Theo Báo cáo của Viện nghiên cứu Y-Xã hội về “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” năm 2013, tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi đang ở mức báo động với 16% suy dinh dưỡng, 26,7% thấp còi và 5,6 % béo phì, tăng gấp 9 lần so với năm 2000. Đây là hậu quả từ những bữa ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng của đa số phụ huynh
Thực trạng đáng lo ngại
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với 4,6 triệu trẻ bị rối loạn dinh dưỡng, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề suy dinh dưỡng, béo phì và thiếu hụt vi chất.
Đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn đang ở ngưỡng rất cao với 17,5% trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 29,3% trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Và trong suốt 15 năm (1999 - 2014), tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm trung bình 0,92 %/ năm. Tính đến năm 2010, Việt Nam vẫn còn khoảng 1,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân; 2,1 triệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520.000 trẻ suy dinh dưỡng gầy còm.
Trong khi đó, số trẻ thừa cân, béo phì không ngừng gia tăng qua các năm với tốc độ nhanh chóng mặt. Năm 2000, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì mới là 0,62% thì đến năm 2010 đã tăng lên gấp 9 lần là 5,6%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này là 6,5%, nông thôn là 4,2%. Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ béo phì đã vượt cao hơn mức trung bình toàn cầu (6,9%) với 9,6% năm 2010 và tăng lên gần 12% năm 2014.
Bàn về hậu quả của suy dinh dưỡng, béo phì, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo: Không chỉ có nguy cơ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mạn tính khi trưởng thành, trẻ suy dinh dưỡng và béo phì còn không thể thông minh như trẻ bình thường, đặc biệt, ở trẻ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thì chỉ số thông minh và tư duy logic còn kém hơn.
Mất cân bằng dinh dưỡng khiến trẻ không thể đạt mức tăng trưởng tốt đa
Vì đâu nên nỗi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sở dĩ trẻ bị béo phì hay suy dinh dưỡng đều xuất phát từ vấn đề dinh dưỡng và vận động.
Mặc dù, hiện nay bữa ăn của trẻ ở các vùng miền đã được cải thiện rõ ràng và kiến thức chăm sóc trẻ cũng được các phụ huynh quan tâm tìm hiểu hơn nhưng sự mất cân đối trong khẩu phần ăn và những sai lầm trong chăm sóc trẻ đã khiến tình trạng suy dinh dưỡng chưa được giải quyết thì lại thêm béo phì.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: Những sai lầm về dinh dưỡng cho trẻ có thể xuất phát ngay từ thời kỳ mang thai, trong thời kỳ cho con bú, giai đoạn ăn dặm đến khi trẻ ở tuổi mầm non.
PGS.TS chỉ ra rằng: nhiều bà mẹ chưa nắm rõ kiến thức về 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho sự phát triển của trẻ bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, nhóm giàu vitamin và chất khoáng nên việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còn chưa đúng cách hoặc thiếu đa dạng.
Trong khi đó, trẻ luôn được nhồi ăn theo tiêu chuẩn bố mẹ đặt ra từ nhỏ. Hậu quả là một số trẻ quen dạ, ăn quá nhiều và thích các món tinh bột (ăn nhiều cơm, bánh trái), chất béo (các món rán, thức ăn nhanh) đã khiến cân nặng của trẻ không thể kiểm soát.
Ngược lại, ở 1 số trẻ, việc bị ép trẻ lại gây ra chứng sợ ăn và dần mắc chứng biếng ăn tâm lý. Khiến tình trạng suy dinh dưỡng càng thêm nặng.
Đây là sai lầm thường gặp nhất trong chế độ dinh dưỡng của phụ huynh Việt khiến trẻ hoặc là bị thiếu dinh dưỡng, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm…; Hoặc là bị thừa dinh dưỡng dẫn đến thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, huyết áp, tim mạch, các bệnh mạn tính khác ngay từ lúc còn nhỏ cũng như khi trưởng thành.
- Theo thống kê từ các chương trình tư vấn dinh dưỡng cho trẻ, đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến cân nặng của con thay vì các vấn đề khác.
- 53% ông bố bà mẹ ở Hà Nội có con béo phì không hề biết con béo phì.
- Đa số phụ huynh biết con thừa cân vẫn muốn cân nặng của con cần “dư” thêm 1 chút, phòng lúc ốm, bệnh.
- Đa số phụ huynh mắc 2 lỗi nghiêm trọng khi chăm con là: Ép con ăn một cách thiếu khoa học hoặc cho con ăn thỏa thích, thiếu điều độ.
