Hoang234
New member
- User ID
- 79298
- Tham gia
- 5 Tháng ba 2015
- Bài viết
- 22
- Điểm tương tác
- 0
- Địa chỉ
- 3/135 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội
- Đồng
- 0
Động thai (dọa sảy thai) là khi âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Đây là điềm báo trước của hiện tượng sảy thai. Dọa sảy thai thường xảy ra ở những tuần lễ đầu của thai kỳ.
1. Dấu hiệu động thai.
Bỗng nhiên mẹ thấy đau bụng dưới, đau lưng và ớn lạnh, rồi xuất huyết âm đạo – đây là những biểu hiện động thai thường gặp. Hiện tượng này còn được gọi là dọa sảy thai và thường xảy ra ở 20 tuần đầu của thai kỳ. Mẹ có thể bị chảy máu rất ít với một đốm nhỏ hoặc vệt máu màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc hơi nâu khi thay đồ lót hoặc vệ sinh cơ thể sau khi đi toilet. Tuy nhiên, một số mẹ có thể bị chảy máu khá nhiều.
Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác mà mẹ bầu nên lưu ý:
- Cảm giác tức hoặc nặng bụng dưới, thỉnh thoảng kèm đau lưng:
- Thử thai âm tính
- Bóc tách bánh nhau khi siêu âm
- Dịch nhờn ở âm đạo nhiều
- Mất triệu chứng mang thai
2.Nguyên nhân gây động thai.
Việc nắm rõ những nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp mẹ phòng tránh những nguy cơ dù là nhỏ nhất.
Những nguyên nhân đầu tiên gây dọa sảy thai là do bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu, mẹ bị mắc một số bệnh. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp động thai xảy ra do sơ xuất của mẹ. Chắc hẳn các mẹ không ngờ những hành động nhỏ như xoa bụng có thể gây co bóp tử cung và gây động thai. Việc ba mẹ gần gũi một cách quá mạnh bạo cũng có thể khiến bé bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiều mẹ đã áp dụng máy móc lời khuyên phải tập thể dục khi mang thai dẫn đến hoạt động quá sức, gây sức ép lên vùng chậu và có thể gây động thai.
3. Cách xử lý khi bị động thai.
- Nếu sẩy thai sắp xảy ra thì bạn thường không thể ngăn chặn nó. Trong quá khứ, nếu như có xuất huyết sớm khi mang thai và chẩn đoán cho thấy có nguy cơ sẩy thai thì thai phụ được khuyên nên giảm bớt các hoạt động hoặc thậm chí là nằm nghỉ trên giường. Ngày nay, hầu hết các bác sĩ nhận ra rằng có rất ít bằng chứng cho thấy bất kỳ sự can thiệp nào có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai.
- Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm nguy cơ bị sẩy thai trong tương lai bằng cách chăm sóc tốt cho bản thân, ăn uống lành mạnh, bổ sung axit folic, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc.
- Nếu bạn mắc bất cứ bệnh nào trong thời gian mang thai thì tốt nhất nên làm việc với bác sĩ để lên một kế hoạch điều trị giúp cho bạn và bào thai là an toàn và khỏe mạnh nhất có thể.
- Lưu ý rằng sẩy thai không xảy ra do các hoạt động thể chất thường ngày, các tai nạn nhỏ, thể dục, quan hệ tình dục, hoặc vấp ngã nhẹ.
- Nếu bạn đã bị sẩy thai vài lần liên tục, bác sĩ có thể khuyên bạn và chồng tiến hành đánh giá chi tiết để giúp nhận biết, nếu có thể,lý do gây sẩy thai.
4. Cách phòng, tránh động thai
- Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.
- Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.
- Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.
- Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…
- Khám thai định kỳ là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.
5.Bài thuốc đông y chữa động thai
- Do khí hư, huyết hư gây sảy thai, đẻ non
+ Triệu chứng: Thai phụ ra máu âm đạo từng giọt; mỏi lưng, sắc mặt xanh nhợt; choáng, mệt mỏi, nói nhỏ, sợ lạnh; miệng nhạt, đầy tức bụng; thai muốn xuống, đi tiểu nhiều; lưỡi nhạt.
+ Bài thuốc sắc uống: 12g cát sâm (sâm nam); 12g thổ phục linh; 12g hoàng kỳ (tẩm mật) 12g nam mộc hương; 12g bạch truật (nam truật); 8g quy di thực (quy thân); 20 ngải diệp (sao vàng); 16g hoài sơn; 20g tử tô; 4g sa nhân; một cái bẹ buồng cau (sao đen).
+ Cách đun: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng).
+ Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi uống tiếp nước thứ 2.
- Rong kinh do hư thận gây ra hay sảy thai
+ Triệu chứng: Thai phụ mỏi lưng, yếu, động thai; bụng chướng, hay chóng mặt; tiểu són, tiểu nhiều.
