Những điều cần biết về bệnh tim mạch ở người lớn tuổi
Bước vào tuổi xế chiều, sức khỏe và miễn dịch suy giảm khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật luôn đeo bám. Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh mà người cao tuổi thường hay gặp phải và gây nguy hiểm nhiều nhất đối với tính mạng của họ.
Khái niệm bệnh tim mạch ở người cao tuổi đã dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Đi kèm với vấn đề tuổi tác là sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch; cao huyết áp) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.
Bình thường quả tim đập nhịp nhàng 65 -70 lần/phút. Khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim (thất, nhĩ) co bóp không theo tuần tự, sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Các nhà khoa học chứng minh rằng rung tâm nhĩ là loại phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim kéo dài. Với loạn nhịp này, ở các khoang buồng tim trên, xung điện bị rối loạn và rung lên thay vì co bóp nhịp nhàng. Nguy cơ này tăng lên cùng với tuổi tác, tuổi càng cao người ta càng dễ bị rối loạn nhịp tim, có tới gần 10% người lớn hơn 80 tuổi có loạn nhịp tim.
2. Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là vấn đề phổ biến nhất của các bệnh về tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Theo thống kê của AHA, có tới khoảng 17,6 triệu người Mỹ mắc bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành là tình trạng xuất hiện những mảng xơ vữa, khiến cho lòng động mạch bị chít hẹp, giảm khả năng lưu thông của máu nên không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian, lưu lượng máu và oxy cung cấp cho tim vì thế càng ngày càng giảm. Tim suy yếu dần do thiếu oxy lâu dài. Bệnh động mạch vành thường dẫn đến suy tim hoặc nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia chỉ rõ nguy cơ bệnh động mạch vành tăng khi tuổi tác càng cao.
3. Đau tim
Một cơn đau tim xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần của trái tim đột nhiên bị chặn lại. Nếu không có máu và oxy, khu vực bị ảnh hưởng của tim có thể chết. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau tim xảy ra ở những người mắc bệnh động mạch vành. Khi mảng xơ vữa của bệnh động mạch vành nứt vỡ, hình thành cục máu đông trong lòng động mạch. Các cục máu đông làm cản trở lưu lượng máu di chuyển qua động mạch, hoặc có thể gây nên chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Nếu điều trị kịp thời, sớm làm tan các cục máu đông sẽ có thể hạn chế được mức độ nguy hiểm cho người bệnh. AHA cũng đưa ra khuyến cáo tuổi tác là yếu tố nguy cơ với nhồi máu cơ tim. Khoảng 82% các trường hợp tử vong của bệnh mạch vành xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Trong đó, tình trạng xơ vữa động mạch gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim. Hậu quả cuối cùng là suy tim và rất có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong đột ngột…
Theo các chuyên gia Tim mạch, mạch máu bị xơ cứng, giảm đàn hồi làm tim phải tăng hoạt động, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là thành tim bị dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi. Trong khi đó, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim. Hậu quả cuối cùng là suy tim. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi.
Thấy khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng hoặc khi không làm gì hoặc khó thở về đêm có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu gấp.
2. Đau ngực
Đau ngực là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện. Nếu thường xuyên cảm thấy đau ngực nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh.
3. Hồi hộp, đánh trống ngực
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi… nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim… Cần liên lạc với bác sĩ ngay.
4.Choáng váng bước xuống khỏi giường
Hay chóng mặt vào buổi sáng được gọi là huyết áp thế đứng thấp nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, bệnh Pắc-kin-sơn, bệnh trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Lí do khác có thể là chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
5.Tự nhiên sụt cân hoặc tăng cân đột ngột, phù
Nếu vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường mà tự nhiên bị sụt cân thì có thể mắc một căn bệnh ác tính. Nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết như bệnh tuyến giáp trạng trầm cảm hay tiểu đường, hoặc nếu tăng cân đột ngột thì có thể do bị tích lũy quá nhiều dịch trong cơ thể khiến bị phù. Cần đi khám để chẩn đoán bệnh.
6.Vết thâm tím mãi không tan, da xanh tím
Bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt, nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10% trọng lượng sẽ ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và xem lại thói quen ăn uống.
Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô-xi da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím… có thể đang bị mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần đến bệnh viện để khám xác định rõ bệnh lí.
Luyện tập đều đặn và vận động hợp lý bằng những bài tập thể dục vừa sức hoặc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là cách giúp người cao tuổi ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn…và hạn chế các bệnh lí về tim mạch.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn đủ chất, tăng cường rau xanh và chất xơ; hạn chế dung nạp các chất đường bột và mỡ động vật cũng như bia rượu, chất kích thích…cũng là giải pháp thanh lọc cơ thể từ bên trong và giúp người cao tuổi hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.
Người cao tuổi cũng nên trang bị cho mình kiến thức về y tế, tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói xấu, những thói quen có hại cho sức khỏe để cùng xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh. Đồng thời, thực hiện khám sức khỏe định kì tại các cơ sở y tế, bệnh viện là những biện pháp hữu hiệu để chống lại bệnh tim mạch.
