ngocdieu78
New member
Rủi ro khi ăn cua
Trong sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Trước đây, cua đồng có mặt khắp mọi nơi trong các thủy vực nước ngọt như ruộng, ao, hồ. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp nên cua đồng ngày càng khan hiếm.
Vì vậy, việc nuôi cua là điều tất yếu nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thị trường. Hiện nay, rất nhiều nơi tiến hành nuôi cua đồng và cho thu nhập cao. Theo tìm hiểu của PV thì hiện trên thị trường chủ yếu là cua đồng nuôi.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cua nuôi giá trị dinh dưỡng không bằng được cua đồng và chế biến cua đồng để ăn không đúng cách sẽ gặp nhiều rủi ro:
- Thứ nhất: Nếu cua sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong nó. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Thứ hai: Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo ápxe gan.
- Thứ ba: Ăn phải cua chết vô cùng nguy hiểm. Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.
- Thứ tư: Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà vì nước trà có thể làm loãng acid trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.
- Thứ năm: Không nên ăn cua cùng quả hồng vì chất tannin có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại tích tụ trong ruột có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn, những chất rắn đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
- Thứ sáu: Theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc…nên một số người cần kiêng ăn cua như phụ nữ mang thai những tháng đầu không nên ăn vì dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Người bị cảm lạnh, tiêu chảy, bệnh gout, người mới ốm dậy, người bị dị ứng không nên dùng cua đồng. Ngoài ra, người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch càng không nên ăn vì hàm lượng chất béo trong cua càng cao, ăn nhiều sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao.
Chế biến thế nào?
Để đảm bảo sức khỏe, theo TS Phan Thanh Tâm (Đại học Bách khoa Hà Nội), khi mua về nấu ăn nên chọn cua tươi sống và có cách đúng phương pháp.
Khi chế biến cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ, không nên “tiếc của” ăn vào. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Đặc biệt, các bà nội trợ nên mua cua về tự làm.
Sau khi làm sạch, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra. Hiện nay, ở các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch.
Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, rất bóng, hai càng cua thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần.
Hơn nữa, kích thước cua đồng không đều nhau, con to con nhỏ chứ không như cua nuôi. Cua nuôi đều nhau chằn chặn, hai càng cũng rất cân đối.
Đặc biệt, cua nuôi có màu rất lạ như xanh, trắng đục, xám. Một điều nữa có thể nhận ra là cua nuôi không được khỏe như cua đồng. Cua đồng khi bắt lên bờ có thể để từ hai tới bốn ngày là bình thường, nhưng cua nuôi ngắn hơn.
Nguồn: Suckhoethoidai.vn
Trong sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam do viện Dược liệu (bộ Y tế) ấn hành cho biết, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...
Trước đây, cua đồng có mặt khắp mọi nơi trong các thủy vực nước ngọt như ruộng, ao, hồ. Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp nên cua đồng ngày càng khan hiếm.
Vì vậy, việc nuôi cua là điều tất yếu nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thị trường. Hiện nay, rất nhiều nơi tiến hành nuôi cua đồng và cho thu nhập cao. Theo tìm hiểu của PV thì hiện trên thị trường chủ yếu là cua đồng nuôi.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, cua nuôi giá trị dinh dưỡng không bằng được cua đồng và chế biến cua đồng để ăn không đúng cách sẽ gặp nhiều rủi ro:
- Thứ nhất: Nếu cua sống ở khu vực nước bị ảnh hưởng bởi hoạt động canh tác nông nghiệp thường tích tụ thuốc trừ sâu trong nó. Trong thịt cua ở những khu vực nước bị ô nhiễm, các nhà khoa học thấy nhiều nhất là 2 loại độc tố Dioxin và PCBs gây phát ban ở da, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan…thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Thứ hai: Theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Hoa Kỳ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo ápxe gan.
- Thứ ba: Ăn phải cua chết vô cùng nguy hiểm. Trong cua có rất nhiều loại dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.
- Thứ tư: Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà vì nước trà có thể làm loãng acid trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí gây đau bụng đi ngoài.
- Thứ năm: Không nên ăn cua cùng quả hồng vì chất tannin có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại tích tụ trong ruột có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn, những chất rắn đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
- Thứ sáu: Theo quan niệm của Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc…nên một số người cần kiêng ăn cua như phụ nữ mang thai những tháng đầu không nên ăn vì dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Người bị cảm lạnh, tiêu chảy, bệnh gout, người mới ốm dậy, người bị dị ứng không nên dùng cua đồng. Ngoài ra, người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch càng không nên ăn vì hàm lượng chất béo trong cua càng cao, ăn nhiều sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao.
Chế biến thế nào?
Để đảm bảo sức khỏe, theo TS Phan Thanh Tâm (Đại học Bách khoa Hà Nội), khi mua về nấu ăn nên chọn cua tươi sống và có cách đúng phương pháp.
Khi chế biến cần làm sạch, thấy có vật ký sinh thì nên loại bỏ, không nên “tiếc của” ăn vào. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Đặc biệt, các bà nội trợ nên mua cua về tự làm.
Sau khi làm sạch, nên ngâm thịt cua trong nước muối để vắt, sán nếu có sẽ bò ra. Hiện nay, ở các chợ đa số làm cua xay sẵn cho khách, người mua phải chú ý nguồn nước và cách rửa cua sao cho sạch.
Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, rất bóng, hai càng cua thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần.
Hơn nữa, kích thước cua đồng không đều nhau, con to con nhỏ chứ không như cua nuôi. Cua nuôi đều nhau chằn chặn, hai càng cũng rất cân đối.
Đặc biệt, cua nuôi có màu rất lạ như xanh, trắng đục, xám. Một điều nữa có thể nhận ra là cua nuôi không được khỏe như cua đồng. Cua đồng khi bắt lên bờ có thể để từ hai tới bốn ngày là bình thường, nhưng cua nuôi ngắn hơn.
Nguồn: Suckhoethoidai.vn