Ốm nghén, mệt mỏi, các chứng bệnh thai kỳ hành hạ là căn nguyên khiến bà bầu bị stress, thậm chí nó có thể kéo dài đến sau sinh. Để giảm bớt sự căng thẳng, hãy thiết lập lại cuộc sống theo 12 cách dưới đây:
1. Hãy cân đối lại lịch sinh hoạt của mình: Việc này nên ghi ra trên giấy. Nghe thì có vẻ cứng nhắc, nhưng sự thật là bạn đừng để thời gian quá rảnh rỗi đến mức tự tưởng tượng ra những điều lo lắng không căn cứ, việc đó ảnh hưởng không tốt đến thời kỳ thai nghén này chút nào. Hãy lên lịch cho mỗi ngày, mỗi giờ để kiểm soát thời gian làm việc lẫn nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất.
Cân đối lại thời gian hợp lý để cân bằng cảm xúc. Ảnh: Inmagine
2.Cắt giảm thời gian làm việc ở công sở: Hãy cho mình thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ở nhà. Mang thai nghĩa là bạn cần ngủ nhiều hơn, ăn uống theo một chế độ cân bằng và hợp lý. Tham gia vào một chương trình tập luyện thể dục cho bà bầu, thiết lập kế hoạch và vai trò làm mẹ bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để những cơn mệt mỏi, căng thẳng "thống trị" và xâm lấn cơ thể lẫn trí não của bạn.
3. Tập quen dần với các triệu chứng thai kỳ: Bạn có thể phải chịu đựng những cơn ốm nghén và ói khan “nặng đô” vào buổi sáng. Ngoài ra, hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ gặp thêm một số biến chứng khi mang thai trầm trọng đến mức cần nhập viện, hoặc nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường. Đối với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người phải làm các công việc đòi hỏi cường độ tập trung trí óc căng thẳng, rất dễ bị stress nặng, hãy chuẩn bị tâm thế đối phó với stress, bạn không nên ở thế "đối đầu" với những thay đổi, biến chuyển tâm lý thất thường khi đang mang thai; ngược lại nên chấp nhận nó và gắng giữ cho mình thoải mái, lạc quan về tâm lý nhất, đôi khi tìm niềm vui trong công việc cũng là cách ứng phó với việc stress của thai kỳ đấy.
4. Đừng giấu giếm cảm giác căng thẳng và chịu đựng một mình: Hãy chia sẻ với người thân, đặc biệt là bạn đời. Anh ấy sẽ biết cách giúp đỡ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cũng đừng trốn tránh, hãy gặp bác sĩ tâm lý nếu cảm thấy quá bất ổn, đừng né tránh hoặc tự huyễn hoặc bản thân nếu không thể chịu đựng thêm.
Chia sẻ cảm xúc với bạn đời. Ảnh: Inmagine.
5. Đừng mong đợi người đối diện hiểu tường tận cảm giác của bạn: Hãy giao tiếp cởi mở với những người bạn yêu thương. Tuy nhiên họ sẽ không biết chính xác hoặc cảm nhận đầy đủ những gì bạn đang trải qua, hơn nữa họ cũng không thể đoán trước những gì bạn muốn, nhưng họ có thể lắng nghe và giúp đỡ bạn. Có thể chia sẻ cảm xúc và khó khăn tâm lý trên những diễn đàn có uy tín, nó sẽ rất hữu hiệu nếu bạn mang thai lần đầu và mọi thứ đều mới lạ, đầy bỡ ngỡ.
6. Không ôm đồm việc: Bình thường bạn đã chẳng phải là "siêu nhân", bây giờ với vai trò là một thai phụ, điều đó lại càng không thể. Như thế để giải thích rằng, ở công sở, bạn không thể ôm đồm quá nhiều việc như trước, bạn cần được san sẻ, hãy nói điều ấy với sếp và yêu cầu giao khối lượng việc vừa với sức mình hơn.
7. Hãy tìm hiểu việc mang thai và sinh nở với tâm thế thoải mái: Không nên quá lo sợ . Nếu chưa tự tin, hãy trò chuyện, chia sẻ với bạn bè đang mang thai, tham dự các lớp học tiền sản, họ sẽ cho bạn lời khuyên để giải tỏa những cơn stress sinh học trong thai kỳ. Bằng cách này bạn bắt đầu trải nghiệm và đón nhận những cảm xúc, cảm giác mới lạ một cách không quá bất ngờ.
Tận hưởng và thư giãn. Ảnh: Inmagine.
8. Hãy tự cho phép mình thư giãn: Hãy dành thời gian để làm bất cứ điều gì làm cho bạn cảm thấy thoải mái. Đọc một cuốn sách hay, xem một bộ phim nhẹ nhàng, lãng mạn, massage, đi dạo… Hãy tận hưởng những giây phút thú vị nhất của cuộc sống.