Vân Anh
Nguồn: dantri.vn
Thực trạng đáng lo ngại
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với 4,6 triệu trẻ bị rối loạn dinh dưỡng, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề suy dinh dưỡng, béo phì và thiếu hụt vi chất.
Đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn đang ở ngưỡng rất cao với 17,5% trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 29,3% trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Và trong suốt 15 năm (1999 - 2014), tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi chỉ giảm trung bình 0,92 %/ năm. Tính đến năm 2010, Việt Nam vẫn còn khoảng 1,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân; 2,1 triệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520.000 trẻ suy dinh dưỡng gầy còm.
Trong khi đó, số trẻ thừa cân, béo phì không ngừng gia tăng qua các năm với tốc độ nhanh chóng mặt. Năm 2000, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì mới là 0,62% thì đến năm 2010 đã tăng lên gấp 9 lần là 5,6%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ này là 6,5%, nông thôn là 4,2%. Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ béo phì đã vượt cao hơn mức trung bình toàn cầu (6,9%) với 9,6% năm 2010 và tăng lên gần 12% năm 2014.
Bàn về hậu quả của suy dinh dưỡng, béo phì, các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo: Không chỉ có nguy cơ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh mạn tính khi trưởng thành, trẻ suy dinh dưỡng và béo phì còn không thể thông minh như trẻ bình thường, đặc biệt, ở trẻ thiếu hụt vi chất dinh dưỡng thì chỉ số thông minh và tư duy logic còn kém hơn.
Mất cân bằng dinh dưỡng khiến trẻ không thể đạt mức tăng trưởng tốt đa
Vì đâu nên nỗi?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sở dĩ trẻ bị béo phì hay suy dinh dưỡng đều xuất phát từ vấn đề dinh dưỡng và vận động.
Mặc dù, hiện nay bữa ăn của trẻ ở các vùng miền đã được cải thiện rõ ràng và kiến thức chăm sóc trẻ cũng được các phụ huynh quan tâm tìm hiểu hơn nhưng sự mất cân đối trong khẩu phần ăn và những sai lầm trong chăm sóc trẻ đã khiến tình trạng suy dinh dưỡng chưa được giải quyết thì lại thêm béo phì.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng: Những sai lầm về dinh dưỡng cho trẻ có thể xuất phát ngay từ thời kỳ mang thai, trong thời kỳ cho con bú, giai đoạn ăn dặm đến khi trẻ ở tuổi mầm non.
PGS.TS chỉ ra rằng: nhiều bà mẹ chưa nắm rõ kiến thức về 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho sự phát triển của trẻ bao gồm chất đạm, tinh bột, chất béo, nhóm giàu vitamin và chất khoáng nên việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còn chưa đúng cách hoặc thiếu đa dạng.
Trong khi đó, trẻ luôn được nhồi ăn theo tiêu chuẩn bố mẹ đặt ra từ nhỏ. Hậu quả là một số trẻ quen dạ, ăn quá nhiều và thích các món tinh bột (ăn nhiều cơm, bánh trái), chất béo (các món rán, thức ăn nhanh) đã khiến cân nặng của trẻ không thể kiểm soát.
Ngược lại, ở 1 số trẻ, việc bị ép trẻ lại gây ra chứng sợ ăn và dần mắc chứng biếng ăn tâm lý. Khiến tình trạng suy dinh dưỡng càng thêm nặng.
Đây là sai lầm thường gặp nhất trong chế độ dinh dưỡng của phụ huynh Việt khiến trẻ hoặc là bị thiếu dinh dưỡng, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm…; Hoặc là bị thừa dinh dưỡng dẫn đến thừa cân, béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, huyết áp, tim mạch, các bệnh mạn tính khác ngay từ lúc còn nhỏ cũng như khi trưởng thành.
- Theo thống kê từ các chương trình tư vấn dinh dưỡng cho trẻ, đa số phụ huynh chỉ quan tâm đến cân nặng của con thay vì các vấn đề khác.
- 53% ông bố bà mẹ ở Hà Nội có con béo phì không hề biết con béo phì.
- Đa số phụ huynh biết con thừa cân vẫn muốn cân nặng của con cần “dư” thêm 1 chút, phòng lúc ốm, bệnh.
- Đa số phụ huynh mắc 2 lỗi nghiêm trọng khi chăm con là: Ép con ăn một cách thiếu khoa học hoặc cho con ăn thỏa thích, thiếu điều độ.
Vân Anh
Nguồn: dantri.vn