+ Bài thuốc sắc uống (như bài một) cần tăng 12g ký sinh; 12g tục đoạn; 10g thỏ ty tử; 12g a giao.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, đợi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng). Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.
- Động thai do âm hư huyết nhiệt
+ Triệu chứng: Thai phụ gầy, miệng khô, hai gò má đỏ; lòng tay chân nóng, bụng đau; âm đạo ra máu nhỏ giọt.
+ Bài thuốc: 12g sinh địa; 8g hoàng cầm; 8g hoàng bá; 12g hoài sơn; 12g bạch thược; 12g tục đoan; 12g cam thảo.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội. Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần. Nếu chưa khỏi sắc tiếp nước thứ hai.
- Do khí uất trệ gây động thai
+ Triệu chứng: Thai phụ hay đau lưng, ra huyết; tinh thần không được thoải mái, hay lo nghĩ, căng thẳng; ợ hơi, ăn kém; nôn đắng, sợ chua.
+ Bài thuốc sắc uống như bài một, cần thêm 12g đẳng sâm; 8g tô ngạch.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội, riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng.
+ Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.
- Do sang chấn thương
+ Thai phụ bị ngã (do leo trèo, đi cầu thang); thai phụ mang (vác) nặng gây mỏi lưng, đau lưng, ra máu.
+ Bài thuốc sắc uống: 12g tục đoan; 16g tăng ký sinh; 16g củ gai; 8g đương quy; 8g đỗ trọng; 8g a giao; 12g hoàng kỳ; 4g cam thảo.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội uống.
+ Chia 2 lần. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước uống lần 2.
6.Món ăn chữa động thai.
- Cháo hạt sen:Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 - 10 ngày.
- Cháo hồng táo:Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Hồng táo (chính là táo tàu nhưng có màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt, cả hai cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun trên lửa nhỏ, quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền.
- Cháo cá chép:Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ.
Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.
- Cháo gương sen:Gương sen 10g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Gạo nếp xay thành bột mịn. Gương sen rửa sạch cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi thật kỹ, chắt lấy 250ml nước gương sen, bỏ bã, cho bột gạo nếp vào nước gương sen, quấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho đường, khi cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày liền.
- Cháo củ mài:Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.
Củ mài bỏ vỏ cắt vừa miếng, cùng gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh nhừ thành cháo. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp bột gia vị, khi cháo chín cho vào quấy đều đun tiếp, thịt chín cho bột gia vị vào là được. Ăn ngày một lần, cần ăn liền 10 ngày.
- Cháo củ súng:Củ súng 30g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Củ súng bỏ vỏ, giã nhỏ, gạo nếp xay thành bột, cả hai cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín nhừ cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
- Cháo hoàng kỳ:Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.
Gạo tẻ xay thành bột, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
- Cháo bầu dục:Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.
Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị. Gạo tẻ xay thành bột. Cho đỗ trọng vào nồi cùng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp, cháo chín là được. Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
- Nước lá sen:Lá sen 100g, đường đỏ 30g.
Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
- Nước nho khô:Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.
Chọn nho khô, táo tàu vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Uống làm 3 lần trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.
- Nước đậu đen:Đậu đen 100g, rượu trắng 2 chén (50ml).
Đậu đen chia đôi, một nửa sao thơm. Cả hai cho vào nồi chung 2 chén rượu thêm 150ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 100ml nước đậu đen, bỏ bã. Chia uống 2 lần trong ngày.
7. Phân biệt động thai và sảy thai
- Động thai:
Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai.
- Chắc chắn bị sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra. Sảy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).
- Thai lưu:
Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng (triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng). Bác sĩ khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai.
1. Dấu hiệu động thai.
Bỗng nhiên mẹ thấy đau bụng dưới, đau lưng và ớn lạnh, rồi xuất huyết âm đạo – đây là những biểu hiện động thai thường gặp. Hiện tượng này còn được gọi là dọa sảy thai và thường xảy ra ở 20 tuần đầu của thai kỳ. Mẹ có thể bị chảy máu rất ít với một đốm nhỏ hoặc vệt máu màu hồng nhạt, đỏ tươi hoặc hơi nâu khi thay đồ lót hoặc vệ sinh cơ thể sau khi đi toilet. Tuy nhiên, một số mẹ có thể bị chảy máu khá nhiều.
Ngoài ra còn 1 số dấu hiệu khác mà mẹ bầu nên lưu ý:
- Cảm giác tức hoặc nặng bụng dưới, thỉnh thoảng kèm đau lưng:
- Thử thai âm tính
- Bóc tách bánh nhau khi siêu âm
- Dịch nhờn ở âm đạo nhiều
- Mất triệu chứng mang thai
2.Nguyên nhân gây động thai.
