agreentree
New member
Cuộc sống bận rộn, bạn phải liên tục di chuyển, làm việc, đương đầu với khói bụi, tiếng ồn. Sống một mình đơn thân, bạn chỉ muốn ăn gọn nhẹ, như mua đồ ăn sẵn takeout hoặc fastfood. Về lâu dài, cho dù tiện lợi cách mấy, sức khỏe của bạn cũng khó có thể bảo đảm bằng việc bạn tự làm cho mình một bữa ăn.
Tất cả mẹo nhỏ dưới đây không tốn nhiều công sức của bạn, chủ yếu dựa vào kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian là bạn có thể có được cho mình bữa ăn không nhàm chán và đầy đủ dinh dưỡng.
Đi chợ và ăn uống
Choáng ngợp trước các kệ hàng siêu thị hay quầy hàng ngoài chợ, bạn khó kiềm lòng và mua quá mức lượng thực phẩm cần thiết. Một tuần không có nghĩa là bạn phải trữ một kho lương thực trú đông. Không tính toán khôn ngoan, tiền bạn chi vào thực phẩm có khi còn nhiều hơn một bà mẹ đi chợ nấu nướng cho cả nhà. Mua sỉ như đi sắm ở Metro chỉ có lợi khi nấu nướng cho 10 người; với bạn, nếu chỉ dùng có một nửa và giục hết phần còn lại bị hư do để lâu chẳng giúp bạn tiết kiệm, lại còn thiếu kinh tế hơn đi chợ lắt nhắt.
1. Nhẩm tính trong đầu xem cả tuần bạn muốn ăn gì. Nên mua rau quả theo mùa, giúp bữa ăn phong phú và giá mềm hơn. Đồng thời nên mua một lượng rau quả ăn ít ngày, như vậy bạn sẽ có được rau quả tươi.
2. Thịt, cá có thể để trong ngăn đông, nên bạn có thể mua nhiều cho cả tuần để chia ra nấu nhiều bữa.
3. Nên có sữa, nước trái cây và yaourt, trứng, bánh mì lát để bạn có thể dùng bất cứ khi nào hoặc ăn sáng nhanh ở nhà. Cũng như vậy, những ngày bạn chán nấu nướng, đồ hộp mua sẵn như cá hộp, thịt hộp và rau đóng hộp sẽ là cứu tính hữu hiệu.
4. Thỉnh thoảng có thể bạn hay khách bất chợt đến chơi, nên có sẵn bánh, nước ngọt, bia hay vài món ăn vặt. Nhưng tránh ăn hết tất cả chỗ để dành đó khi “buồn miệng”.
Bảo quản thực phẩm
5. Đừng rửa ngay rau quả khi mới mua về, cứ cho vào túi riêng và bỏ vào tủ lạnh, ăn đến đâu rửa đến đấy. Trái cây nên để riêng vì trái cây khi chín tiết ra khí gây ảnh hưởng đến rau củ mau úng, vì thế đừng để chung với rau.
Thịt cá khi mua về cắt ra làm nhiều phần vừa ăn một bữa rồi cất vào tủ đông, cần ăn là rã đông một phần nấu ngay. Như vậy bạn không cần phải mất thời gian với việc chuẩn bị mỗi khi cần nấu.
Tất cả mẹo nhỏ dưới đây không tốn nhiều công sức của bạn, chủ yếu dựa vào kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian là bạn có thể có được cho mình bữa ăn không nhàm chán và đầy đủ dinh dưỡng.
Đi chợ và ăn uống
Choáng ngợp trước các kệ hàng siêu thị hay quầy hàng ngoài chợ, bạn khó kiềm lòng và mua quá mức lượng thực phẩm cần thiết. Một tuần không có nghĩa là bạn phải trữ một kho lương thực trú đông. Không tính toán khôn ngoan, tiền bạn chi vào thực phẩm có khi còn nhiều hơn một bà mẹ đi chợ nấu nướng cho cả nhà. Mua sỉ như đi sắm ở Metro chỉ có lợi khi nấu nướng cho 10 người; với bạn, nếu chỉ dùng có một nửa và giục hết phần còn lại bị hư do để lâu chẳng giúp bạn tiết kiệm, lại còn thiếu kinh tế hơn đi chợ lắt nhắt.
1. Nhẩm tính trong đầu xem cả tuần bạn muốn ăn gì. Nên mua rau quả theo mùa, giúp bữa ăn phong phú và giá mềm hơn. Đồng thời nên mua một lượng rau quả ăn ít ngày, như vậy bạn sẽ có được rau quả tươi.
2. Thịt, cá có thể để trong ngăn đông, nên bạn có thể mua nhiều cho cả tuần để chia ra nấu nhiều bữa.
3. Nên có sữa, nước trái cây và yaourt, trứng, bánh mì lát để bạn có thể dùng bất cứ khi nào hoặc ăn sáng nhanh ở nhà. Cũng như vậy, những ngày bạn chán nấu nướng, đồ hộp mua sẵn như cá hộp, thịt hộp và rau đóng hộp sẽ là cứu tính hữu hiệu.
4. Thỉnh thoảng có thể bạn hay khách bất chợt đến chơi, nên có sẵn bánh, nước ngọt, bia hay vài món ăn vặt. Nhưng tránh ăn hết tất cả chỗ để dành đó khi “buồn miệng”.
Bảo quản thực phẩm
5. Đừng rửa ngay rau quả khi mới mua về, cứ cho vào túi riêng và bỏ vào tủ lạnh, ăn đến đâu rửa đến đấy. Trái cây nên để riêng vì trái cây khi chín tiết ra khí gây ảnh hưởng đến rau củ mau úng, vì thế đừng để chung với rau.
Thịt cá khi mua về cắt ra làm nhiều phần vừa ăn một bữa rồi cất vào tủ đông, cần ăn là rã đông một phần nấu ngay. Như vậy bạn không cần phải mất thời gian với việc chuẩn bị mỗi khi cần nấu.