Đã từ lâu, gia sư là một trong những công việc làm thêm được nhiều các bạn sinh viên lựa chọn. Công việc này không những mang lại thu nhập mà nó còn giúp các bạn sinh viên phát triển được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, xây dựng mối quan hệ…
Các bậc phụ huynh tìm đến các gia sư với mong muốn con cái mình sẽ tiến bộ trong học tập. Nhưng cũng không ít phụ huynh hoàn toàn thất vọng về chất lượng gia sư.
Vậy thế nào là một gia sư tốt? Bài viết này chúng tôi xin đưa ra những tiêu chí để có thể trở thành một người gia sư tốt. Các bạn sinh viên có ý định làm công việc này có thể tham khảo để hoàn thiện mình hơn. Các bậc phụ huynh tham khảo để có thể lựa chọn cho con mình một người gia sư chất lượng!
Thứ nhất, Về kiến thức
Gia sư - là người sẽ trực tiếp hướng dẫn, giảng giải tại nhà cho các em học sinh. Có rất nhiều lý do khiến cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp của các em không hiệu quả. Chính vì vậy, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của người gia sư là giảng giải, bổ sung kiến thức trên lớp cũng như kiến thức hổng cho các em. Để làm được điều đó, gia sư phải là người có nền tảng kiến thức vững chắc. Không chỉ nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, gia sư phải tìm tòi những kiến thức để bổ trợ cho bài học. Trước một bài tập phải có nhiều cách giải khác nhau để học sinh có thể hiểu bài một cách toàn diện nhất.
Việc học không chỉ giới hạn trong sách giáo khoa. Nếu một người thầy, một người gia sư chỉ xoay quanh vấn đề trong sách thì không phải là người thầy giỏi. Kiến thức là mênh mông vô hạn. Ở lứa tuổi học sinh, các em luôn khao khát được tìm hiểu, khám phá thế giới, vì vậy, là người thầy, người gia sư, các bạn cần có một vốn kiến thức tự nhiên- xã hội phong phú để có thể phần nào giải đáp thắc mắc cho các em học sinh. Có như vậy, các em và phụ huynh cũng sẽ yên tâm và tin tưởng bạn hơn.
Thứ hai, Về đạo đức
Đạo đức là gốc rễ của một nhân cách con người. Hơn ai hết, khi làm công việc của một nhà giáo, gia sư phải có một nhân cách đạo đức tốt để là tấm gương cho học sinh noi theo. Đạo đức thể hiện ở cách cư xử cũng như cái tâm với nghề. Không phụ huynh nào có thể tin tưởng vào một người gia sư có thái độ sỗ sàng, thô lỗ và không nghiêm túc. Vậy nên các bạn gia sư hay tự rèn luyện nhân cách đạo đức cho mình. Nó không chỉ cần thiết cho công việc gia sư mà còn cho cả cuộc đời của bạn.
Cái tâm với nghề thể hiện ở sự nhiệt tình, trách nhiệm. Phụ huynh đã tin tưởng ở bạn và mong muốn nhờ bạn con của họ sẽ tiến bộ. Vậy thì thay vì bạn đến đúng giờ về đúng giờ dù học sinh chưa hiểu bài thì hãy lán lại một chút, giúp các em có thể hiểu bài rồi hãy kết thúc buổi học. Thay vì ngồi luyên thuyên chuyện trên trời dưới biển thì hãy giúp các em thêm động lực học tập, thêm tự tin vào bản thân mình. Làm bất kỳ công việc nào cũng vậy thôi, khi ta đặt cái tâm vào công việc đó nó sẽ mang lại một kết quả xứng đáng.
Thứ ba, Về kỹ năng
Kỹ năng cần có của một người gia sư đó là kỹ năng sư phạm, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, thuyết phục… Mặc dù có một kiến thức uyên bác nhưng nếu bạn không có khả năng để giảng giải cho người khác hiểu thì cuối cùng kết quả mang lại cũng bằng 0. Nghề gia sư là nghề “truyền đạt” vậy nên khả năng sư phạm là hết sức cần thiết. Không khó hiểu khi phụ huynh học sinh thường yêu cầu gia sư là các bạn sinh viên sư phạm. Vì thực chất, có rất nhiều phụ huynh có trình độ kiến thức cao nhưng họ không có khả năng sư phạm để truyền đạt lại cho con nên mới cần tìm đến những người thầy- người gia sư. Nói thế không phải để phủ nhận trình độ gia sư của các bạn không chuyên sư phạm. Rất nhiều những bạn không học sư phạm nhưng có khả năng truyền đạt rất tốt, họ biết cách dẫn dắt vấn đề và thu hút sự chú ý của học sinh. Và tất nhiên, học sinh sẽ tiếp thu một cách hiệu quả nhất.
