➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
agreentree
New member
Sau đây em xin chia sẻ với các mẹ một số cách để nhận diện các loại rau, củ ngâm thuốc “kích phọt”. Chứ nhiều lúc đi chợ nhìn mà hoang mang quá các mẹ ạ, rau củ xanh non mơn mởn mà chả biết đâu là thật, đâu là giả.
Giá đỗ
Giá đỗ ủ bằng hóa chất: thân mập ngắn, không có rễ, không có lá.
Giá đỗ được ủ tự nhiên: có một ít rễ, thân, lá mầm phát triển bình thường.
Nếu khi chế biến giá đỗ như xào, các mẹ thấy nước giá đổ chảy ra nhờ nhờ, đục đục thì có nghĩa là nó đã được ủ bằng phân bón và chất kích thích.
Rau cải
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, thường được tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Khi các mẹ cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Các mẹ không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống nhé.
Mướp đắng
Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Rau muống
Rau muống bón nhiều đạm hoặc phân bón: Thân rau muống to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.
Khi luộc rau, các mẹ sẽ thấy nước luộc lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn đen kết tủa, ăn xong có vị chát.
Rau muống lành: ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6. Mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon, ngắt cuống sẽ có vệt nhựa loãng.
Rau bí
Rau bí tắm thuốc: các mẹ nên cảnh giác trước những ngọn rau bí non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ.
Rau bí sạch: là rau thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi tắm thuốc: lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài.
Với rau mồng tơi ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể vươn dài thêm 20- 30cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt.
Rau cần nước
Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.
Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván…)
Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do được bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.
Giá đỗ
Giá đỗ ủ bằng hóa chất: thân mập ngắn, không có rễ, không có lá.
Giá đỗ được ủ tự nhiên: có một ít rễ, thân, lá mầm phát triển bình thường.
Nếu khi chế biến giá đỗ như xào, các mẹ thấy nước giá đổ chảy ra nhờ nhờ, đục đục thì có nghĩa là nó đã được ủ bằng phân bón và chất kích thích.
Rau cải
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, thường được tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Khi các mẹ cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Các mẹ không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống nhé.
Mướp đắng
Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
Rau muống
Rau muống bón nhiều đạm hoặc phân bón: Thân rau muống to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.
Khi luộc rau, các mẹ sẽ thấy nước luộc lúc nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn đen kết tủa, ăn xong có vị chát.
Rau muống lành: ngon nhất vào khoảng tháng 4, 5, 6. Mớ rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon, ngắt cuống sẽ có vệt nhựa loãng.
Rau bí
Rau bí tắm thuốc: các mẹ nên cảnh giác trước những ngọn rau bí non mơn mởn hết cả đoạn dài được cắt thành bó, các lóng xa nhau, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ.
Rau bí sạch: là rau thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi tắm thuốc: lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu ánh sáng, ngọn vươn dài.
Với rau mồng tơi ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể vươn dài thêm 20- 30cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt.
Rau cần nước
Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.
Các loại quả đậu (đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván…)
Khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do được bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.