contho10693
mệt
Bệnh thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp phổ biến hiện nay. Diễn biến của bệnh thường từ từ và dễ bị bỏ qua do người bệnh chủ quan. Khi để bệnh nặng mới điều trị thì đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Điều trị thoái hóa cột sống không dễ nhưng cũng không quá khó nếu xác định được mức độ bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị hợp lý.
Bệnh thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là căn bệnh rất phổ biến, gặp nhiều ở những người trên 35 tuổi nhưng nhiều nhất là người cao tuổi. Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, gáy, thắt lưng với biểu hiện chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhói buốt hoặc đau lan tỏa ra vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới.
Tùy vào vị trí bị thoái hóa khác nhau, thoái hóa cột sống sẽ có các tên gọi khác nhau: Ví dụ, nếu bệnh nhân thường có những cơn đau nhức cổ, vai gáy, đau lan ra bả vai, cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu, nhức hốc mắt…thì đó là bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ hay thoái hóa đốt sống cổ.
Nếu cảm nhận đầu tiên là bệnh nhân là đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng hoặc ngoài đau lưng còn kèm đau nhức chân, tê bì dọc mông xuống cẳng chân…Đó chính là thoái hóa cột sống vùng lưng hay thoái hóa cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống… Ngoài ra, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc thoái hóa cột sống sớm. Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp); dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống nên điều trị như sau:
- Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 – 2 lần/ngày.
- Xoa bóp đơn giản, tập vận động nhẹ nhàng (tùy theo mức độ bệnh của bạn mà nên áp dụng phương pháp cụ thể hơn).
- Nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp.
- Dùng gậy, nạng khi đi lại nhằm mục đích làm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp (nếu đau nhiều tự đi lại khó khăn).
- Dùng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (chỉ sử dụng khi thật cần thiết), phải tuân thủ theo y lệnh điều trị của Bác sĩ.
Bạn nên kiêng (tránh) các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng. Đồng thời bạn cũng phái luôn chú ý ăn nhiều cá, ăn nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin B1 như: Các loại sữa, gạo; ăn nhiều trái cây và rau quả; ăn thêm một số gia vị như: tỏi, gừng, nghệ.
Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động mà gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế; giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì; tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe… Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp. Điều trị tốt các bệnh kèm theo dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống.
Trên đây là một số thông tin cơ bản cho người bị bệnh thoái hóa cột sống, nó có thể phần nào giúp bạn trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật được nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Bệnh thoái hóa cột sống
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là căn bệnh rất phổ biến, gặp nhiều ở những người trên 35 tuổi nhưng nhiều nhất là người cao tuổi. Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, gáy, thắt lưng với biểu hiện chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhói buốt hoặc đau lan tỏa ra vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới.
Tùy vào vị trí bị thoái hóa khác nhau, thoái hóa cột sống sẽ có các tên gọi khác nhau: Ví dụ, nếu bệnh nhân thường có những cơn đau nhức cổ, vai gáy, đau lan ra bả vai, cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu, nhức hốc mắt…thì đó là bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ hay thoái hóa đốt sống cổ.
Nếu cảm nhận đầu tiên là bệnh nhân là đau ê ẩm vùng ngang thắt lưng hoặc ngoài đau lưng còn kèm đau nhức chân, tê bì dọc mông xuống cẳng chân…Đó chính là thoái hóa cột sống vùng lưng hay thoái hóa cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác; ngoài ra còn do chấn thương như sau ngã, tai nạn và do nghề nghiệp phải sử dụng nhiều cột sống như mang vác, bưng bê, nhấc xách các đồ vật; do thiếu dinh dưỡng hoặc một số bệnh cột sống mắc phải như viêm đốt sống đĩa đệm, đau thần kinh tọa, dị dạng cột sống… Ngoài ra, những người bị béo phì, đái tháo đường, suy giáp, cường cận giáp, gút cũng dễ mắc thoái hóa cột sống sớm. Một số yếu tố khiến quá trình thoái hóa khớp xảy ra nhanh hơn là di truyền (bố mẹ có người bị thoái hóa khớp); dinh dưỡng (ăn uống không chất dinh dưỡng để xây dựng khung xương khớp hoàn chỉnh); lao động nặng nhọc từ bé, mang vác vật nặng, tập các loại thể thao nặng làm tăng tải trọng lên khớp và làm cho khớp bị thoái hóa sớm; ít vận động kéo dài như đứng quá lâu, ngồi quá nhiều hoặc luôn phải làm việc ở một tư thế gò bó cũng là yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống.
Thoái hóa cột sống nên điều trị như sau:
- Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 – 2 lần/ngày.
- Xoa bóp đơn giản, tập vận động nhẹ nhàng (tùy theo mức độ bệnh của bạn mà nên áp dụng phương pháp cụ thể hơn).
- Nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp.
- Dùng gậy, nạng khi đi lại nhằm mục đích làm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp (nếu đau nhiều tự đi lại khó khăn).
- Dùng thuốc giảm đau và chống viêm không steroid (chỉ sử dụng khi thật cần thiết), phải tuân thủ theo y lệnh điều trị của Bác sĩ.
Bạn nên kiêng (tránh) các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng. Đồng thời bạn cũng phái luôn chú ý ăn nhiều cá, ăn nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin B1 như: Các loại sữa, gạo; ăn nhiều trái cây và rau quả; ăn thêm một số gia vị như: tỏi, gừng, nghệ.
Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động mà gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế; giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì; tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe… Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp. Điều trị tốt các bệnh kèm theo dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống.
Trên đây là một số thông tin cơ bản cho người bị bệnh thoái hóa cột sống, nó có thể phần nào giúp bạn trong quá trình chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật được nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.