➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
Đời sống ngày càng được nâng cao, kinh tế ổn định tạo điều kiện làm cho bữa ăn hàng ngày của chúng ta phong phú hơn. Con người hiện đại có thói quen ăn nhiều thịt, nhiều chất béo, chất đường hơn là rau quả.
Ngoài ra, công việc bận rộn, nhịp sống căng thẳng, gấp gáp khiến cho người ta lười vận động, gây sức ì lớn. Thêm nữa thuốc lá, rượu, thói quen sinh hoạt thiếu điều độ… có rất nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ hệ tim mạch của chúng ta.
Ngày nay, những kẻ thù của hệ tim mạch đã xác định rõ: hút thuốc lá, nhiễm mỡ máu, thừa cân, béo phì, cao huyết áp. Để có một trái tim khoẻ mạnh, hạn chế bệnh tật, hãy hành động ngay hôm nay.
1. Thay đổi thói quen hàng ngày
2. Kiểm soát kilo thừa
Những kilô thừa gây mệt mỏi cho trái tim. Những người bị thừa cân, béo phì thường mắc nhiều bệnh về tim mạch như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.
Lớp mỡ càng tích tụ nhiều ở phần thân trên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn. Nam giới có vòng bụng 102cm và nữ giới 88cm được xếp vào nhóm nguy cơ cao.
Giải pháp hữu hiệu: Chia nhỏ các bữa ăn; thay vì ăn 3 bữa/ngày, bạn có thể chia nó làm 4 – 5 bữa để tạo điều kiện cho cơ thể dễ hấp thụ và đốt cháy calo. Không nên bỏ bữa ăn sáng, ăn qua loa bữa trưa để ăn dồn vào bữa tối. Bạn nên nhớ, bữa tối là “kẻ thù” chứ không phải là “bạn”
- Hạn chế ăn vặt: Khoai tây chiên và kẹo bánh không phải là đồng minh tốt cho sức khoẻ.
- Tăng cường ăn rau quả, giảm chất béo. Hãy giảm 10% trọng lượng và duy trì ở mức này lâu dài, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hạn chế tiêu thụ bơ và kem tươi: Những người bị mỡ máu nên dùng margarin chiết xuất từ thực vật thay bơ. Người ta chứng minh được rằng ăn margarin đều đặn sẽ giảm đựơc 10% tỉ lệ cholesteron trong máu.
- Nên dùng dầu đậu tương để chế biến món ăn: Cũng giống như dầu oliu, dầu đậu tương rất giàu lượng axit béo không bão hoà đơn. Ngoài ra nó còn cung cấp lượng axit béo bão hoà đa gồm oméga 3 và oméga 6, có tác dụng bảo vệ tim rất tốt.
- Kiểm soát tỉ lệ mỡ máu: Tỉ lệ cholesteron lý tưởng nhất là 1,5 – 2g/lít. Nếu duy trì được chỉ số này, bạn sẽ rất ít nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim. Bạn cần duy trì đều đặn một chế độ ăn uống hợp lý, ít béo, mới đạt được chỉ số đó.
Vượt qua chỉ số lý tưởng, mỡ bắt đầu bám vào thành mạch gây xơ vữa động mạch, ảnh hưởng tới lưu thông máu. Vào độ tuổi 30, tiếp đó là 40 đối với nam và 50 đối với nữ, bạn cần kiểm tra tỉ lệ mỡ máu.Sau đó, cứ 5 năm/lần nên kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện tỉ lệ mỡ máu cao, bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn để điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.
3. Ưu tiên các thực phẩm có lợi cho tim mạch
Rau quả ăn tuỳ thích: Đây là nguồn chất chống ôxy hoá tự nhiên giúp bạn đẩy lùi quá trình lão hoá sớm đồng thời cũng là những thực phẩm bạn cần ghi nhớ nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh. Rau quả rất giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất. Để giữ được chất dinh dưỡng, đối với rau nên hấp là tốt nhất.
4. Kiểm tra sức khỏe
Có rất nhiều cách để kiểm tra sức khỏe tim, từ đơn giản chỉ là biết được nhịp tim lúc nghỉ cho đến các kiểm tra được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Hãy kiểm tra sức khỏe tim 1 lần/năm hoặc càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ có vấn đề tiềm ẩn.
5. Sống vui vẻ
Căng thẳng vì công việc, mệt mỏi lo làm quá sức… khiến cho huyết áp của chúng ta thay đổi bất thường. Bản thân stress không phải là nguồn gốc gây nên những rối loạn về tim mạch nhưng sự giải phóng adrenalin từ stress có thể gây nhồi máu cơ tim ở những người có tiền sử bệnh tim. Bạn hãy học cách kiểm soát và hạn chế căng thẳng hàng ngày không để chúng tích tụ gây nên thành bệnh. Tham gia lớp tập yoga, thiền, viết nhật kí, điều trị bác sĩ chuyên khoa, thay đổi công việc – làm bất cứ điều gì để đối phó với stress và khiến chúng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim bạn.
Nguồn: Sưu tầm
Ngoài ra, công việc bận rộn, nhịp sống căng thẳng, gấp gáp khiến cho người ta lười vận động, gây sức ì lớn. Thêm nữa thuốc lá, rượu, thói quen sinh hoạt thiếu điều độ… có rất nhiều mối đe doạ đến sức khoẻ hệ tim mạch của chúng ta.