Người cao tuổi cần làm gì khi thấy các triệu chứng bệnh lí về tim?
Nếu thấy các triệu chứng như: Đau thắt ngực; loạn nhịp tim; tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột…Người cao tuổi nên nhanh chóng tới bệnh viện hoặc các sở sở y tế chuyên khoa tim mạch để được các bác sỹ thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe.
Nguồn:timmachhoc.vn và dongtay.net
Powder Plus là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mới ốm dậy, người già yếu, người suy nhược thần kinh, người cần điều chỉnh cân nặng.
Với công thức lý tưởng gồm 17 loại acid amin, vitamin và nguồn protein thực vật, cung cấp năng lượng và các dưỡng chất đáp ứng nhu cầu cơ thể, giúp thay thế bữa ăn hàng ngày, và dễ tiêu hóa. Sản phẩm có công thức cân đối giữa các tỷ lệ đạm, đường và ít chất béo, ít muối- giàu calci và sắt giúp bổ máu, khỏe tim, an thần dưỡng tâm. Ngoài ra, thành phần có thêm các loại dược liệu quý như nhân sâm, phục linh, hà thủ ô, mè đen, gạo lức giúp tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi và phòng ngừa bênh tật.
POWDER PLUS là dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ NANO, mang các phân tử NANO cực nhỏ đem lại tác dụng vượt trội như hấp thu nhanh, hấp thu nhiều hơn những sản phẩm ứng dụng công nghệ thông thường khác
Bước vào tuổi xế chiều, sức khỏe và miễn dịch suy giảm khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật luôn đeo bám. Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh mà người cao tuổi thường hay gặp phải và gây nguy hiểm nhiều nhất đối với tính mạng của họ.
Khái niệm bệnh tim mạch ở người cao tuổi đã dần trở nên quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Đi kèm với vấn đề tuổi tác là sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch; cao huyết áp) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.
- Các bệnh lý tim mạch bao gồm:
Bình thường quả tim đập nhịp nhàng 65 -70 lần/phút. Khi các xung động dẫn truyền bị rối loạn, các buồng tim (thất, nhĩ) co bóp không theo tuần tự, sẽ dẫn đến loạn nhịp tim. Các nhà khoa học chứng minh rằng rung tâm nhĩ là loại phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim kéo dài. Với loạn nhịp này, ở các khoang buồng tim trên, xung điện bị rối loạn và rung lên thay vì co bóp nhịp nhàng. Nguy cơ này tăng lên cùng với tuổi tác, tuổi càng cao người ta càng dễ bị rối loạn nhịp tim, có tới gần 10% người lớn hơn 80 tuổi có loạn nhịp tim.
2. Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là vấn đề phổ biến nhất của các bệnh về tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ. Theo thống kê của AHA, có tới khoảng 17,6 triệu người Mỹ mắc bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành là tình trạng xuất hiện những mảng xơ vữa, khiến cho lòng động mạch bị chít hẹp, giảm khả năng lưu thông của máu nên không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Mảng xơ vữa phát triển lớn dần theo thời gian, lưu lượng máu và oxy cung cấp cho tim vì thế càng ngày càng giảm. Tim suy yếu dần do thiếu oxy lâu dài. Bệnh động mạch vành thường dẫn đến suy tim hoặc nhồi máu cơ tim. Các chuyên gia chỉ rõ nguy cơ bệnh động mạch vành tăng khi tuổi tác càng cao.
3. Đau tim
Một cơn đau tim xảy ra khi việc cung cấp máu cho một phần của trái tim đột nhiên bị chặn lại. Nếu không có máu và oxy, khu vực bị ảnh hưởng của tim có thể chết. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau tim xảy ra ở những người mắc bệnh động mạch vành. Khi mảng xơ vữa của bệnh động mạch vành nứt vỡ, hình thành cục máu đông trong lòng động mạch. Các cục máu đông làm cản trở lưu lượng máu di chuyển qua động mạch, hoặc có thể gây nên chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Nếu điều trị kịp thời, sớm làm tan các cục máu đông sẽ có thể hạn chế được mức độ nguy hiểm cho người bệnh. AHA cũng đưa ra khuyến cáo tuổi tác là yếu tố nguy cơ với nhồi máu cơ tim. Khoảng 82% các trường hợp tử vong của bệnh mạch vành xảy ra ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Trong đó, tình trạng xơ vữa động mạch gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim. Hậu quả cuối cùng là suy tim và rất có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong đột ngột…
Theo các chuyên gia Tim mạch, mạch máu bị xơ cứng, giảm đàn hồi làm tim phải tăng hoạt động, về lâu dài sẽ dẫn đến hậu quả là thành tim bị dày lên. Tim càng dày thì càng cần có nhiều máu đến nuôi. Trong khi đó, các mạch máu bị xơ vữa lại hẹp, gây ra thiếu máu cơ tim, nặng hơn nữa là nhồi máu cơ tim. Hậu quả cuối cùng là suy tim. Các van tim ở người cao tuổi cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim người cao tuổi.
