Phòng cháy chữa cháy là chủ đề ít khi được bố mẹ nhắc đến với các bé. Trẻ tập đi rất thích khám phá và có khả năng cao là trẻ sẽ nghịch với lửa. Các hướng dẫn đơn giản dưới đây về cách bảo vệ trẻ khỏi cháy nổ có thể giúp các bé nhận thức rõ nguy hiểm và tránh xa chúng.
Giáo dục trẻ
Quy tắc đầu tiên về an toàn cháy nổ cho trẻ tập đi là giúp bé hiểu rõ rằng lửa chỉ dành cho người lớn. Ánh sáng và tiếng nổ lách tách từ lửa có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Ngay khi bạn nhận thấy con tỏ ra thích thú với ngọn lửa, hãy nói bé biết rằng lửa không phải đồ chơi cho trẻ em, không nên chơi với lửa, lửa là thứ người lớn sử dụng để làm nóng đồ vật và nấu ăn. Nhấn mạnh cho bé biết rằng lửa có thể gây bỏng và rất nguy hiểm. Nhớ dùng từ ngữ dễ hiểu khi giải thích cho bé biết. Dùng những từ bé hay dùng như "ú oà', "nóng", "ui da" để bé hiểu nếu chạm vào lửa sẽ bị đau.
Để các nguồn gây lửa cách xa bé
Không nhìn thấy thì không nghĩ đến. Điều này đặc biệt đúng khi nói về lửa. Trẻ em rất tò mò về tự nhiên nên cho dù bạn có nỗ lực hết sức để giáo dục trẻ về nguy hiểm của lửa, bé vẫn có thể tò mò muốn tự mình kiểm chứng. Để ngăn chặn việc này, để những nguồn gây lửa ngoài tầm với của bé. Che các ổ cắm không sử dụng. Cố định các dây điện. Dùng bình phong để che lò sưởi. Diêm, hộp quẹt và nến nên được bỏ trong hộp có khoá.
Giải thích vai trò của máy phát hiện khói
Căn nhà có trang bị máy báo cháy sẽ giảm đi một nửa nguy cơ chết vì hoả hoạn. Dạy cho bé biết về máy phát hiện khói - vì sao thiết bị này quan trọng, cách thức hoạt động và tiếng báo động của máy. Trẻ nên biết được rằng khi máy kêu tức là có cháy để bảo vệ an toàn cho mình.
Thực hiện kế hoạch thoát hiểm
Một điều tối quan trọng là mỗi gia đình nên có kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp hoả hoạn. Tìm hai lối thoát hiểm trong mỗi phòng để phòng khi một lối bị chặn. Tập thoát hiểm bằng cả hai cách để đảm bảo cửa sổ không bị kẹt và các bình phong có thể di chuyển dễ dàng. Hơn nữa, chọn một điểm tập kết bên ngoài như một cái cây lớn hay căn nhà đối diện để biết rằng tất cả mọi người đều đã thoát ra ngoài an toàn.
Dạy trẻ biết phải làm gì khi có hoả hoạn
Trẻ cần sớm biết phải làm gì khi xảy ra cháy nổ. Hãy dạy bé biết:
- Che miệng và mũi bằng khăn hoặc vải ướt để tránh bị ngạt khói khi tìm cách thoát ra.
- Nằm xuống và bò dưới lớp khói.
- Sử dụng lưng bàn tay để xem cửa có nóng không trước khi mở.
- Không được trốn, dừng lại để lấy đồ hay gọi điện thoại. Phải ra khỏi nhà nhanh hết sức có thể.
Luyện tập
Điều quan trọng nhất là luyện tập thoát hiểm thường xuyên (ít nhất một lần một tháng nếu có thể). Ôn lại những gì cần phải làm khi có hoả hoạn là việc cần thiết để trẻ biết phải làm gì thay vì khóc lóc cầu cứu và trốn dưới giường - việc sẽ tăng nguy cơ bị kẹt trong nhà. Dẫn trẻ đến trạm cứu hoả gần nhà để học cách chống hoả hoạn một cách vui nhộn, giúp trẻ thích thú hơn. Xem các video về chống hoả hoạn cũng có thể khuyến khích trẻ luyện tập tại nhà.
Làm gương cho trẻ
Trẻ em học hỏi theo các tấm gương và cách tốt nhất để trẻ tiếp thu là thể hiện cho bé thấy chính bạn cũng tuân thủ các quy tắc an toàn. Bạn có thể để trẻ tham gia bằng cách bảo bé đưa cho bạn găng tay bếp hoặc giúp bạn kiểm tra xem nến đã tắt hết chưa.