Việc nắm rõ những nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp mẹ phòng tránh những nguy cơ dù là nhỏ nhất.
Những nguyên nhân đầu tiên gây dọa sảy thai là do bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu, mẹ bị mắc một số bệnh. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp động thai xảy ra do sơ xuất của mẹ. Chắc hẳn các mẹ không ngờ những hành động nhỏ như xoa bụng có thể gây co bóp tử cung và gây động thai. Việc ba mẹ gần gũi một cách quá mạnh bạo cũng có thể khiến bé bị ảnh hưởng. Ngoài ra, nhiều mẹ đã áp dụng máy móc lời khuyên phải tập thể dục khi mang thai dẫn đến hoạt động quá sức, gây sức ép lên vùng chậu và có thể gây động thai.
3. Cách xử lý khi bị động thai.
- Nếu sẩy thai sắp xảy ra thì bạn thường không thể ngăn chặn nó. Trong quá khứ, nếu như có xuất huyết sớm khi mang thai và chẩn đoán cho thấy có nguy cơ sẩy thai thì thai phụ được khuyên nên giảm bớt các hoạt động hoặc thậm chí là nằm nghỉ trên giường. Ngày nay, hầu hết các bác sĩ nhận ra rằng có rất ít bằng chứng cho thấy bất kỳ sự can thiệp nào có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai.
- Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm nguy cơ bị sẩy thai trong tương lai bằng cách chăm sóc tốt cho bản thân, ăn uống lành mạnh, bổ sung axit folic, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc.
- Nếu bạn mắc bất cứ bệnh nào trong thời gian mang thai thì tốt nhất nên làm việc với bác sĩ để lên một kế hoạch điều trị giúp cho bạn và bào thai là an toàn và khỏe mạnh nhất có thể.
- Lưu ý rằng sẩy thai không xảy ra do các hoạt động thể chất thường ngày, các tai nạn nhỏ, thể dục, quan hệ tình dục, hoặc vấp ngã nhẹ.
- Nếu bạn đã bị sẩy thai vài lần liên tục, bác sĩ có thể khuyên bạn và chồng tiến hành đánh giá chi tiết để giúp nhận biết, nếu có thể,lý do gây sẩy thai.
4. Cách phòng, tránh động thai
- Luôn giữ cho tư tưởng, tâm lí thực sự thoải mái. Tránh căng thẳng, stress quá nhiều.
- Ăn uống đủ dưỡng chất, nhất là các chất đạm (như thịt, cá, trứng, sữa, đậu), hoa quả, rau tươi… trong suốt quá trình mang thai. Nghỉ ngơi hợp lí, không thức quá khuya.
- Tránh lao động nặng và giao hợp nhiều trong những tháng đầu và tháng cuối mang thai.
- Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ.
- Không hút thuốc lá và uống các đồ uống không tốt cho sự phát triển của thai như: bia, rượu, cafe…
- Khám thai định kỳ là giải pháp hữu hiệu nhất để theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé.
5.Bài thuốc đông y chữa động thai
- Do khí hư, huyết hư gây sảy thai, đẻ non
+ Triệu chứng: Thai phụ ra máu âm đạo từng giọt; mỏi lưng, sắc mặt xanh nhợt; choáng, mệt mỏi, nói nhỏ, sợ lạnh; miệng nhạt, đầy tức bụng; thai muốn xuống, đi tiểu nhiều; lưỡi nhạt.
+ Bài thuốc sắc uống: 12g cát sâm (sâm nam); 12g thổ phục linh; 12g hoàng kỳ (tẩm mật) 12g nam mộc hương; 12g bạch truật (nam truật); 8g quy di thực (quy thân); 20 ngải diệp (sao vàng); 16g hoài sơn; 20g tử tô; 4g sa nhân; một cái bẹ buồng cau (sao đen).
+ Cách đun: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng).
+ Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi uống tiếp nước thứ 2.
- Rong kinh do hư thận gây ra hay sảy thai
+ Triệu chứng: Thai phụ mỏi lưng, yếu, động thai; bụng chướng, hay chóng mặt; tiểu són, tiểu nhiều.
+ Bài thuốc sắc uống (như bài một) cần tăng 12g ký sinh; 12g tục đoạn; 10g thỏ ty tử; 12g a giao.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội (riêng sa nhân tán bột, đợi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng). Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.
- Động thai do âm hư huyết nhiệt
+ Triệu chứng: Thai phụ gầy, miệng khô, hai gò má đỏ; lòng tay chân nóng, bụng đau; âm đạo ra máu nhỏ giọt.
+ Bài thuốc: 12g sinh địa; 8g hoàng cầm; 8g hoàng bá; 12g hoài sơn; 12g bạch thược; 12g tục đoan; 12g cam thảo.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội. Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần. Nếu chưa khỏi sắc tiếp nước thứ hai.
