Thị lực hoặc các vấn đề về mắt hiếm khi là nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu lặp đi lặp lại ở trẻ, ngay cả khi những cơn đau đầu thường xảy ra trong lúc trẻ đang làm bài tập ở nhà hoặc các công việc có liên quan đến mắt.
Ảnh minh họa:Internet
Kết luận trên được rút ra từ một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện này bác bỏ hoàn toàn quan điểm của các phụ huynh trước đó cho rằng: khi trẻ thường xuyên bị đau đầu có nghĩa là chúng cần phải mang kính.
Trong nghiên cứu, các chuyên gia thuộc Trung tâm Y tế Albany ở Albany, New York (Mỹ) đã tiến hành xem xét hồ sơ y tế của 158 trẻ dưới 18 tuổi, đã trải qua khám mắt đầy đủ tại phòng khám nhãn khoa của trung tâm từ giữa năm 2002 và 2011 vì liên quan đến chứng đau đầu thường xuyên.
Kết quả cho thấy, không có mối liên quan đáng kể giữa chứng đau đầu thường xuyên ở trẻ với việc cần thiết phải mang kính.
Qua thông báo của phụ huynh, việc mang mắt kính mới đã không giúp giảm chứng đau đầu trong số những trẻ tham gia nghiên cứu. Chứng đau đầu cuối cùng đã tự giảm trong khoảng 3/4 số trẻ này, dù chúng có mang kính hay không.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận, 30% trẻ trong cuộc nghiên cứu bị các vấn đề về mắt liên quan đến một điều gì đó khác hơn là cần hiệu chỉnh thị giác, bao gồm cả tình trạng giảm thị lực và mắt bị lác. 17% số trẻ tham gia nghiên cứu có tiền sử gia đình bị chứng đau nửa đầu.
Tiến sĩ Zachary Roth, trưởng nhóm nghiên cứu, kết luận: "Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ giúp trấn an các bậc phụ huynh rằng, trong nhiều trường hợp, việc con cái họ bị đau đầu không liên quan đến các vấn đề về thị lực hoặc mắt. Đồng thời, những thông tin này cũng sẽ rất có ích cho các bác sĩ gia đình hoặc các bác sĩ nhi khoa trong việc chăm sóc cho [url="http://phunuvn.net/forums/suc-khoe-tre-em.80/"]trẻ em[/URL] và trấn an các bậc cha mẹ khi trẻ mắc phải chứng đau đầu phổ biến này".
Nghiên cứu vừa được trình bày tại cuộc họp thường niên của Học viện Nhãn khoa Mỹ, diễn ra ở Chicago (Mỹ), ngày 12/11/2012.
Nguyễn Niệm
Nguồn phunuonline
Ảnh minh họa:Internet
Kết luận trên được rút ra từ một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện này bác bỏ hoàn toàn quan điểm của các phụ huynh trước đó cho rằng: khi trẻ thường xuyên bị đau đầu có nghĩa là chúng cần phải mang kính.
Trong nghiên cứu, các chuyên gia thuộc Trung tâm Y tế Albany ở Albany, New York (Mỹ) đã tiến hành xem xét hồ sơ y tế của 158 trẻ dưới 18 tuổi, đã trải qua khám mắt đầy đủ tại phòng khám nhãn khoa của trung tâm từ giữa năm 2002 và 2011 vì liên quan đến chứng đau đầu thường xuyên.
Kết quả cho thấy, không có mối liên quan đáng kể giữa chứng đau đầu thường xuyên ở trẻ với việc cần thiết phải mang kính.
Qua thông báo của phụ huynh, việc mang mắt kính mới đã không giúp giảm chứng đau đầu trong số những trẻ tham gia nghiên cứu. Chứng đau đầu cuối cùng đã tự giảm trong khoảng 3/4 số trẻ này, dù chúng có mang kính hay không.
Các nhà nghiên cứu ghi nhận, 30% trẻ trong cuộc nghiên cứu bị các vấn đề về mắt liên quan đến một điều gì đó khác hơn là cần hiệu chỉnh thị giác, bao gồm cả tình trạng giảm thị lực và mắt bị lác. 17% số trẻ tham gia nghiên cứu có tiền sử gia đình bị chứng đau nửa đầu.
Tiến sĩ Zachary Roth, trưởng nhóm nghiên cứu, kết luận: "Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ giúp trấn an các bậc phụ huynh rằng, trong nhiều trường hợp, việc con cái họ bị đau đầu không liên quan đến các vấn đề về thị lực hoặc mắt. Đồng thời, những thông tin này cũng sẽ rất có ích cho các bác sĩ gia đình hoặc các bác sĩ nhi khoa trong việc chăm sóc cho [url="http://phunuvn.net/forums/suc-khoe-tre-em.80/"]trẻ em[/URL] và trấn an các bậc cha mẹ khi trẻ mắc phải chứng đau đầu phổ biến này".
Nghiên cứu vừa được trình bày tại cuộc họp thường niên của Học viện Nhãn khoa Mỹ, diễn ra ở Chicago (Mỹ), ngày 12/11/2012.
Nguyễn Niệm
Nguồn phunuonline