Mè đen (hay còn gọi là vừng đen) là một loại thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Nó không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc bổ dưỡng mà ai cũng có thể sử dụng, đặc biệt là người cao tuổi.
Theo đông y, mè đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.
Mè đen còn giúp bổ gan thận, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là cho người già, sản phụ thiếu sữa.
Ngoài ra, dầu mè cũng có nhiều công dụng như giảm kích thích niêm mạc, chống viêm. Giảm lượng cholesterol trong máu, giúp nhuận tràng, chữa trị táo bón, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng thích hợp cho cả người già yếu suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng.
Một số món ăn có công dụng chữa bệnh từ mè đen
Theo đông y, mè đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.
Mè đen còn giúp bổ gan thận, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là cho người già, sản phụ thiếu sữa.
Ngoài ra, dầu mè cũng có nhiều công dụng như giảm kích thích niêm mạc, chống viêm. Giảm lượng cholesterol trong máu, giúp nhuận tràng, chữa trị táo bón, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng thích hợp cho cả người già yếu suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng.
Một số món ăn có công dụng chữa bệnh từ mè đen
- Chữa táo bón: mỗi buổi sáng, uống 1 chén (nhỏ) dầu mè hoặc ăn một nắm hạt mè, hoặc có thể nấu cháo mè cho dễ ăn.
- Chữa viêm đại tràng mãn tính: rang thơm 40g mè đen và 1 chén mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần liên tục trong một tháng.
- Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: sao qua mè đen rồi giã nhỏ, cho thêm ít muối, ăn hàng ngày cho lợi sữa. Dùng chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp.
- Chữa rết cắn: nhai nhuyễn hạt mè rồi đắp vào chỗ rết cắn, để vài phút là hết sưng đau
- Chữa chứng nôn mửa: giã nát 1 chén mè đen, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối.
- Bỏng nước sôi nhẹ: lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng.
- Chữa nhũ ung: phụ nữ sau sinh tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức. Dùng hạt mè tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi.
- Chữa kiết lỵ mới phát: ăn sống mè đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày).
- Chữa tóc bạc sớm: mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối.
- Dùng mè đen trị chứng rụng tóc: sao chín 1 chén mè đen rồi tán nhuyễn, cho thêm đường vào nấu uống, tóc sẽ hết rụng và đen mượt.
- Trị chứng đầy bụng: lấy một bát hạt mè đen, nấu như nấu cháo, khi gần được cho vào ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra bát để nguội ăn sẽ khỏi.
- Chữa mụn nhọt lở loét: lấy 1 muỗng canh mè đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi.
- Trị thương hàn: nếu bị chứng thương hàn, da vàng thì lấy hạt mè đen còn tươi giã nát, ép lấy 1 tách dầu cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều tất cả rồi uống 1 lần/ngày, uống khoảng 3 – 4 lần là khỏi.
- Mè đen trị kiết lỵ kinh niên: lấy một vốc hạt vừng giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong, ngày uống 2, liên tục trong vài ngày là khỏi.
- Trị lang ben trắng: lấy 1 chén nhỏ dầu vừng hòa với rượu uống mỗi ngày 3 lần, uống liên tục đến khi khỏi. Trong khi uống thuốc kiêng đồ lạnh, sống, thịt gà, thịt lợn, tỏi.
- Trị tai ù: nếu tự nhiên tai bị hơi ù đi rồi điếc thì lấy dầu mè nhỏ vào tai vài giọt, ngày nhỏ 2 – 3 lần khoảng 1 tuần có hiệu nghiệm