Và một kỹ năng cũng vô cùng quan trọng đối với gia sư đó là phải nắm bắt được tâm lý học sinh. Nếu như bạn nhận lớp dạy các bé tiểu học, đừng gò ép các em ngồi học trong vòng 2 giờ đồng hồ. Hãy học cùng bé. Hãy thường xuyên nói chuyện, hỏi han bé chuyện trường lớp để biết được tính cách, sở thích của các em. Có như thế mới dễ dàng khi cô trò học tập. Hay như bạn dạy kèm 1 nhóm 3 học sinh nam lớp 8, ở cái tuổi mới lớn này có biết bao nhiêu thay đổi, bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra từ chuyện trường lớp, chuyện bạn bè, gia đình. Hãy giành một chút ít thời gian để hiểu các em hơn, động viên và khuyến khích các em học tập. Khi con người ta hiểu nhau, bao giờ làm việc cũng mang lại kết quả cao hơn.
Trên đây, trung tâm gia sư Á Đông chúng tôi đã đưa ra ba yêu cầu cần thiết để trở thành một người gia sư tốt. Chúng tôi luôn tự hào về đội ngũ gia sư chất lượng của mình.
Các bạn sinh viên, nếu các bạn tự tin vào kiến thức cũng như các kỹ năng của mình và yêu thích công việc gia sư, hãy đến với trung tâm gia sư chúng tôi để gia nhập vào đội ngũ gia sư chất lượng, giúp các em học sinh tiến bộ từng ngày.
Các bậc phụ huynh, nếu anh chị đang mong mỏi tìm cho mình một gia sư tốt, hãy để gia sư Á Đông được đồng hành cùng anh chị!
-Trung tâm gia sư Á Đông-
Các bậc phụ huynh tìm đến các gia sư với mong muốn con cái mình sẽ tiến bộ trong học tập. Nhưng cũng không ít phụ huynh hoàn toàn thất vọng về chất lượng gia sư.
Vậy thế nào là một gia sư tốt? Bài viết này chúng tôi xin đưa ra những tiêu chí để có thể trở thành một người gia sư tốt. Các bạn sinh viên có ý định làm công việc này có thể tham khảo để hoàn thiện mình hơn. Các bậc phụ huynh tham khảo để có thể lựa chọn cho con mình một người gia sư chất lượng!
Thứ nhất, Về kiến thức
Gia sư - là người sẽ trực tiếp hướng dẫn, giảng giải tại nhà cho các em học sinh. Có rất nhiều lý do khiến cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp của các em không hiệu quả. Chính vì vậy, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của người gia sư là giảng giải, bổ sung kiến thức trên lớp cũng như kiến thức hổng cho các em. Để làm được điều đó, gia sư phải là người có nền tảng kiến thức vững chắc. Không chỉ nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, gia sư phải tìm tòi những kiến thức để bổ trợ cho bài học. Trước một bài tập phải có nhiều cách giải khác nhau để học sinh có thể hiểu bài một cách toàn diện nhất.
Việc học không chỉ giới hạn trong sách giáo khoa. Nếu một người thầy, một người gia sư chỉ xoay quanh vấn đề trong sách thì không phải là người thầy giỏi. Kiến thức là mênh mông vô hạn. Ở lứa tuổi học sinh, các em luôn khao khát được tìm hiểu, khám phá thế giới, vì vậy, là người thầy, người gia sư, các bạn cần có một vốn kiến thức tự nhiên- xã hội phong phú để có thể phần nào giải đáp thắc mắc cho các em học sinh. Có như vậy, các em và phụ huynh cũng sẽ yên tâm và tin tưởng bạn hơn.
