tuanleanh2991
New member
Nguồn nước sinh hoạt hiện nay bị nhiễm rất nhiều các chất độc hại. Nếu không có biện pháp sử lý kip thời thì ảnh hưởng của nguồn nước tới sức khỏe là rất lớn. Dưới đây tôi xin đưa ra một số tác hại của nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo tiêu chuẩn.
1. Độ PH
Nguồn nước có pH lớn hơn 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá).
Nguồn nước có pH nhỏ hơn 7 thường chứa nhiều ion gốc axit.
Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Theo Tiêu chuẩn, pH của nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và pH của nước uống là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3.
Trong đường ống cấp nước, giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Cần lưu ý khi pH lớn hơn 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
2. Mùi vị
– Nước giếng ngầm: Mùi trứng thối là do sự hiện diện của khí H2S, kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm.
Mùi tanh của sắt và mangan.
– Nước mặt (sông, suối, ao hồ): Mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
– Nước máy: Mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà có phương pháp xử lý thích hợp như sử dụng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính.
3. Độ kiềm
Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên.
Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn.
Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l.
4. Độ đục
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.
Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh.
5. Màu
Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.
Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử dụng hóa chất clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư. Vì vậy chúng ta nên sử dụng các thiết bị lọc nước để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.
1. Độ PH
Nguồn nước có pH lớn hơn 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá).
Nguồn nước có pH nhỏ hơn 7 thường chứa nhiều ion gốc axit.
Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Theo Tiêu chuẩn, pH của nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và pH của nước uống là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3.
Trong đường ống cấp nước, giá trị pH của nước có liên quan đến tính ăn mòn thiết bị và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt trong môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Cần lưu ý khi pH lớn hơn 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.
2. Mùi vị
– Nước giếng ngầm: Mùi trứng thối là do sự hiện diện của khí H2S, kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong lòng đất và hòa tan vào mạch nước ngầm.
Mùi tanh của sắt và mangan.
– Nước mặt (sông, suối, ao hồ): Mùi tanh của tảo là do sự xuất hiện của các loại tảo và vi sinh vật. Trong trường hợp này nước thường có màu xanh.
– Nước máy: Mùi hóa chất khử trùng (clo) còn dư lại trong nước.
Mùi vị khác lạ sẽ gây cảm giác khó chịu khi dùng nước. Tuỳ theo loại mùi vị mà có phương pháp xử lý thích hợp như sử dụng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính.
3. Độ kiềm
Độ kiềm của nước là do các ion bicarbonate, carbonate và hydroxide tạo nên.
Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn.
Hiện nay, không có bằng chứng cụ thể nào liên quan giữa độ kiềm và sức khỏe của người sử dụng. Thông thường, nước dùng cho ăn uống nên có độ kiềm thấp hơn 100 mg/l.
4. Độ đục
Độ đục là đại lượng đo hàm lượng chất lơ lửng trong nước, thường do sự hiện diện của chất keo, sét, tảo và vi sinh vật.
Nước đục gây cảm giác khó chịu về mặt cảm quan, ngoài ra còn có khả năng nhiễm vi sinh.
5. Màu
Màu vàng của hợp chất sắt và mangan.
Màu xanh của tảo, hợp chất hữu cơ.
Nước có độ màu cao thường gây khó chịu về mặt cảm quan. Với các quy trình xử lý như sục khí ozôn, clo hóa sơ bộ, keo tụ, lắng lọc có thể làm giảm độ màu của nước. Cần lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ, việc sử dụng hóa chất clo có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư. Vì vậy chúng ta nên sử dụng các thiết bị lọc nước để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.