- Sáu dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch
Thấy khó thở sau khi tập thể dục, làm việc nặng hoặc khi không làm gì hoặc khó thở về đêm có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu gấp.
2. Đau ngực
Đau ngực là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tim mạch nhưng cũng có thể gặp ở nhiều bệnh khác không thuộc tim mạch. Trong bệnh lí tim mạch, ngoài đau ngực do viêm thì nguyên nhân đau ngực trong bệnh tim mạch chủ yếu là do giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu tới cơ tim, đau ngực sẽ giảm và hết khi dòng máu tới cơ tim được cải thiện. Nếu thường xuyên cảm thấy đau ngực nên tới bác sĩ khám ngay để sớm phát hiện bệnh.
3. Hồi hộp, đánh trống ngực
Tim đập mạnh (hay đánh trống ngực) hoặc cảm giác tim đập dồn dập trong lồng ngực, có thể đang lo lắng vấn đề gì đó hoặc do vừa vận động thể lực căng thẳng, kéo dài như chạy, đua xe, bơi… nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của cơn đau tim, tăng huyết áp hay loạn nhịp tim… Cần liên lạc với bác sĩ ngay.
4.Choáng váng bước xuống khỏi giường
Hay chóng mặt vào buổi sáng được gọi là huyết áp thế đứng thấp nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, bệnh Pắc-kin-sơn, bệnh trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Lí do khác có thể là chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
5.Tự nhiên sụt cân hoặc tăng cân đột ngột, phù
Nếu vẫn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường mà tự nhiên bị sụt cân thì có thể mắc một căn bệnh ác tính. Nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết như bệnh tuyến giáp trạng trầm cảm hay tiểu đường, hoặc nếu tăng cân đột ngột thì có thể do bị tích lũy quá nhiều dịch trong cơ thể khiến bị phù. Cần đi khám để chẩn đoán bệnh.
6.Vết thâm tím mãi không tan, da xanh tím
Bị thương hoặc bị thâm tím do va quệt, nhưng vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10% trọng lượng sẽ ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và xem lại thói quen ăn uống.
Bình thường cơ thể khỏe mạnh, máu lưu thông tốt, da có màu hồng sờ ấm, còn nếu thiếu ô-xi da sẽ trở nên xanh tím, lúc đầu thì màu sắc da và niêm mạc sẽ xanh tím ở môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng thì có thể xuất hiện toàn thân xanh tím… có thể đang bị mắc một bệnh tim mạch nào đó, cần đến bệnh viện để khám xác định rõ bệnh lí.
- Cách phòng tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Luyện tập đều đặn và vận động hợp lý bằng những bài tập thể dục vừa sức hoặc đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là cách giúp người cao tuổi ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn…và hạn chế các bệnh lí về tim mạch.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn đủ chất, tăng cường rau xanh và chất xơ; hạn chế dung nạp các chất đường bột và mỡ động vật cũng như bia rượu, chất kích thích…cũng là giải pháp thanh lọc cơ thể từ bên trong và giúp người cao tuổi hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.
Người cao tuổi cũng nên trang bị cho mình kiến thức về y tế, tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói xấu, những thói quen có hại cho sức khỏe để cùng xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh. Đồng thời, thực hiện khám sức khỏe định kì tại các cơ sở y tế, bệnh viện là những biện pháp hữu hiệu để chống lại bệnh tim mạch.
Người cao tuổi cần làm gì khi thấy các triệu chứng bệnh lí về tim?
Nếu thấy các triệu chứng như: Đau thắt ngực; loạn nhịp tim; tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột…Người cao tuổi nên nhanh chóng tới bệnh viện hoặc các sở sở y tế chuyên khoa tim mạch để được các bác sỹ thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe.
Nguồn:timmachhoc.vn và dongtay.net
Powder Plus là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người mới ốm dậy, người già yếu, người suy nhược thần kinh, người cần điều chỉnh cân nặng.
Với công thức lý tưởng gồm 17 loại acid amin, vitamin và nguồn protein thực vật, cung cấp năng lượng và các dưỡng chất đáp ứng nhu cầu cơ thể, giúp thay thế bữa ăn hàng ngày, và dễ tiêu hóa. Sản phẩm có công thức cân đối giữa các tỷ lệ đạm, đường và ít chất béo, ít muối- giàu calci và sắt giúp bổ máu, khỏe tim, an thần dưỡng tâm. Ngoài ra, thành phần có thêm các loại dược liệu quý như nhân sâm, phục linh, hà thủ ô, mè đen, gạo lức giúp tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi và phòng ngừa bênh tật.
POWDER PLUS là dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ NANO, mang các phân tử NANO cực nhỏ đem lại tác dụng vượt trội như hấp thu nhanh, hấp thu nhiều hơn những sản phẩm ứng dụng công nghệ thông thường khác