9. Học hỏi kỹ thuật thở, thiền và thư giãn: Phương pháp thư giãn thai kỳ đã được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu, nhằm giúp thai phụ giảm thiểu cơn stress. Đó là cách kiểm soát sâu trạng thái tâm lý và cơ thể để điều hòa nhịp tim, huyết áp, giảm lượng hormone stress, thư giãn cơ bắp, từ đó đưa bạn trở lại trạng thái cân bằng thân và tâm.
10. Nói chuyện với chính mình: Nghe cứ như là bạn "không bình thường" nhỉ? Nhưng không phải vậy, hãy chuẩn bị một cây viết và một cuốn sổ, hoặc một chiếc máy tính để ghi lại tất cả mọi thứ bạn nghĩ, mọi cảm xúc ở hiện tại và tương lai, đó là một liệu pháp tuyệt vời. Những suy nghĩ và cảm xúc được trình bày thành dạng văn bản là một cách hiệu quả để nắm bắt những gì bạn đang trải qua. Đó cũng là cách giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn vào bản thân để kiểm soát tốt hơn mọi thứ.
11. Bình tĩnh trước những tình huống xấu: Bạn luôn biết chắc một điều rằng cuộc sống không chỉ có những điều tốt đẹp. Hãy thực tế và tập dần để giữ được tinh thần vững vàng, bình tĩnh nếu có điều gì không suôn sẻ xảy ra trong thai kỳ. Tất nhiên khi rắc rối xảy ra, bạn luôn có những người thân yêu bên cạnh để hỗ trợ, chia sẻ, tuy nhiên điều quan trọng chính là nhận thức và suy nghĩ của bạn, đó chính là "trợ thủ" đắc lực nhất giúp bạn vượt qua tình huống khó khăn. Lo lắng, hoang mang và tất cả những suy nghĩ tiêu cực đều không giúp cho rắc rối kia biến mất, nó có nguy cơ khiến tình trạng của bạn tệ hơn. Rắc rối và dấu hiệu không tốt nào đó xuất hiện trong thai kỳ là nguy cơ bất cứ thai phụ nào cũng có thể gặp phải, bạn không phải là người duy nhất, nên hãy thật bình tĩnh để tìm cách khắc phục. Khi tinh thần tự tin và lạc quan, mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn với bạn.
12. Sự hỗ trợ tích cực của thuốc men: Cuối cùng, nếu nỗ lực bản thân vẫn chưa chế ngự được thì sẽ có một số loại thuốc giúp bình ổn tâm trạng trầm cảm thường nảy sinh bởi sự thay đổi về sinh hóa của não. Những loại thuốc này, giống như insulin giúp bình ổn bệnh tiểu đường, thuốc an thần có tác dụng làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và hạnh phúc hơn. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc an toàn không gây sẩy thai hoặc có hại cho em bé.
WEb trẻ thơ
1. Hãy cân đối lại lịch sinh hoạt của mình: Việc này nên ghi ra trên giấy. Nghe thì có vẻ cứng nhắc, nhưng sự thật là bạn đừng để thời gian quá rảnh rỗi đến mức tự tưởng tượng ra những điều lo lắng không căn cứ, việc đó ảnh hưởng không tốt đến thời kỳ thai nghén này chút nào. Hãy lên lịch cho mỗi ngày, mỗi giờ để kiểm soát thời gian làm việc lẫn nghỉ ngơi một cách hợp lý nhất.
Cân đối lại thời gian hợp lý để cân bằng cảm xúc. Ảnh: Inmagine
2.Cắt giảm thời gian làm việc ở công sở: Hãy cho mình thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn ở nhà. Mang thai nghĩa là bạn cần ngủ nhiều hơn, ăn uống theo một chế độ cân bằng và hợp lý. Tham gia vào một chương trình tập luyện thể dục cho bà bầu, thiết lập kế hoạch và vai trò làm mẹ bắt đầu ngay từ bây giờ, đừng để những cơn mệt mỏi, căng thẳng "thống trị" và xâm lấn cơ thể lẫn trí não của bạn.
3. Tập quen dần với các triệu chứng thai kỳ: Bạn có thể phải chịu đựng những cơn ốm nghén và ói khan “nặng đô” vào buổi sáng. Ngoài ra, hãy chuẩn bị tinh thần là bạn sẽ gặp thêm một số biến chứng khi mang thai trầm trọng đến mức cần nhập viện, hoặc nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường. Đối với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người phải làm các công việc đòi hỏi cường độ tập trung trí óc căng thẳng, rất dễ bị stress nặng, hãy chuẩn bị tâm thế đối phó với stress, bạn không nên ở thế "đối đầu" với những thay đổi, biến chuyển tâm lý thất thường khi đang mang thai; ngược lại nên chấp nhận nó và gắng giữ cho mình thoải mái, lạc quan về tâm lý nhất, đôi khi tìm niềm vui trong công việc cũng là cách ứng phó với việc stress của thai kỳ đấy.
4. Đừng giấu giếm cảm giác căng thẳng và chịu đựng một mình: Hãy chia sẻ với người thân, đặc biệt là bạn đời. Anh ấy sẽ biết cách giúp đỡ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cũng đừng trốn tránh, hãy gặp bác sĩ tâm lý nếu cảm thấy quá bất ổn, đừng né tránh hoặc tự huyễn hoặc bản thân nếu không thể chịu đựng thêm.