- Do khí uất trệ gây động thai
+ Triệu chứng: Thai phụ hay đau lưng, ra huyết; tinh thần không được thoải mái, hay lo nghĩ, căng thẳng; ợ hơi, ăn kém; nôn đắng, sợ chua.
+ Bài thuốc sắc uống như bài một, cần thêm 12g đẳng sâm; 8g tô ngạch.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội, riêng sa nhân tán bột, khi sắc được thuốc mới cho vào vì sa nhân có tinh dầu bay hơi hết tác dụng.
+ Chia 2 lần uống. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước thứ 2.
- Do sang chấn thương
+ Thai phụ bị ngã (do leo trèo, đi cầu thang); thai phụ mang (vác) nặng gây mỏi lưng, đau lưng, ra máu.
+ Bài thuốc sắc uống: 12g tục đoan; 16g tăng ký sinh; 16g củ gai; 8g đương quy; 8g đỗ trọng; 8g a giao; 12g hoàng kỳ; 4g cam thảo.
+ Cách dùng: Cho 600ml nước sắc còn 200ml để nguội uống.
+ Chia 2 lần. Cách 60 phút uống một lần, chưa khỏi sắc tiếp nước uống lần 2.
6.Món ăn chữa động thai.
- Cháo hạt sen:Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột, cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn liền 7 - 10 ngày.
- Cháo hồng táo:Hồng táo 10 quả, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Hồng táo (chính là táo tàu nhưng có màu hồng) bỏ hạt giã nhỏ, gạo nếp xay thành bọt, cả hai cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun trên lửa nhỏ, quấy đều tay. Khi cháo chín cho đường trắng vào đun tiếp, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần, lúc đói. Cần ăn 7-15 ngày liền.
- Cháo cá chép:Cá chép 1 con (khoảng 500g), gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, bột gia vị vừa đủ.
Gừng giã nhỏ, cá chép làm sạch ướp gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước ninh cho gạo nếp thật nhừ. Trước khi ăn cho gia vị, hành (thái nhỏ) quấy đều. Ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.
- Cháo gương sen:Gương sen 10g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Gạo nếp xay thành bột mịn. Gương sen rửa sạch cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi thật kỹ, chắt lấy 250ml nước gương sen, bỏ bã, cho bột gạo nếp vào nước gương sen, quấy đều đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho đường, khi cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn 5 ngày liền.
- Cháo củ mài:Củ mài tươi 100g, gạo nếp 100g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.
Củ mài bỏ vỏ cắt vừa miếng, cùng gạo nếp cho vào nồi thêm nước ninh nhừ thành cháo. Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ ướp bột gia vị, khi cháo chín cho vào quấy đều đun tiếp, thịt chín cho bột gia vị vào là được. Ăn ngày một lần, cần ăn liền 10 ngày.
- Cháo củ súng:Củ súng 30g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.
Củ súng bỏ vỏ, giã nhỏ, gạo nếp xay thành bột, cả hai cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín nhừ cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày hai lần lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
- Cháo hoàng kỳ:Hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ.
Gạo tẻ xay thành bột, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Cho hoàng kỳ vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước hoàng kỳ đặc, bỏ bã. Cho bột gạo vào nước hoàng kỳ đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần, lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
- Cháo bầu dục:Bầu dục lợn 1 đôi, gạo tẻ 50g, đỗ trọng 12g, gia vị vừa đủ.
Bầu dục lợn làm sạch ướp bột gia vị. Gạo tẻ xay thành bột. Cho đỗ trọng vào nồi cùng 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 250ml nước đỗ trọng, cho bầu dục vào đun nhỏ lửa. Khi bầu dục lợn chín cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp, cháo chín là được. Chia làm hai lần ăn trong ngày lúc đói, cần ăn liền 5 ngày.
- Nước lá sen:Lá sen 100g, đường đỏ 30g.
Lá sen rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước lá sen đặc, bỏ bã. Cho đường đỏ vào nước lá sen đun sôi lại là được. Chia 3 lần uống trong ngày, cần uống liền 3 ngày.
- Nước nho khô:Nho khô 30g, táo tàu 5 quả.
Chọn nho khô, táo tàu vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 200ml nước đặc, bỏ bã. Uống làm 3 lần trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.
- Nước đậu đen:Đậu đen 100g, rượu trắng 2 chén (50ml).
Đậu đen chia đôi, một nửa sao thơm. Cả hai cho vào nồi chung 2 chén rượu thêm 150ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 100ml nước đậu đen, bỏ bã. Chia uống 2 lần trong ngày.
7. Phân biệt động thai và sảy thai
- Động thai:
Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai.
- Chắc chắn bị sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra. Sảy thai hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).
- Thai lưu:
Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng (triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng). Bác sĩ khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai.