➤➤ LINK VIP TẠI ĐÂY?
➤➤ NẠP
mecuameocon
New member
Khả năng ngôn ngữ ở mỗi bé phát triển khác nhau. Rất bình thuờng nếu bé nhà bạn chậm nói hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, mẹ nên đặc biệt chú ý nếu bé không có phản ứng với âm thanh hoặc không thể nói những âm thanh đơn giản.
Dành thời gian nói chuyện với con ngay cả khi bé còn nhỏ
1/ Khả năng ngôn ngữ theo từng độ tuổi
Trước 12 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian bé bắt đầu bập bẹ, dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển ngôn ngữ. Khoảng 9 tháng tuổi, bé bắt đầu lặp đi lặp lại các chuỗi âm thanh để tạo ra từ mẹ, cha… mặc dù bé vẫn chưa hiểu nghĩa của từ này.
Ở độ tuổi này, các bé thuờng bị hấp dẫn bởi âm thanh xung quanh mình. Vì vậy, nếu thấy bé không phản ứng với tiếng động, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Rất có khả năng bé bị điếc.
12 tháng tuổi: Bé rất nhạy cảm trong giao tiếp với mọi người. Bé có thể trả lời một vài câu nói đơn giản của bạn. Mẹ cũng đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bé cũng nói thêm vài câu từ “đóng mác” của riêng mình. Và tất nhiên, cũng chỉ mình bé hiểu.
14-15 tháng: Bé có thể lặp lại những câu nói của ông bà cha mẹ. Vốn từ vựng của bé cũng tăng lên đều đặn mỗi tuần. Tới 18 tháng tuổi, nhiều bé thậm chí có thể hát một bài hát ngắn.
2-3 tuổi: Đây là giai đoạn khả năng ngôn ngữ của bé phát triển nhanh nhất. Vốn từ vựng của bé cũng tăng nhanh vì bé có thể kết hợp 3 từ trong 1 câu.
2/ Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
- 12-24 tháng: Bé không hề ê a tập nói hay có bất kỳ phản ứng nào khi bạn gọi tên. Bé cũng không sử dụng cử chỉ, dù là vẫy tay.
- 18 tháng tuổi: Vốn từ vựng của bé ít hơn 6 từ. Bé thích sử dụng cử chỉ để giao tiếp hơn là nói chuyện. Thỉng thoảng, bé cũng gặp khó khăn trong việc lặp lại từ.
- 2 tuổi: Bé chỉ bắt chước lời nói và hành động mà không thể tự tạo ra câu hoặc cụm từ cùng lúc.
- Bé chỉ có thể lặp lại một vài từ và không thể giao tiếp một cách bình thường.
- Không thể nghe những chỉ dẫn đơn giản.
- Có giọng nói bất thuờng.
3/ Làm gì khi con chậm nói?
Nghe và nói là hai kỹ năng đi kèm với nhau. Thông thường, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, bé cũng sẽ bị rối loạn khả năng ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.
Nếu nhóc của bạn có các dấu hiệu trên, mẹ nên:
- Dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với con, cho dù bé đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Bạn có thể hát, nói chuyện hoặc khuyến khích bé bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ của bạn.
- Đọc sách cho bé nghe. Nên chọn những cuốn nhiều màu sắc vì chúng sẽ thu hút bé hơn. Khi bé cưng lớn hơn một chút, bạn có thể khuyến khích bé chỉ vào những hình ảnh và gọi tên chúng.
- Sử dụng những tình huống hằng ngày để khuyến khích con nói chuyện. Để con gọi tên những món ăn, sự vật hoặc đồ dùng trong nhà. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi đơn giản và khuyến khích bé trả lời.
