồ, tôi liên tục ngồi lắng nghe chuyện của những người đi cầu hồn. Đến tầm 7h tối, các bà đi cùng đã thấm mệt thì giờ làm việc của “cô” cũng hết. Mọi người lục tục ra về, những người tôi đi cùng quyết định thuê nhà nghỉ để ở lại ngày hôm sau. Viện cớ không khỏe và bận công chuyện, tôi xin phép về Hà Nội trước, có địa chỉ rồi nên hôm khác tôi sẽ quay lại. Các bà trách tôi đã định đi xem rồi mà còn bỏ lỡ giữa chừng. Vì như vậy lần sau gặp người nhà thế nào cũng bị trách. Tôi chỉ im lặng cám ơn rồi về.
[TD="bgcolor: #EEECE1"] “Ông nội” nhập đồng tát cháu trai
Được một lát, nghe thấy tiếng “cô” quát: “Cái thằng đi Hàn Quốc về đâu? Vào ngay đây tao bảo”. Anh chàng đang nói chuyện điện thoại gần tôi giật mình chạy vào. Chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào, “cô” đã bắt anh chàng quỳ xuống rồi cứ thế một tay nắm đầu, một tay tát liên hồi vào mặt anh.
Tát xong, “cô” mới hỏi: “Mày đã biết tội của mày chưa?”. Anh chàng mới xì xụp xuống lạy: “Cháu người trần mắt thịt không biết. Có tội gì ông nội tha lỗi cho ạ”. Sau một hồi kể tội, mọi người mới vỡ lẽ ra anh chàng này cậy có chút tiền nhờ đi xuất khẩu lao động mà về khinh dễ bố mẹ, vợ con. Thời gian đầu sau khi về nước thì công việc khá thuận lợi. Tuy nhiên, về sau anh này càng làm càng lụi bại. Anh chàng mới tìm đến “cô” để xin ý kiến các cụ gia tiên. Bị ông nội mắng, anh chàng chỉ biết nhận tội và hứa sẽ thay đổi.
Sau hai buổi tham dự lễ cầu hồn ở nhà “cô” X, tôi đã kịp bắt quen với một số bà, cô có thâm niên trong việc đi gọi hồn, xem tướng số. Lấy cớ muốn đi xem một vài nơi cho chính xác về nhân duyên của mình, tôi đề nghị được đi cùng họ đến một số “thầy” khác có uy tín. Được lời như cởi tấm lòng, bà D. ở Khâm Thiên (Hà Nội) hứa sang tuần sẽ cho tôi đi cùng đoàn xuống Hải Dương để xem chỗ “cô” G. Trước khi chia tay, bà không quên nhắn thêm cho tôi một câu: “Xuống đấy phải kiên trì và có thể mất nhiều thời gian đấy”.
Theo chân các “tín đồ” gọi hồn
Đúng hẹn, trên chiếc xe ô tô bảy chỗ, năm người chúng tôi từ Hà Nội về Chợ Phủ (Hải Dương). Ngoài tôi ra thì những người còn lại trong đoàn đều đã thuộc U50. Họ đều đã lên chức bà nội, bà ngoại cả. Nhìn qua cũng biết được cuộc sống những người đàn bà này này dư dả thế nào. Người thì là công chức về hưu, người thì làm ăn buôn bán có cửa hàng, cửa hiệu trên phố.
Tôi tò mò vì sao họ đã yên bề gia thất, giàu có mà vẫn phải đi bói toán, cầu xin các vong linh. Rồi tôi cũng hiểu ra, không nhất thiết phải có việc mới đi cầu. Đến tuổi về già, không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền nữa thì lại phải lo chuyện gia đình, tương lai con cái. Nhiều khi đi xem chỉ để phòng xa, biết trước trong thời gian tới gia đình có gặp hạn không để còn biết đường lo liệu. Họ đều có chung một suy nghĩ “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Tai nạn biết trước cũng không thể hóa giải được nhưng sẽ tránh được phần lớn. Mười phần giảm xuống chỉ còn ba đến bốn phần cũng là điều may.
Đối với những người đàn bà này, đi xem cũng tạo thành một thói quen. Một năm không đi xem dăm ba lần các bà cảm thấy bất an, bứt rứt. Cứ nghe thấy nơi nào có thầy thiêng là lập tức nhóm họp, thuê xe, lên lịch, sắp xếp chuyện nhà cửa rồi lên đường.
