➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
xuxuxinh8899
New member
Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới
Hiện nay tỷ lệ người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất nhiều đa phần người mắc phải chủ yếu là phụ nữ. Do nhu cầu sinh hoạt cũng như hoạt động thường ngày ít vận đông hoặc do tính chất nghề nghiệp phải đứng lâu, hoặc ngồi lâu cũng là những nguyên nhân dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới này.
Giai đoạn đầu triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện : đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lên ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích, có cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Đôi khi những triệu chứng này thường không hay xảy ra hoặc không rõ rang nên đôi khi chúng ta dễ dàng ít chú ý đến và bỏ qua nó.
Sau thời gian, bệnh này sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Ở vùng cẳng chân xuất hiện chàm da thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch sẽ trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da
Sau thời gian các tĩnh mạch giãn to nếu không được điều trị, sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao.
Các tĩnh mạch giãn to dần, đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố đa và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.
Hình 1 : Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Các biến chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới :
Có 3 biến chứng mà người mắc bệnh suy và giãn tĩnh mạch chân có thể gặp phải là
+ Huyết khối (cục máu đông)
+ Xuất huyết (chảy máu)
+ Loét chân.
Các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chi dưới :
Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới:
- Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.
- Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.
- Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.
- Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.
- Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.
- Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.
Như vậy tùy theo mức độ mà phân loại các mức nguy hiểm đến cho người bệnh là khác nhau.
Hình 2 : Mức độ suy giãn tĩnh mạch ở chânNhững ai dễ bị mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới?
Trên thực tế thì tỷ lệ nữ giới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam do bệnh lý có lien quan đến tác động của nội tiết
- Phụ nữ có thai, sau sanh, hoặc dùng thuốc ngừa thai.
- Người làm nghề đứng nhiều như: giáo viên, nhân viên bán hàng, bác sĩ phẫu thuật, cảnh sát giao thông, thợ dệt…
- Người ngồi nhiều 1 chỗ ít đi lại như: nhân viên văn phòng, tài xế, nhân viên lễ tân , phục vụ...
- Người béo phì…v.v
- Người ăn ít chất xơ, hay bị táo bón.
- Bệnh nhân sau những cuộc mổ lớn, kéo dài như mổ đẻ, mổ xương chấn thương, mổ niệu…
- Người phải nằm bất động lâu như sau khi bị tai biến mạch máu não, bó bột…
- Người làm việc trong môi trường nóng ẩm và liên tục đứng, ít đi lại.
Hiện nay tỷ lệ người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất nhiều đa phần người mắc phải chủ yếu là phụ nữ. Do nhu cầu sinh hoạt cũng như hoạt động thường ngày ít vận đông hoặc do tính chất nghề nghiệp phải đứng lâu, hoặc ngồi lâu cũng là những nguyên nhân dẫn đến chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới này.
Giai đoạn đầu triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện : đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lên ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích, có cảm giác như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Đôi khi những triệu chứng này thường không hay xảy ra hoặc không rõ rang nên đôi khi chúng ta dễ dàng ít chú ý đến và bỏ qua nó.
Sau thời gian, bệnh này sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Ở vùng cẳng chân xuất hiện chàm da thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng. Các tĩnh mạch sẽ trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da
Sau thời gian các tĩnh mạch giãn to nếu không được điều trị, sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao.
Các tĩnh mạch giãn to dần, đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố đa và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.
Hình 1 : Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Các biến chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới :
Có 3 biến chứng mà người mắc bệnh suy và giãn tĩnh mạch chân có thể gặp phải là
+ Huyết khối (cục máu đông)
+ Xuất huyết (chảy máu)
+ Loét chân.
Các cấp độ của suy giãn tĩnh mạch chi dưới :
Có tất cả 6 cấp độ suy giãn tĩnh mạch theo phân loại của Hội Tĩnh mạch học Thế giới:
- Cấp độ I: cảm giác nặng chân, tê chân.
- Cấp độ II: phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.
- Cấp độ III: giãn và nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trên bắp chân và đùi.
- Cấp độ IV: giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân: chân sạm màu.
- Cấp độ V: giãn tĩnh mạch và có những vết loét dinh dưỡng ở chân.
- Cấp độ VI: các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.
Như vậy tùy theo mức độ mà phân loại các mức nguy hiểm đến cho người bệnh là khác nhau.
Hình 2 : Mức độ suy giãn tĩnh mạch ở chân
Trên thực tế thì tỷ lệ nữ giới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhiều hơn nam do bệnh lý có lien quan đến tác động của nội tiết
- Phụ nữ có thai, sau sanh, hoặc dùng thuốc ngừa thai.
- Người làm nghề đứng nhiều như: giáo viên, nhân viên bán hàng, bác sĩ phẫu thuật, cảnh sát giao thông, thợ dệt…
- Người ngồi nhiều 1 chỗ ít đi lại như: nhân viên văn phòng, tài xế, nhân viên lễ tân , phục vụ...
- Người béo phì…v.v
- Người ăn ít chất xơ, hay bị táo bón.
- Bệnh nhân sau những cuộc mổ lớn, kéo dài như mổ đẻ, mổ xương chấn thương, mổ niệu…
- Người phải nằm bất động lâu như sau khi bị tai biến mạch máu não, bó bột…
- Người làm việc trong môi trường nóng ẩm và liên tục đứng, ít đi lại.