Đừng đợi đến khi quá trễ mới dạy cho con biết về an toàn cháy nổ. Bé đã sẵn sàng học các bước phòng chống cháy nổ ngay khi bé có thể hiểu được các hướng dẫn về việc nhà.
Picnictoy.vn biên dịch và tổng hợp
Giáo dục trẻ
Quy tắc đầu tiên về an toàn cháy nổ cho trẻ tập đi là giúp bé hiểu rõ rằng lửa chỉ dành cho người lớn. Ánh sáng và tiếng nổ lách tách từ lửa có thể thu hút sự chú ý của trẻ. Ngay khi bạn nhận thấy con tỏ ra thích thú với ngọn lửa, hãy nói bé biết rằng lửa không phải đồ chơi cho trẻ em, không nên chơi với lửa, lửa là thứ người lớn sử dụng để làm nóng đồ vật và nấu ăn. Nhấn mạnh cho bé biết rằng lửa có thể gây bỏng và rất nguy hiểm. Nhớ dùng từ ngữ dễ hiểu khi giải thích cho bé biết. Dùng những từ bé hay dùng như "ú oà', "nóng", "ui da" để bé hiểu nếu chạm vào lửa sẽ bị đau.
Để các nguồn gây lửa cách xa bé
Không nhìn thấy thì không nghĩ đến. Điều này đặc biệt đúng khi nói về lửa. Trẻ em rất tò mò về tự nhiên nên cho dù bạn có nỗ lực hết sức để giáo dục trẻ về nguy hiểm của lửa, bé vẫn có thể tò mò muốn tự mình kiểm chứng. Để ngăn chặn việc này, để những nguồn gây lửa ngoài tầm với của bé. Che các ổ cắm không sử dụng. Cố định các dây điện. Dùng bình phong để che lò sưởi. Diêm, hộp quẹt và nến nên được bỏ trong hộp có khoá.
Giải thích vai trò của máy phát hiện khói
Căn nhà có trang bị máy báo cháy sẽ giảm đi một nửa nguy cơ chết vì hoả hoạn. Dạy cho bé biết về máy phát hiện khói - vì sao thiết bị này quan trọng, cách thức hoạt động và tiếng báo động của máy. Trẻ nên biết được rằng khi máy kêu tức là có cháy để bảo vệ an toàn cho mình.
Thực hiện kế hoạch thoát hiểm
Một điều tối quan trọng là mỗi gia đình nên có kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp hoả hoạn. Tìm hai lối thoát hiểm trong mỗi phòng để phòng khi một lối bị chặn. Tập thoát hiểm bằng cả hai cách để đảm bảo cửa sổ không bị kẹt và các bình phong có thể di chuyển dễ dàng. Hơn nữa, chọn một điểm tập kết bên ngoài như một cái cây lớn hay căn nhà đối diện để biết rằng tất cả mọi người đều đã thoát ra ngoài an toàn.
Dạy trẻ biết phải làm gì khi có hoả hoạn
Trẻ cần sớm biết phải làm gì khi xảy ra cháy nổ. Hãy dạy bé biết:
- Che miệng và mũi bằng khăn hoặc vải ướt để tránh bị ngạt khói khi tìm cách thoát ra.
- Nằm xuống và bò dưới lớp khói.
- Sử dụng lưng bàn tay để xem cửa có nóng không trước khi mở.
- Không được trốn, dừng lại để lấy đồ hay gọi điện thoại. Phải ra khỏi nhà nhanh hết sức có thể.
Luyện tập
Điều quan trọng nhất là luyện tập thoát hiểm thường xuyên (ít nhất một lần một tháng nếu có thể). Ôn lại những gì cần phải làm khi có hoả hoạn là việc cần thiết để trẻ biết phải làm gì thay vì khóc lóc cầu cứu và trốn dưới giường - việc sẽ tăng nguy cơ bị kẹt trong nhà. Dẫn trẻ đến trạm cứu hoả gần nhà để học cách chống hoả hoạn một cách vui nhộn, giúp trẻ thích thú hơn. Xem các video về chống hoả hoạn cũng có thể khuyến khích trẻ luyện tập tại nhà.
Làm gương cho trẻ
Trẻ em học hỏi theo các tấm gương và cách tốt nhất để trẻ tiếp thu là thể hiện cho bé thấy chính bạn cũng tuân thủ các quy tắc an toàn. Bạn có thể để trẻ tham gia bằng cách bảo bé đưa cho bạn găng tay bếp hoặc giúp bạn kiểm tra xem nến đã tắt hết chưa.
Đừng đợi đến khi quá trễ mới dạy cho con biết về an toàn cháy nổ. Bé đã sẵn sàng học các bước phòng chống cháy nổ ngay khi bé có thể hiểu được các hướng dẫn về việc nhà.
Picnictoy.vn biên dịch và tổng hợp