NGOCBICHHY
New member
Bé con bị hẹp bao quy đầu, đi tiểu khó.
Chào bác sĩ!
Con trai em mới sinh được 16 tháng tuổi, vừa qua cháu bị đi tiểu khó, khi đi xong có ra 1 giọt máu, sau đó các lần sau cháu đi tiểu xong có vẻ bị đau. Em đưa cháu đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm đầu quy đầu, đồng thời bị Hẹp bao quy đầu và hẹp lỗ tiểu, bác sĩ cho thuốc về uống và dặn khi nào cho cháu vào khoa ngoại của bệnh viện để nong bao quy đầu. (ngoài những hiện tượng kể trên con em không có biểu hiện gì khác như: sốt, quấy, không bị vẹo hoặc cong dương vật); vậy bác sĩ cho tôi hỏi: cháu có cần phải đi nong bao quy đầu hay phẫu thuật gì ngay chưa? Cháu hiện nay 16 tháng thực hiện nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật là sớm hay muộn? Xin bác sĩ tư vấn giúp.
(Thanh Nhân, Hưng Yên)
Chào bạn!
Hẹp bao quy đầu là là hiện tượng bao quy đầu dương vật không thể kéo xuống được làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu, có thể ví dụ như là trái chuối chưa lột được lớp vỏ ngoài.
Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu và hẹp lỗ tiểu có cần nong bao quy đầu hay phẫu thuật gì không?
Thông thường hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là hẹp bao quy đầu sinh lý, không đáng lo ngại vì theo thời gian trưởng thành nó sẽ mất đi. Tuy nhiên, một số trường hợp hi hữu như con trai bạn thì hẹp bao quy đầu trở thành bệnh lý (gây khó khăn khi đi tiểu, viêm nhiễm quy đầu) thì cần đi nong hoặc
Cắt bao quy đầu.
Cháu hiện nay 16 tháng thực hiện nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật là sớm hay muộn?
Nong bao quy đầu là từ thường dùng ở bệnh viện chỉ việc làm rộng bao quy đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.
Trẻ dưới 2 tuổi, bao quy đầu có hiện tượng hẹp sinh lí không cần nong tại bệnh viện, người nhà chỉ cần tuột nhẹ bao quy đầu về phía sau để trẻ đi tiểu dễ dàng hơn. Nhưng những trường hợp hẹp quá khít khiến bé tiểu phải rặn mạnh, la khóc khi đi tiểu thì nên nong để lỗ tiểu rộng ra 1 chút giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn. Quá trình này làm tại bệnh viện, có thể có xịt thuốc tê tại chỗ trước khi nong để bé bớt đau nếu bao quy đầu của bé hẹp quá khít. Quá trình nong diễn ra khoảng 3-5 phút, rất nhẹ nhàng và ít đau, tuy nhiên 1 số trẻ có bao quy đầu quá hẹp thì khi nong có thể bao quy đầu của bé sẽ rướm máu và đau nhiều hơn. Sau nong bác sĩ sẽ cho thêm thuốc giảm đau và thuốc thoa (là thuốc kháng viêm tại chỗ) giúp bé bớt đau nhanh nên các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng .
Nong bao quy đầu cho trẻ
Những trường hợp bé quá lớn kèm theo da quy đầu xơ chai, hẹp quá khít thì không nên nong vì kết quả hạn chế, dễ làm chảy máu da quy đầu. Những trường hợp này nên cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, chỉ định cắt bao quy đầu cũng cần cân nhắc vì không phải trường hợp nào sau cắt bao quy đầu đều ổn. Phẫu thuật lúc nào cũng có những biến chứng riêng như sẹo xấu sau cắt, chảy máu da quy đầu, nhiễm trùng vết mổ..
Vì vậy tùy theo tính chất của bao quy đầu mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp xử lý tối ưu. Con bạn 16 tháng, tuổi còn khá nhỏ và da quy đầu bé còn mềm mại, vệ sinh da quy đầu và tự nong là biện pháp tối ưu nhất.
Chúc cháu sớm khỏe!
Thân ái!