Ngày nay, những kẻ thù của hệ tim mạch đã xác định rõ: hút thuốc lá, nhiễm mỡ máu, thừa cân, béo phì, cao huyết áp. Để có một trái tim khoẻ mạnh, hạn chế bệnh tật, hãy hành động ngay hôm nay.
1. Thay đổi thói quen hàng ngày
- Ngừng hút thuốc: Nếu bạn bị nhồi máu cơ tim trước 45 tuổi thì 2/3 ca là do nguyên nhân hút thuốc lá. Cai thuốc không chỉ có lợi cho tim mạch, phổi mà còn giúp bạn ngăn ngừa chứng lão hóa sớm.
- Hạn chế ăn mặn: Nếu bạn là người thường xuyên ăn mặn, hãy cẩn thận với bệnh cao huyết áp. Không cần thiết phải ăn thêm muối vì thức ăn hàng ngày của chúng ta là đã quá đủ.
- Tập thể thao: Để sinh lực luôn dồi dào, trái tim của chúng ta cần đựơc hoạt động đều đặn. Nếu không được rèn luyện thường xuyên, dần dần chức năng của chúng sẽ bị suy giảm, khả năng co bóp kém. Vì vậy, bạn nên tập thể thao đều đặn, thường xuyên, ít nhất 3 lần/tuần.
2. Kiểm soát kilo thừa
Những kilô thừa gây mệt mỏi cho trái tim. Những người bị thừa cân, béo phì thường mắc nhiều bệnh về tim mạch như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường.
Lớp mỡ càng tích tụ nhiều ở phần thân trên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng lớn. Nam giới có vòng bụng 102cm và nữ giới 88cm được xếp vào nhóm nguy cơ cao.
Giải pháp hữu hiệu: Chia nhỏ các bữa ăn; thay vì ăn 3 bữa/ngày, bạn có thể chia nó làm 4 – 5 bữa để tạo điều kiện cho cơ thể dễ hấp thụ và đốt cháy calo. Không nên bỏ bữa ăn sáng, ăn qua loa bữa trưa để ăn dồn vào bữa tối. Bạn nên nhớ, bữa tối là “kẻ thù” chứ không phải là “bạn”
- Hạn chế ăn vặt: Khoai tây chiên và kẹo bánh không phải là đồng minh tốt cho sức khoẻ.
- Tăng cường ăn rau quả, giảm chất béo. Hãy giảm 10% trọng lượng và duy trì ở mức này lâu dài, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Hạn chế tiêu thụ bơ và kem tươi: Những người bị mỡ máu nên dùng margarin chiết xuất từ thực vật thay bơ. Người ta chứng minh được rằng ăn margarin đều đặn sẽ giảm đựơc 10% tỉ lệ cholesteron trong máu.
- Nên dùng dầu đậu tương để chế biến món ăn: Cũng giống như dầu oliu, dầu đậu tương rất giàu lượng axit béo không bão hoà đơn. Ngoài ra nó còn cung cấp lượng axit béo bão hoà đa gồm oméga 3 và oméga 6, có tác dụng bảo vệ tim rất tốt.
- Kiểm soát tỉ lệ mỡ máu: Tỉ lệ cholesteron lý tưởng nhất là 1,5 – 2g/lít. Nếu duy trì được chỉ số này, bạn sẽ rất ít nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim. Bạn cần duy trì đều đặn một chế độ ăn uống hợp lý, ít béo, mới đạt được chỉ số đó.
Vượt qua chỉ số lý tưởng, mỡ bắt đầu bám vào thành mạch gây xơ vữa động mạch, ảnh hưởng tới lưu thông máu. Vào độ tuổi 30, tiếp đó là 40 đối với nam và 50 đối với nữ, bạn cần kiểm tra tỉ lệ mỡ máu.Sau đó, cứ 5 năm/lần nên kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện tỉ lệ mỡ máu cao, bạn cần kiểm tra thường xuyên hơn để điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.
3. Ưu tiên các thực phẩm có lợi cho tim mạch
Rau quả ăn tuỳ thích: Đây là nguồn chất chống ôxy hoá tự nhiên giúp bạn đẩy lùi quá trình lão hoá sớm đồng thời cũng là những thực phẩm bạn cần ghi nhớ nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh. Rau quả rất giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất. Để giữ được chất dinh dưỡng, đối với rau nên hấp là tốt nhất.
4. Kiểm tra sức khỏe
Có rất nhiều cách để kiểm tra sức khỏe tim, từ đơn giản chỉ là biết được nhịp tim lúc nghỉ cho đến các kiểm tra được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Hãy kiểm tra sức khỏe tim 1 lần/năm hoặc càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ có vấn đề tiềm ẩn.
5. Sống vui vẻ
Căng thẳng vì công việc, mệt mỏi lo làm quá sức… khiến cho huyết áp của chúng ta thay đổi bất thường. Bản thân stress không phải là nguồn gốc gây nên những rối loạn về tim mạch nhưng sự giải phóng adrenalin từ stress có thể gây nhồi máu cơ tim ở những người có tiền sử bệnh tim. Bạn hãy học cách kiểm soát và hạn chế căng thẳng hàng ngày không để chúng tích tụ gây nên thành bệnh. Tham gia lớp tập yoga, thiền, viết nhật kí, điều trị bác sĩ chuyên khoa, thay đổi công việc – làm bất cứ điều gì để đối phó với stress và khiến chúng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim bạn.
Nguồn: Sưu tầm