Chia sẻ cảm xúc với bạn đời. Ảnh: Inmagine.
5. Đừng mong đợi người đối diện hiểu tường tận cảm giác của bạn: Hãy giao tiếp cởi mở với những người bạn yêu thương. Tuy nhiên họ sẽ không biết chính xác hoặc cảm nhận đầy đủ những gì bạn đang trải qua, hơn nữa họ cũng không thể đoán trước những gì bạn muốn, nhưng họ có thể lắng nghe và giúp đỡ bạn. Có thể chia sẻ cảm xúc và khó khăn tâm lý trên những diễn đàn có uy tín, nó sẽ rất hữu hiệu nếu bạn mang thai lần đầu và mọi thứ đều mới lạ, đầy bỡ ngỡ.
6. Không ôm đồm việc: Bình thường bạn đã chẳng phải là "siêu nhân", bây giờ với vai trò là một thai phụ, điều đó lại càng không thể. Như thế để giải thích rằng, ở công sở, bạn không thể ôm đồm quá nhiều việc như trước, bạn cần được san sẻ, hãy nói điều ấy với sếp và yêu cầu giao khối lượng việc vừa với sức mình hơn.
7. Hãy tìm hiểu việc mang thai và sinh nở với tâm thế thoải mái: Không nên quá lo sợ . Nếu chưa tự tin, hãy trò chuyện, chia sẻ với bạn bè đang mang thai, tham dự các lớp học tiền sản, họ sẽ cho bạn lời khuyên để giải tỏa những cơn stress sinh học trong thai kỳ. Bằng cách này bạn bắt đầu trải nghiệm và đón nhận những cảm xúc, cảm giác mới lạ một cách không quá bất ngờ.
Tận hưởng và thư giãn. Ảnh: Inmagine.
8. Hãy tự cho phép mình thư giãn: Hãy dành thời gian để làm bất cứ điều gì làm cho bạn cảm thấy thoải mái. Đọc một cuốn sách hay, xem một bộ phim nhẹ nhàng, lãng mạn, massage, đi dạo… Hãy tận hưởng những giây phút thú vị nhất của cuộc sống.
9. Học hỏi kỹ thuật thở, thiền và thư giãn: Phương pháp thư giãn thai kỳ đã được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu, nhằm giúp thai phụ giảm thiểu cơn stress. Đó là cách kiểm soát sâu trạng thái tâm lý và cơ thể để điều hòa nhịp tim, huyết áp, giảm lượng hormone stress, thư giãn cơ bắp, từ đó đưa bạn trở lại trạng thái cân bằng thân và tâm.
10. Nói chuyện với chính mình: Nghe cứ như là bạn "không bình thường" nhỉ? Nhưng không phải vậy, hãy chuẩn bị một cây viết và một cuốn sổ, hoặc một chiếc máy tính để ghi lại tất cả mọi thứ bạn nghĩ, mọi cảm xúc ở hiện tại và tương lai, đó là một liệu pháp tuyệt vời. Những suy nghĩ và cảm xúc được trình bày thành dạng văn bản là một cách hiệu quả để nắm bắt những gì bạn đang trải qua. Đó cũng là cách giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn vào bản thân để kiểm soát tốt hơn mọi thứ.
11. Bình tĩnh trước những tình huống xấu: Bạn luôn biết chắc một điều rằng cuộc sống không chỉ có những điều tốt đẹp. Hãy thực tế và tập dần để giữ được tinh thần vững vàng, bình tĩnh nếu có điều gì không suôn sẻ xảy ra trong thai kỳ. Tất nhiên khi rắc rối xảy ra, bạn luôn có những người thân yêu bên cạnh để hỗ trợ, chia sẻ, tuy nhiên điều quan trọng chính là nhận thức và suy nghĩ của bạn, đó chính là "trợ thủ" đắc lực nhất giúp bạn vượt qua tình huống khó khăn. Lo lắng, hoang mang và tất cả những suy nghĩ tiêu cực đều không giúp cho rắc rối kia biến mất, nó có nguy cơ khiến tình trạng của bạn tệ hơn. Rắc rối và dấu hiệu không tốt nào đó xuất hiện trong thai kỳ là nguy cơ bất cứ thai phụ nào cũng có thể gặp phải, bạn không phải là người duy nhất, nên hãy thật bình tĩnh để tìm cách khắc phục. Khi tinh thần tự tin và lạc quan, mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn với bạn.
12. Sự hỗ trợ tích cực của thuốc men: Cuối cùng, nếu nỗ lực bản thân vẫn chưa chế ngự được thì sẽ có một số loại thuốc giúp bình ổn tâm trạng trầm cảm thường nảy sinh bởi sự thay đổi về sinh hóa của não. Những loại thuốc này, giống như insulin giúp bình ổn bệnh tiểu đường, thuốc an thần có tác dụng làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và hạnh phúc hơn. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc an toàn không gây sẩy thai hoặc có hại cho em bé.
WEb trẻ thơ