Thấy tôi đi tay không, cô S ngồi cạnh mới hỏi: “Cháu không chuẩn bị lễ lạt gì à?”. Tôi ngơ ngác tưởng ở chỗ “cô” G cũng có dịch vụ sắm lễ giống như nhà “cô” X. Lúc này cô S mới nhìn tôi cười: Thông thường đi làm lễ ở các nơi thì tùy tâm mình thôi. Mình chỉ cần dây sữa, gói bim bim, hộp bánh là được. Cô chưa đi nơi nào mà bắt buộc phải có trà, thuốc, hương vàng như vậy cả. Đi xem, ngoài tiền lễ vốn để trả công cho “cô” về việc mượn xác thì tiền đi đường để biếu xén các vong nhà mình cũng phải để lại. Có khi chỉ 50-100.000 đồng. Thầy nào đưa ra quy định, bày vẽ ra những khoản tiền này tiền nọ thì đều không đáng tin cậy. Nếu có, cũng chỉ được ăn “lộc” một thời gian rồi sẽ hết. Đến lúc đó thậm chí, họ còn bị phạt đến điêu đứng thì thôi.
Ngồi bên cạnh, bà K cùng đoàn nghe chúng tôi nói chuyện cũng chêm vào: “Làm thầy, làm “cô” cũng chẳng sướng gì đâu. Bác đi xem nhiều rồi, thấy những thầy giỏi đều được cái này mất cái kia. Không lận đận chuyện gia sự, tình duyên thì cũng vấp phải những chuyện thiên hạ không tránh được”. Bà K cho biết thêm, một khi người nào đó liên quan tới chuyện tâm linh rồi thì thiêng lắm. Cứ xem những bậc “cô”, “cậu” thậm chí cả thầy lang giỏi, nổi tiếng chữa bệnh cho người khác thì biết. Con cái không bệnh tật thì vợ chồng cũng lục đục, li tán. Như “cô” G chẳng hạn.
“Cô” sinh năm 1972, có hai đời chồng rồi mà cũng đâu có được yên. Thầy thuốc thì mắc tội “cãi” lại mệnh trời, “cô”, “cậu” thì mắc phải lụy tiết lộ thiên cơ. Họ xem cho mình thì phúc phần của họ cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, chút lễ mọn chỉ là sự thành tâm mình muốn gửi tới họ . Nói là chút lễ mọn nhưng khi nhìn lại phía đuôi xe, tôi không khỏi băn khoăn với một đống những hoa quả, vàng hương, bánh kẹo có đến cả nửa tạ.
Người âm “tống tiền” người dương
Xe của chúng tôi đến nhà “cô” G mới 11h trưa. Lúc này, “cô” đã ngừng làm việc. Các “tín đồ” đến xem đã tỏa ra các hàng quán gần đó để nghỉ ngơi. Được biết, những người làm việc tâm linh như “cô” G thì chỉ có những thời điểm nhất định trong ngày được ăn “lộc” thánh. Có nghĩa là lúc ấy, họ mới gọi được vong về. Chỉ cần vượt quá ngưỡng thời gian đó thì vong sẽ không thể nào ốp vào được thân xác.
Nếu người nào vẫn cố làm thì chỉ là bịa đặt. Các bà, cô bảo tôi, làm việc tâm linh giống như con dao hai lưỡi. Nếu có tà tâm trục lợi bị trừng phạt đã đành nhưng làm phúc giúp người nhiều khi cũng bị quở. Biết là bị người đời chê trách, thậm chí là chửi mắng nhưng các “cô” “cậu” cũng không bỏ được. Bởi nếu không làm cũng khó ăn khó ở trong người.
Một mâm lễ vật dùng trong lễ gọi hồn. Ảnh minh họa
Đến chừng 2h chiều, chúng tôi quay lại thì cửa nhà “cô” G đã chật kín người. Ở đó, không chỉ các bà, các mẹ sồn sồn mà còn cả bóng dáng những nam thanh nữ tú. Ngoài cửa, xe đạp, xe máy, ô tô đậu kín mít. “Cô” G đang ốp bóng một ông cụ về nói chuyện với con cháu. Tôi đành phải đứng ngoài nhường chỗ cho một chị có bầu đến sau. Càng ngồi xem các gia đình tới gọi hồn, tôi càng cảm thấy thú vị. Ngồi cùng những người đi gọi hồn mới thấy được muôn vẻ của cuộc sống. Mỗi câu chuyện, mỗi hoàn cảnh đều là những vướng mắc riêng. Thậm chí quên mất khoảng thời gian phải chờ đợi, tôi lại càng háo hức.
