Mẹ yêu con
New member
Một số bệnh thường gặp ở trẻ như hen phế quản, viêm phế quản cấp, phản ứng ho nhằm tống xuất đàm nhớt mà lại dùng thuốc ức chế phản xạ ho là không có lợi. Chỉ nên cho trẻ dùng thuốc giảm ho khi trẻ có ho khan, ho nhiều, gây mệt mỏi, nôn ói, mất ngủ...
Thuốc giảm ho trên thị trường hiện nay thuộc hai nhóm chính là nhóm thuốc giảm ho kháng Histamin và nhóm alkaloid của thuốc phiện, đều thuộc nhóm lớn là nhóm thuốc giảm ho tác dụng thần kinh trung ương.
Các thuốc giảm ho nhóm kháng histamin thường được chỉ định trong trường hợp trẻ có ho nhiều về đêm, ho do dị ứng. Các kháng histamine thường dùng là alimemazin, clocinizin …. đa phần được bào chế dạng siro. Liều được tính theo muỗng hoặc dụng cụ có khắc vạch kèm theo thuốc, liều dùng cho trẻ sẽ dựa theo hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc. Kháng Histamin H1 là nhóm thuốc tác dụng thần kinh trung ương do đó đối với trẻ nhỏ các thuốc này có thể gây kích động, co giật; có một khuyến cáo gần đây đưa ra không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thuốc trị ho chứa thành phần này do có thể xảy ra các tác dụng phụ kể trên.
Alcaloid của thuốc phiện và các dẫn chất là nhóm thuốc phổ biến thứ hai bao gồm: codein, pholcodin, dextromethorpan, noscapin … Với các thuốc giảm ho chứa codein cần lưu ý rằng các thuốc này thường chỉ được chỉ định trong các chứng ho khan, chỉ dành cho người lớn, không nên dùng cho trẻ. Với các trẻ mắc hen tuyệt đối không được sử dụng bởi bé có thể lên cơn hen ngay khi sử dụng do codein làm tăng giải phóng histamin, chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong sinh lý học bệnh hen. Về dextromethorphan thuốc thường được phối hợp trong nhiều thuốc trị ho không đờm dạng siro cho trẻ; sử dụng rất rộng rãi do thuốc không nằm trong danh mục các thuốc kê đơn, dùng được cho trẻ nhỏ và không có tác dụng phụ gây nghiện như codein. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý dextromethorphan có thể có các tác dụng phụ với trẻ do tác dụng lên thần kinh trung ương có thể khiến trẻ mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh và buồn nôn …
Do trẻ nhỏ hệ hô hấp chưa hoàn thiện, trung tâm hô hấp rất nhạy cảm với thuốc dễ gây tăng mức các tác dụng phụ của thuốc, bố mẹ cần lưu ý việc sử dụng thuốc giảm ho cho trẻ, chỉ sử dụng khi nào thật cần thiết, ho ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi nhiều. Nhất là trong các trường hợp viêm phế quản, trẻ thường ho rất dữ dội nửa đêm về sáng, ngày quấy khóc, bỏ ăn khiến trẻ yếu, mệt mỏi, biếng ăn và chậm phát triển.
Thảo dược an toàn cho sự phát triển của bé yêu.
Các mẹ có thể lựa chọn một số thảo dược dân gian, được dùng từ lâu đời chuyên trị các bệnh viêm đường hô hấp như Cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, quất, cam thảo, đường phèn … Những loại thảo dược này đã được sử dụng rất rộng rãi ở châu Âu như Anh, Đức vừa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sự phát triển cho bé tránh sử dụng quá nhiều thuốc Tây không cần thiết. Khi thấy trẻ ho mà kèm theo cách thở và nhịp thở bất thường hoặc đã sử dụng thuốc giảm ho mà không giảm được ho sau 3-5 ngày sử dụng hay ho nặng lên thì ngay lập tức bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chản đoán và điều trị kịp thời.
Minh Anh (sưu tầm)
Thuốc giảm ho trên thị trường hiện nay thuộc hai nhóm chính là nhóm thuốc giảm ho kháng Histamin và nhóm alkaloid của thuốc phiện, đều thuộc nhóm lớn là nhóm thuốc giảm ho tác dụng thần kinh trung ương.
Các thuốc giảm ho nhóm kháng histamin thường được chỉ định trong trường hợp trẻ có ho nhiều về đêm, ho do dị ứng. Các kháng histamine thường dùng là alimemazin, clocinizin …. đa phần được bào chế dạng siro. Liều được tính theo muỗng hoặc dụng cụ có khắc vạch kèm theo thuốc, liều dùng cho trẻ sẽ dựa theo hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc. Kháng Histamin H1 là nhóm thuốc tác dụng thần kinh trung ương do đó đối với trẻ nhỏ các thuốc này có thể gây kích động, co giật; có một khuyến cáo gần đây đưa ra không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thuốc trị ho chứa thành phần này do có thể xảy ra các tác dụng phụ kể trên.
Alcaloid của thuốc phiện và các dẫn chất là nhóm thuốc phổ biến thứ hai bao gồm: codein, pholcodin, dextromethorpan, noscapin … Với các thuốc giảm ho chứa codein cần lưu ý rằng các thuốc này thường chỉ được chỉ định trong các chứng ho khan, chỉ dành cho người lớn, không nên dùng cho trẻ. Với các trẻ mắc hen tuyệt đối không được sử dụng bởi bé có thể lên cơn hen ngay khi sử dụng do codein làm tăng giải phóng histamin, chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong sinh lý học bệnh hen. Về dextromethorphan thuốc thường được phối hợp trong nhiều thuốc trị ho không đờm dạng siro cho trẻ; sử dụng rất rộng rãi do thuốc không nằm trong danh mục các thuốc kê đơn, dùng được cho trẻ nhỏ và không có tác dụng phụ gây nghiện như codein. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý dextromethorphan có thể có các tác dụng phụ với trẻ do tác dụng lên thần kinh trung ương có thể khiến trẻ mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh và buồn nôn …
Do trẻ nhỏ hệ hô hấp chưa hoàn thiện, trung tâm hô hấp rất nhạy cảm với thuốc dễ gây tăng mức các tác dụng phụ của thuốc, bố mẹ cần lưu ý việc sử dụng thuốc giảm ho cho trẻ, chỉ sử dụng khi nào thật cần thiết, ho ảnh hưởng đến sinh hoạt thường nhật của trẻ, khiến trẻ mệt mỏi nhiều. Nhất là trong các trường hợp viêm phế quản, trẻ thường ho rất dữ dội nửa đêm về sáng, ngày quấy khóc, bỏ ăn khiến trẻ yếu, mệt mỏi, biếng ăn và chậm phát triển.
Thảo dược an toàn cho sự phát triển của bé yêu.
Các mẹ có thể lựa chọn một số thảo dược dân gian, được dùng từ lâu đời chuyên trị các bệnh viêm đường hô hấp như Cỏ Xạ Hương, Húng Chanh, quất, cam thảo, đường phèn … Những loại thảo dược này đã được sử dụng rất rộng rãi ở châu Âu như Anh, Đức vừa hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sự phát triển cho bé tránh sử dụng quá nhiều thuốc Tây không cần thiết. Khi thấy trẻ ho mà kèm theo cách thở và nhịp thở bất thường hoặc đã sử dụng thuốc giảm ho mà không giảm được ho sau 3-5 ngày sử dụng hay ho nặng lên thì ngay lập tức bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chản đoán và điều trị kịp thời.
Minh Anh (sưu tầm)