- Mua những cuốn sách dành riêng cho bé tập nói. Những sách này thường có nhiều hình ảnh của các loại động vật, xe cộ, đồ dùng…
Dù bé bao nhiêu tuổi, việc phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ chậm nói là hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đên bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
Nguồn: glenndomanvietnam.com
Dành thời gian nói chuyện với con ngay cả khi bé còn nhỏ
1/ Khả năng ngôn ngữ theo từng độ tuổi
Trước 12 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian bé bắt đầu bập bẹ, dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển ngôn ngữ. Khoảng 9 tháng tuổi, bé bắt đầu lặp đi lặp lại các chuỗi âm thanh để tạo ra từ mẹ, cha… mặc dù bé vẫn chưa hiểu nghĩa của từ này.
Ở độ tuổi này, các bé thuờng bị hấp dẫn bởi âm thanh xung quanh mình. Vì vậy, nếu thấy bé không phản ứng với tiếng động, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Rất có khả năng bé bị điếc.
12 tháng tuổi: Bé rất nhạy cảm trong giao tiếp với mọi người. Bé có thể trả lời một vài câu nói đơn giản của bạn. Mẹ cũng đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng bé cũng nói thêm vài câu từ “đóng mác” của riêng mình. Và tất nhiên, cũng chỉ mình bé hiểu.
14-15 tháng: Bé có thể lặp lại những câu nói của ông bà cha mẹ. Vốn từ vựng của bé cũng tăng lên đều đặn mỗi tuần. Tới 18 tháng tuổi, nhiều bé thậm chí có thể hát một bài hát ngắn.
2-3 tuổi: Đây là giai đoạn khả năng ngôn ngữ của bé phát triển nhanh nhất. Vốn từ vựng của bé cũng tăng nhanh vì bé có thể kết hợp 3 từ trong 1 câu.
2/ Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
- 12-24 tháng: Bé không hề ê a tập nói hay có bất kỳ phản ứng nào khi bạn gọi tên. Bé cũng không sử dụng cử chỉ, dù là vẫy tay.
- 18 tháng tuổi: Vốn từ vựng của bé ít hơn 6 từ. Bé thích sử dụng cử chỉ để giao tiếp hơn là nói chuyện. Thỉng thoảng, bé cũng gặp khó khăn trong việc lặp lại từ.
- 2 tuổi: Bé chỉ bắt chước lời nói và hành động mà không thể tự tạo ra câu hoặc cụm từ cùng lúc.
- Bé chỉ có thể lặp lại một vài từ và không thể giao tiếp một cách bình thường.
- Không thể nghe những chỉ dẫn đơn giản.
- Có giọng nói bất thuờng.
3/ Làm gì khi con chậm nói?
Nghe và nói là hai kỹ năng đi kèm với nhau. Thông thường, nếu gặp vấn đề về khả năng nghe, bé cũng sẽ bị rối loạn khả năng ngôn ngữ. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.
Nếu nhóc của bạn có các dấu hiệu trên, mẹ nên:
- Dành thời gian nói chuyện nhiều hơn với con, cho dù bé đang trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Bạn có thể hát, nói chuyện hoặc khuyến khích bé bắt chước âm thanh hoặc cử chỉ của bạn.
- Đọc sách cho bé nghe. Nên chọn những cuốn nhiều màu sắc vì chúng sẽ thu hút bé hơn. Khi bé cưng lớn hơn một chút, bạn có thể khuyến khích bé chỉ vào những hình ảnh và gọi tên chúng.
- Sử dụng những tình huống hằng ngày để khuyến khích con nói chuyện. Để con gọi tên những món ăn, sự vật hoặc đồ dùng trong nhà. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi đơn giản và khuyến khích bé trả lời.
- Mua những cuốn sách dành riêng cho bé tập nói. Những sách này thường có nhiều hình ảnh của các loại động vật, xe cộ, đồ dùng…
Dù bé bao nhiêu tuổi, việc phát hiện và điều trị kịp thời khi trẻ chậm nói là hết sức cần thiết. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đên bác sĩ để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
Nguồn: glenndomanvietnam.com