Thứ hai, Về đạo đức
Đạo đức là gốc rễ của một nhân cách con người. Hơn ai hết, khi làm công việc của một nhà giáo, gia sư phải có một nhân cách đạo đức tốt để là tấm gương cho học sinh noi theo. Đạo đức thể hiện ở cách cư xử cũng như cái tâm với nghề. Không phụ huynh nào có thể tin tưởng vào một người gia sư có thái độ sỗ sàng, thô lỗ và không nghiêm túc. Vậy nên các bạn gia sư hay tự rèn luyện nhân cách đạo đức cho mình. Nó không chỉ cần thiết cho công việc gia sư mà còn cho cả cuộc đời của bạn.
Cái tâm với nghề thể hiện ở sự nhiệt tình, trách nhiệm. Phụ huynh đã tin tưởng ở bạn và mong muốn nhờ bạn con của họ sẽ tiến bộ. Vậy thì thay vì bạn đến đúng giờ về đúng giờ dù học sinh chưa hiểu bài thì hãy lán lại một chút, giúp các em có thể hiểu bài rồi hãy kết thúc buổi học. Thay vì ngồi luyên thuyên chuyện trên trời dưới biển thì hãy giúp các em thêm động lực học tập, thêm tự tin vào bản thân mình. Làm bất kỳ công việc nào cũng vậy thôi, khi ta đặt cái tâm vào công việc đó nó sẽ mang lại một kết quả xứng đáng.
Thứ ba, Về kỹ năng
Kỹ năng cần có của một người gia sư đó là kỹ năng sư phạm, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, thuyết phục… Mặc dù có một kiến thức uyên bác nhưng nếu bạn không có khả năng để giảng giải cho người khác hiểu thì cuối cùng kết quả mang lại cũng bằng 0. Nghề gia sư là nghề “truyền đạt” vậy nên khả năng sư phạm là hết sức cần thiết. Không khó hiểu khi phụ huynh học sinh thường yêu cầu gia sư là các bạn sinh viên sư phạm. Vì thực chất, có rất nhiều phụ huynh có trình độ kiến thức cao nhưng họ không có khả năng sư phạm để truyền đạt lại cho con nên mới cần tìm đến những người thầy- người gia sư. Nói thế không phải để phủ nhận trình độ gia sư của các bạn không chuyên sư phạm. Rất nhiều những bạn không học sư phạm nhưng có khả năng truyền đạt rất tốt, họ biết cách dẫn dắt vấn đề và thu hút sự chú ý của học sinh. Và tất nhiên, học sinh sẽ tiếp thu một cách hiệu quả nhất.
Và một kỹ năng cũng vô cùng quan trọng đối với gia sư đó là phải nắm bắt được tâm lý học sinh. Nếu như bạn nhận lớp dạy các bé tiểu học, đừng gò ép các em ngồi học trong vòng 2 giờ đồng hồ. Hãy học cùng bé. Hãy thường xuyên nói chuyện, hỏi han bé chuyện trường lớp để biết được tính cách, sở thích của các em. Có như thế mới dễ dàng khi cô trò học tập. Hay như bạn dạy kèm 1 nhóm 3 học sinh nam lớp 8, ở cái tuổi mới lớn này có biết bao nhiêu thay đổi, bao nhiêu chuyện rắc rối xảy ra từ chuyện trường lớp, chuyện bạn bè, gia đình. Hãy giành một chút ít thời gian để hiểu các em hơn, động viên và khuyến khích các em học tập. Khi con người ta hiểu nhau, bao giờ làm việc cũng mang lại kết quả cao hơn.
Trên đây, trung tâm gia sư Á Đông chúng tôi đã đưa ra ba yêu cầu cần thiết để trở thành một người gia sư tốt. Chúng tôi luôn tự hào về đội ngũ gia sư chất lượng của mình.
Các bạn sinh viên, nếu các bạn tự tin vào kiến thức cũng như các kỹ năng của mình và yêu thích công việc gia sư, hãy đến với trung tâm gia sư chúng tôi để gia nhập vào đội ngũ gia sư chất lượng, giúp các em học sinh tiến bộ từng ngày.
Các bậc phụ huynh, nếu anh chị đang mong mỏi tìm cho mình một gia sư tốt, hãy để gia sư Á Đông được đồng hành cùng anh chị!
-Trung tâm gia sư Á Đông-