Xem thêm: Nghẹt bao quy đầu
Chào bác sĩ!
Con trai em mới sinh được 16 tháng tuổi, vừa qua cháu bị đi tiểu khó, khi đi xong có ra 1 giọt máu, sau đó các lần sau cháu đi tiểu xong có vẻ bị đau. Em đưa cháu đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm đầu quy đầu, đồng thời bị Hẹp bao quy đầu và hẹp lỗ tiểu, bác sĩ cho thuốc về uống và dặn khi nào cho cháu vào khoa ngoại của bệnh viện để nong bao quy đầu. (ngoài những hiện tượng kể trên con em không có biểu hiện gì khác như: sốt, quấy, không bị vẹo hoặc cong dương vật); vậy bác sĩ cho tôi hỏi: cháu có cần phải đi nong bao quy đầu hay phẫu thuật gì ngay chưa? Cháu hiện nay 16 tháng thực hiện nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật là sớm hay muộn? Xin bác sĩ tư vấn giúp.
(Thanh Nhân, Hưng Yên)
Chào bạn!
Hẹp bao quy đầu là là hiện tượng bao quy đầu dương vật không thể kéo xuống được làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu, có thể ví dụ như là trái chuối chưa lột được lớp vỏ ngoài.
Trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu
Hẹp bao quy đầu và hẹp lỗ tiểu có cần nong bao quy đầu hay phẫu thuật gì không?
Thông thường hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là hẹp bao quy đầu sinh lý, không đáng lo ngại vì theo thời gian trưởng thành nó sẽ mất đi. Tuy nhiên, một số trường hợp hi hữu như con trai bạn thì hẹp bao quy đầu trở thành bệnh lý (gây khó khăn khi đi tiểu, viêm nhiễm quy đầu) thì cần đi nong hoặc
Cắt bao quy đầu.
Cháu hiện nay 16 tháng thực hiện nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật là sớm hay muộn?
Nong bao quy đầu là từ thường dùng ở bệnh viện chỉ việc làm rộng bao quy đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.
Trẻ dưới 2 tuổi, bao quy đầu có hiện tượng hẹp sinh lí không cần nong tại bệnh viện, người nhà chỉ cần tuột nhẹ bao quy đầu về phía sau để trẻ đi tiểu dễ dàng hơn. Nhưng những trường hợp hẹp quá khít khiến bé tiểu phải rặn mạnh, la khóc khi đi tiểu thì nên nong để lỗ tiểu rộng ra 1 chút giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn. Quá trình này làm tại bệnh viện, có thể có xịt thuốc tê tại chỗ trước khi nong để bé bớt đau nếu bao quy đầu của bé hẹp quá khít. Quá trình nong diễn ra khoảng 3-5 phút, rất nhẹ nhàng và ít đau, tuy nhiên 1 số trẻ có bao quy đầu quá hẹp thì khi nong có thể bao quy đầu của bé sẽ rướm máu và đau nhiều hơn. Sau nong bác sĩ sẽ cho thêm thuốc giảm đau và thuốc thoa (là thuốc kháng viêm tại chỗ) giúp bé bớt đau nhanh nên các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng .
Nong bao quy đầu cho trẻ
Những trường hợp bé quá lớn kèm theo da quy đầu xơ chai, hẹp quá khít thì không nên nong vì kết quả hạn chế, dễ làm chảy máu da quy đầu. Những trường hợp này nên cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, chỉ định cắt bao quy đầu cũng cần cân nhắc vì không phải trường hợp nào sau cắt bao quy đầu đều ổn. Phẫu thuật lúc nào cũng có những biến chứng riêng như sẹo xấu sau cắt, chảy máu da quy đầu, nhiễm trùng vết mổ..
Vì vậy tùy theo tính chất của bao quy đầu mà bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp xử lý tối ưu. Con bạn 16 tháng, tuổi còn khá nhỏ và da quy đầu bé còn mềm mại, vệ sinh da quy đầu và tự nong là biện pháp tối ưu nhất.
Chúc cháu sớm khỏe!
Thân ái!
Xem thêm: Nghẹt bao quy đầu