Những công trình kiến trúc độc đáo thế giới
Xây dựng một công trình đẹp và ấn tượng không chỉ đòi hỏi thời gian, tiền bạc, công sức, nó còn cần một kiến trúc sư với phong cách táo bạo và một đầu óc tính toán chính xác.
Tòa nhà Nguyên Tử (Atomium)
Nằm ở Brussel, Bỉ, công trình kiến trúc này được xây dựng năm 1958 bởi kiến trúc sư Andre Waterkeyn. Atomium có chiều cao 103m, với các khối hình cầu gắn kết với nhau giống như một tinh thể. Bên trong các khối cầu này đều rỗng, mỗi quả có đường kính 18m, các quả cầu ở xung quanh kết nối với mặt cầu ở
trung tâm bằng các đường ống hình trụ có cầu thang dành cho người đi bộ đi ở trong dài 35m. Từ cửa sổ của quả cầu trên đỉnh, du khách có thể nhìn bao quát toàn cảnh Brussel.
Tòa nhà Mã vạch (Barcode)
Nằm ở thành phố St. Petersburg, Nga, tòa nhà mô phỏng một bộ mã vạch khổng lồ. Mỗi cửa sổ khổng lồ tạo thành một vạch trên nền tường màu đỏ rất bắt mắt.
Tòa nhà Sương mờ (Blur)
Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư Elizabeth Diller và Ricardo Scofidio, công trình kiến trúc độc đáo này nằm bên hồ Neu
chatel thuộc thành phố Yverdon-les-Bains, Thụy Sĩ. Tòa nhà sương mờ được tạo nên từ hai vật liệu chính là các ống dẫn kim loại và các tấm kính lợp ghép lại với nhau tạo thành một nhà triển lãm có chiều dài 100m, rộng 60m và cao 20m nằm trong tầm phun của 31.400 vòi nước lấy nước trực tiếp từ hồ Neu
chatel lên.
Qua những vòi phun siêu nhỏ, nước biến thành những hạt li ti trông như một đám mây bao quanh nhà triển lãm. Những vòi phun sương này có thể cảm ứng tự động trước các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió và độ ẩm để hiệu ứng đám mây luôn luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất.
Tòa nhà hình trứng (CyberTecture Egg)
Nằm ở Mumbai, Ấn Độ, tòa nhà hình trứng rộng 32.000 mét vuông là sự kết hợp giữa kiến trúc thị giác và cách sản xuất – sử dụng – tái tạo năng lượng thông minh, thân thiện với môi trường. Tòa nhà được vận hành bằng các hệ thống tự động, áp dụng những phương pháp kỹ thuật mới để giảm lượng điện năng tiêu thụ.
Tòa nhà hình trứng được coi là viên ngọc của thành phố Mumbai. Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nó còn mang tinh thần nhân đạo khi trong mỗi phòng vệ sinh đều có những thiết bị kiểm tra
sức khỏe, cho phép đo cân nặng và huyết áp của các nhân viên trong tòa nhà. Bác sĩ sẽ được hệ thống này tự động chuyển các thông tin dữ liệu của những nhân viên có các chỉ số
[url="http://phunuvn.net/categories/suc-khoe-doi-song.21/"]sức khỏe[/URL] bất thường.
Thuyền chở mặt trời
Nằm ở quận Gifu, Nhật Bản, tòa nhà mang cái tên kiêu hãnh “thuyền trở mặt trời” được xây bởi công ty Sanyo. Đây là một trong những tòa nhà chạy bằng năng lượng mặt trời đẹp nhất thế giới. “Thuyền chở mặt trời” được xây dựng với mục đích khuyến khích cộng đồng sử dụng năng lượng sạch. Trong “chiếc thuyền” này có một bảo tàng với chủ đề năng lượng mặt trời. Mái nhà phác họa hình con thuyền được lợp từ 5.046 tấm pin, sản xuất ra 630 kW điện năng mỗi ngày, tương đương 530.000 kWh năng lượng sạch mỗi năm.
Tòa nhà hình chiếc giỏ (Basket)
Nằm ở Ohio, Mĩ, tòa nhà này là trụ sở chính của công ty Longaberger Basket, chuyên sản xuất các loại làn, giỏ. “Chiếc giỏ” có bảy tầng nhà, trên nóc còn có một cửa mở tự động y như miếng nắp giỏ mà ta có thể lật lên, người đứng trong nhà có thể quan sát hai chiếc quai giỏ qua một lớp kính lợp trên nóc.
Tòa nhà Piano
Nằm ở Tỉnh An Huy,
Trung Quốc, tòa nhà nghệ thuật này gồm một “tòa nhà violin” trong suốt, bên trong lắp thang máy để du khách có thể đi lên các tầng của “tòa nhà piano” phía sau. Công trình này được xây dựng bởi chính quyền tỉnh nhằm thu hút du khách đến với vùng đất mới này.
Nhà hát Sầu riêng (Esplanade)
Nằm bên bến cảng của Vịnh Marina, nhà hát được xây trên một mảnh đất rộng 6 hécta bên con sông Singapore. Nhà hát có sức chứa từ 1.600 - 2.000 người tùy thuộc vào diện tích sân khấu có thể thay đổi.
Tòa nhà Lập phương (Cubic)
Kiến trúc sư Piet Blom đã nảy ra ý tưởng về những ngôi nhà hình lập phương từ năm 1970 và đã xây một số căn nhà như thế ở thành phố Helmond. Khi chính quyền thành phố Rotterdam thuê ông thiết kế những ngôi nhà phía trên cây cầu dành cho người đi bộ, ông đã nghĩ ngay tới nhà hình lập phương.