Đến lượt một bà tên Q ở Bắc Giang vào gọi hồn người thân. Mọi người có mặt xung quanh được một phen cười thoải mái. Bà Q khoảng 50 tuổi, đang ở độ tuổi hồi xuân. Sau khi người nhà của bà Q về, “cô” G mới chỉ tay lên trời đọc to: “Phòng 8 tầng 2, ngày 8 tháng 7; phòng 3 tầng 1, ngày 2 tháng 8; phòng 3 tầng 4 ngày 15 tháng 9…”.
Tất cả còn chưa hiểu cụ thể thế nào, “cô” mới nhẹ giọng xuống hỏi: “Chị còn muốn tôi đọc thêm cho mọi người biết những chỗ mà chị đã dẫn giai vào nữa không?”. Bà Q thẹn tím mặt, vái lạy như bổ củi. Tuy là mắng mỏ chị dâu không tiếc lời nhưng “cô em chồng” vẫn rộng lượng tha thứ. Bởi vì, “cô em chồng” cho rằng, tuy chị dâu hư hỏng nhưng do chồng chị chết sớm. Chị sống một mình cũng đã nhiều năm rồi. Tha cho chị vì tháng nào chị cũng gửi cho mẹ chồng 1,6 triệu đồng để cụ mua trà thuốc, chi tiêu. Bà Q nghe xong mới thở phào nhẹ nhõm.
Trước lúc thăng, “cô em chồng” còn xòe tay xin chị dâu hai triệu đồng để mua sắm, đi lại dưới âm. Bà Q còn đang ngần ngừ thì “cô em chồng” gằn giọng hỏi: “Thế có cho hay không? Hay là để em đọc thêm mấy cái phòng, mấy cái nhà nghỉ nữa để cho bà con trong làng đi cùng biết luôn một thể?”. Tiếc đứt ruột nhưng bà Q vẫn phải rút ví ra đưa cho “cô em chồng” đanh đá của mình. Nhận tiền xong, “cô” khoát tay lên trời chào mọi người ra dấu vong thoát khỏi xác rồi đổ gục xuống. Mấy người phía sau vội đỡ lấy lưng “cô”. Một lát sau “cô” mới tỉnh.
Suốt năm tiếng đồng hồ, tôi liên tục ngồi lắng nghe chuyện của những người đi cầu hồn. Đến tầm 7h tối, các bà đi cùng đã thấm mệt thì giờ làm việc của “cô” cũng hết. Mọi người lục tục ra về, những người tôi đi cùng quyết định thuê nhà nghỉ để ở lại ngày hôm sau. Viện cớ không khỏe và bận công chuyện, tôi xin phép về Hà Nội trước, có địa chỉ rồi nên hôm khác tôi sẽ quay lại. Các bà trách tôi đã định đi xem rồi mà còn bỏ lỡ giữa chừng. Vì như vậy lần sau gặp người nhà thế nào cũng bị trách. Tôi chỉ im lặng cám ơn rồi về.
[TD="bgcolor: #EEECE1"] “Ông nội” nhập đồng tát cháu trai
Được một lát, nghe thấy tiếng “cô” quát: “Cái thằng đi Hàn Quốc về đâu? Vào ngay đây tao bảo”. Anh chàng đang nói chuyện điện thoại gần tôi giật mình chạy vào. Chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào, “cô” đã bắt anh chàng quỳ xuống rồi cứ thế một tay nắm đầu, một tay tát liên hồi vào mặt anh.
Tát xong, “cô” mới hỏi: “Mày đã biết tội của mày chưa?”. Anh chàng mới xì xụp xuống lạy: “Cháu người trần mắt thịt không biết. Có tội gì ông nội tha lỗi cho ạ”. Sau một hồi kể tội, mọi người mới vỡ lẽ ra anh chàng này cậy có chút tiền nhờ đi xuất khẩu lao động mà về khinh dễ bố mẹ, vợ con. Thời gian đầu sau khi về nước thì công việc khá thuận lợi. Tuy nhiên, về sau anh này càng làm càng lụi bại. Anh chàng mới tìm đến “cô” để xin ý kiến các cụ gia tiên. Bị ông nội mắng, anh chàng chỉ biết nhận tội và hứa sẽ thay đổi.
Người đưa tin