Vườn Địa đàng (Eden)
Tòa nhà Thiên đàng là một điểm hấp dẫn khách
du lịch khi tới Anh bởi đây là nhà kính lớn nhất thế giới. Bên trong Vườn Địa đàng, các nhà khoa học trồng đủ các loại thực vật thu thập được từ khắp mọi nơi trên hành tinh này.
Rừng Xoắn ốc
Tòa nhà Walkspirale là một khu
trung cư phức hợp ở Darmstadt, Đức, được xây vào những năm 90 của thế kỷ trước. Tên tiếng Anh của tòa nhà dịch ra có nghĩa là khu rừng uốn lượn hình xoắn ốc, nó gợi lên nét đặc trưng của công trình này với những mái nhà uốn lượn từ thấp tới cao và đều trồng cây xanh trên nóc. Tòa nhà được xây dựng rất kỳ công trong 10 năm với sự tham gia của họa sĩ thiết kế ý tưởng người Áo Friedensreich Hundertwasser, thiết kế kiến trúc người Đức Heinz M. Springmann, và hoàn tất bởi công ty xây dựng Bauverein Darmstadt vào năm 2000.
Tòa nhà Robot
Nằm ở quận
trung tâm thương mại Sathorn của thủ đô Bangkok, Thái Lan, đây là trụ sở của Ngân hàng Á Châu, được thiết kế bởi kiến trúc sư Sumet Jumsai với ý tưởng về những máy tính
điện tử, công cụ không thể thiếu trong ngành tài chính ngân hàng. Tòa nhà Robot là một công trình đi ngược lại phong cách tân cổ điển thường thấy ở những công trình kiến trúc lớn. Càng lên cao, càng tầng càng chạy thụt vào, kết hợp với cột ăng-ten, và hai ô vòm khiến ngôi nhà trông y hệt một chú robot. Đương nhiên thiết kế này có những tác dụng thực tế trong quá trình sử dụng. Được hoàn thành năm 1986, đây là một trong những tòa cuối cùng được thiết kế theo phong cách hiện đại ở Bangkok.
Tòa tháp Uốn lượn (Rotating)
Nằm ở thành phố Dubai, thuộc các tiểu vương quốc Ả rập, các tầng nhà của tòa tháp ấn tượng này chạy tự động xung quanh một trục chính tâm khiến hình dáng bên ngoài của tòa tháp không ngừng biến đổi. Mỗi tầng có một tốc độ xoay và hướng chuyển động riêng khiến cả tòa nhà có sức chống chịu cao với động đất.
Cầu Banpo
Cầu Banpo nằm ở thành phố
seoul, Hàn Quốc, đây là cây cầu có hệ thống đài phun nước dài nhất thế giới. Nó cũng từng xuất hiện trong sách Kỷ lục Guinness Thế Giới với gần 10.000 đèn LED chạy dọc hai bên thân cầu dài 1.140 m tạo ra những màn trình diễn ánh sáng tuyệt đẹp trên nền nước tung bọt trắng xóa. Để tạo ra đài phun nước này, người ta phải chạy liên tục 38 máy bơm công suất lớn với 190 tấn nước hút lên trong một phút và bắn xa 43 mét tính từ thân cầu.
Biệt thự Palais Bulles
Nằm ở thành phố Cannes của nước Pháp, vào đầu những năm 80, nhà thiết kế
thời trang Pierre Cardin muốn tìm mua một ngôi nhà làm nơi nghỉ hè cho mình ở thành phố Cannes. Trong quá trình tìm kiếm, ông đã thích mê công trình của nhà thiết kết Antti Lovag. Nhưng người chủ của ngôi nhà Bong Bóng này đã chết trước khi nó được hoàn thành và công trình đành dang dở, Cardin liền mua lại và mời kiến trúc sư Antti tiếp tục hoàn thiện nốt ngôi nhà cho ông với ý tưởng tất cả các đường nét nội, ngoại thất của nó đều phải là những đường cong.
Lò lửa mặt trời (Solar Furnace)
Nằm ở quận Odeillo thuộc tỉnh Pyrenees-Orientales của Pháp, tòa nhà được thiết kế như một tấm gương cầu lõm, tập
trung ánh sáng vào một điểm cầu lõm duy nhất. Đây là gương cầu lớn nhất thế giới, nó được hoàn thành vào năm 1970.
Công viên Parc Guell
Nằm ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, đây là khu vui chơi phức hợp xây trên ngọn đồi Carmel thuộc quận Gracia, công viên Parc Guell là một tác phẩm nghệ thuật được thiết kế tài tình khiến du khách ngỡ như mình đang lạc vào một xứ sở thần tiên với những màu sắc tươi sáng và mùi hương quyễn rũ của các loài hoa được trồng tại công viên.
Bảo tàng Montreal
Đây là một viện bảo tàng dành riêng để nói về các vấn đề môi trường tại thành phố Montreal, bang Quebec, Canada.
Viện bảo tàng “Có tin nổi không” (Ripley’s Believe it or Not)
Cũng nằm ở Canada, viện bảo tàng này có kiến trúc kỳ lạ y như cái tên của nó: “Trời ơi, có tin nổi không?!”. Tòa nhà khiến người ta tưởng nó bị “vật ngã” bởi một con tinh tinh, ngoài ra còn có một người khác (một bức tượng khác) đang treo mình trên sợi dây thả xuống từ cần cẩu để leo lên mái nhà.
Đền thờ bông sen (Lotus Temple)
Nằm ở Delhi, Ấn Độ, ngôi đền có hình dáng một bông sen. Nó được hoàn thiện năm 1986 và phục vụ cho các nghi lễ thờ Mẫu của người Ấn Độ.
Hồ Bích Ngọc
Theo dân trí